Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Nga đặt ra 2 điều kiện cụ thể để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Nga có 2 yêu cầu cụ thể để xác nhận việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) nói chuyện với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc gặp vào ngày 4/9, tại Sochi, Nga. Ảnh: Anadolu.
Theo nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu ra hai yêu cầu. Thứ nhất, kết nối lại ngân hàng nông nghiệp Nga với hệ thống SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu). Hiện tại, các ngân hàng Nga đã ra khỏi hệ thống SWIFT do lệnh trừng phạt.
Thứ hai, Bảo hiểm tàu dùng để vận chuyển ngũ cốc. Cụ thể, tàu phải được bảo hiểm để vận chuyển ngũ cốc đến các cảng châu Âu hoặc các cảng khác.
Ông Erdogan cho biết Nga “xuất khẩu 120-130 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm” và sau khi giao dịch mua bán được thực hiện, họ cần nhận được tiền, nhưng việc loại bỏ các ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT có nghĩa là việc chuyển tiền không thể diễn ra.
Video đang HOT
Ngoài ra, các tàu vận chuyển ngũ cốc cần phải được bảo hiểm để có thể vận chuyển hàng hóa đến châu Âu và các cảng khác, nhưng do các lệnh trừng phạt hiện hành, “công ty bảo hiểm có trụ sở tại Anh không bảo hiểm cho các tàu”, ông Erdogan giải thích.
Tổng thống Erdogan cho biết ông tin rằng sẽ sớm đạt được “kết quả tốt” trong việc khôi phục thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, đáp ứng những kỳ vọng cần thiết.
“Hồi sinh sáng kiến này là ưu tiên hàng đầu của toàn thế giới. Chúng tôi đang liên hệ chặt chẽ với Liên hợp quốc về vấn đề này”, ông Erdogan nói với các phóng viên sau chuyến thăm Nga.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ông sẽ thảo luận vấn đề trên với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại New York vào cuối tháng này bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Ông Erdogan hôm 4/9 đã có chuyến thăm làm việc một ngày tới thành phố ven biển Sochi của Nga để thảo luận với Tổng thống Vladimir Putin về các vấn đề khu vực và toàn cầu cũng như các mối quan hệ song phương. Sự hồi sinh của thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu là vấn đề hàng đầu tại cuộc họp.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng thỏa thuận nên được nối lại bằng cách giải quyết một số thiếu sót đã được xác định và không có giải pháp thay thế sáng kiến này vì các đề xuất khác đã không đưa ra được mô hình “bền vững, an toàn và lâu dài” dựa trên sự hợp tác giữa các bên.
Tháng 7 vừa qua, Moskva đã đình chỉ tham gia vào thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc làm trung gian, nhằm tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Biển Đen của Ukraine đã bị tạm dừng sau cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022.
Nga đã phàn nàn rằng phương Tây không đáp ứng các nghĩa vụ của mình đối với việc xuất khẩu ngũ cốc của chính Moskva và rằng không có đủ ngũ cốc của Ukraine để chuyển đến các nước có nhu cầu. Điện Kremlin cho biết những hạn chế về thanh toán, hậu cần và bảo hiểm đã cản trở hoạt động vận chuyển của họ.
Tổng thống Nga Putin sẵn sàng thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Ngày 4/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh ở thành phố Sochi bên bờ Biển Đen, trong đó nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thuyết phục Nga trở lại thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Sochi, ngày 5/8/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu mở đầu cuộc gặp, Tổng thống Putin nêu rõ hai bên sẽ thảo luận về tình hình Ukraine và Moskva sẵn sàng thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc.
Ông cũng bày tỏ hy vọng hai bên sẽ hoàn tất các cuộc đàm phán về việc xây dựng một trung tâm khí đốt tự nhiên ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần mình, Tổng thống Erdogan cho biết hành lang xuất khẩu ngũ cốc Ukraine là vấn đề quan trọng nhất trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga. Ông Erdogan nhấn mạnh: "Tôi tin rằng thông điệp tại cuộc họp báo sau cuộc gặp sẽ là một bước quan trọng đối với toàn thế giới, đặc biệt là đối với các nước châu Phi".
Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Trong khuôn khổ sáng kiến đạt được hồi năm ngoái, Nga và LHQ đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới. Trong khi đó, Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen. Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và đã hết hiệu lực vào ngày 17/7 vừa qua.
Nga đã đình chỉ tham gia thỏa thuận trên từ tháng 7 vừa qua và giải thích rằng phần liên quan đến Nga trong thỏa thuận đã không được thực hiện. Tổng thống Putin không loại trừ việc nối lại sáng kiến này khi các điều kiện của Nga được đáp ứng, trong đó có việc kết nối lại Ngân hàng Nông nghiệp Nga - Rosselkhozbank với hệ thống SWIFT, nối lại nguồn cung cấp máy móc nông nghiệp và phụ tùng thay thế, dỡ bỏ lệnh cấm tiếp cận cảng và các vấn đề khác.
'Ngoại giao ngũ cốc' của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với người đồng cấp Nga Putin tại Sochi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có lịch trình gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 4/9. Cuộc gặp diễn ra tại Sochi trên bờ biển phía Nam nước Nga trong một nỗ lực lâu dài nhằm khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen kịp thời cho vụ thu hoạch mùa Thu. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep...