Thổ Nhĩ Kỳ thay thế Iran trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhất ở Syria
Thổ Nhĩ Kỳ đang vượt qua Iran để trở thành nước có ảnh hưởng hàng đầu tại Syria, đánh dấu bước ngoặt lớn trong cán cân quyền lực khu vực.
Với chiến lược rõ ràng và sự hậu thuẫn cho các nhóm đối lập, Ankara đang khẳng định vai trò của mình ở quốc gia này, trong khi Iran chật vật giữ vững ảnh hưởng trước các thách thức ngày càng lớn.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo Đài phát thanh châu Âu tự do (rferl.org) ngày 23/12, sự sụp đổ của chính quyền Assad đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong cán cân quyền lực tại Syria.
Với việc các phe phái đối lập, bao gồm những nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, chiếm ưu thế trên chính trường, Ankara đã nổi lên như thế lực nước ngoài hàng đầu ở Syria, làm suy giảm đáng kể vị thế của Iran.
Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran
Trong nhiều năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã cạnh tranh ảnh hưởng không chỉ tại Syria mà còn ở Nam Kavkaz. Theo Behnam Taleblu, nhà phân tích thuộc Quỹ Bảo vệ Dân chủ tại Mỹ, Iran từ lâu đã lo ngại về sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, và “những lo ngại này sẽ càng tăng cao khi Iran mất đi đồng minh chiến lược là chính quyền Assad”. Dù vậy, chuyên gia Taleblu nhận định rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng ảnh hưởng tại Syria không nhất thiết làm xấu đi quan hệ Ankara-Tehran, bởi hai bên vẫn có thể tìm thấy những lợi ích chung.
Video đang HOT
Từ khi cuộc nội chiến Syria bùng nổ vào năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ luôn hỗ trợ các nhóm đối lập với chính quyền Assad. Điều này xuất phát từ ba mối quan tâm chính của Ankara: ngăn chặn các nhóm người Kurd, giải quyết vấn đề người tị nạn và bảo vệ biên giới.
Chuyên gia Daria Isachenko thuộc Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức nêu quan điểm: “Thổ Nhĩ Kỳ có mục tiêu kiềm chế các nhóm dân quân người Kurd, đồng thời thúc đẩy việc hồi hương người tị nạn Syria”. Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền Assad đã chặn đứng làn sóng người tị nạn mới, hai vấn đề còn lại vẫn tiếp tục là thách thức lớn đối với Ankara.
Trong khi đó, Iran dường như bị đẩy vào thế phòng thủ. Việc mất đi chính quyền Assad – đồng minh thân cận nhất của Tehran trong khu vực – khiến tham vọng sử dụng Syria làm cầu nối để hỗ trợ lực lượng Hezbollah và các nhóm dân quân khác gặp trở ngại. Đối thủ của Iran tại Syria hiện không chỉ là Thổ Nhĩ Kỳ mà còn là nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), một lực lượng có liên hệ với Ankara.
Chuyên gia Isachenko nhận định rằng sự hiện diện mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria có thể dẫn đến các thỏa thuận quan trọng trong tương lai, chẳng hạn như hiệp định hàng hải tương tự với Libya. Điều này sẽ củng cố vị thế của Ankara tại khu vực Địa Trung Hải.
Triển vọng hợp tác
Sự thay đổi cán cân quyền lực tại Syria không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Iran mà còn tác động đến cuộc đua ảnh hưởng ở Nam Kavkaz. Mặc dù các cuộc đàm phán ở Astana (Kazakhstan) trước đây nhằm chấm dứt xung đột Syria có thể không mang lại kết quả lớn, nhưng vẫn là nền tảng để ba nước – Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga – quản lý các lợi ích khác nhau.
Chuyên gia Isachenko nói: “Ngay cả ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể hợp tác trong một số vấn đề, chẳng hạn như ứng phó với Israel”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán rằng Iran sẽ cố gắng giành lại ảnh hưởng bằng cách củng cố các lực lượng dân quân thân Tehran.
Một trong những yếu tố phức tạp tại Syria là vai trò của người Kurd. Mặc dù được Mỹ hậu thuẫn, lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo đang gặp khó khăn khi Washington giảm hiện diện quân sự tại khu vực. Điều này tạo cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng áp lực lên các vùng do người Kurd kiểm soát.
Theo Wladimir van Wilgenburg, nhà phân tích về người Kurd, việc chính quyền mới ở Damascus có thể hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây bất lợi lớn cho người Kurd. Ông Wilgenburg cũng cảnh báo rằng nếu lực lượng SDF không tìm được thỏa thuận với HTS, quyền tự trị của người Kurd tại Syria có thể bị suy yếu.
Có thể nói sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực trong khu vực. Syria, giờ đây, không chỉ là chiến trường giữa các phe phái trong nước mà còn là nơi kiểm tra sức mạnh của các cường quốc khu vực, với việc Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời chiếm ưu thế.
Thế khó của Tổng thống Biden ở Syria trong những ngày cuối cùng tại Nhà Trắng
Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Joe Biden đối mặt với thách thức ngoại giao tại Syria, nơi Mỹ duy trì lực lượng để ngăn chặn IS.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Ibrahim Al-Assil, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông ngày 1/12, trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với một thách thức ngoại giao và chiến lược phức tạp tại Syria - một quốc gia vẫn chìm trong hỗn loạn và xung đột sau nhiều năm nội chiến.
Cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2011 đến 2016 đã biến Syria thành một bàn cờ địa chính trị phức tạp, nơi các cường quốc quốc tế đối đầu. Iran và Nga đứng về phía Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lại ủng hộ các lực lượng nổi dậy.
Hiện tại, Washington dường như đang trong tình thế khó xử. Chính quyền của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã áp dụng một chiến lược thụ động tại Syria, để ngỏ những quyết định then chốt cho chính quyền kế nhiệm.
Trọng tâm chú ý của Mỹ đang dồn vào các cuộc xung đột tại Ukraine và Israel, khiến Syria trở thành một "điểm mờ" trong chính sách đối ngoại.
Hiện khoảng 900 quân nhân Mỹ vẫn còn ở Syria, với nhiệm vụ chính là ngăn chặn sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Tuy nhiên, sự hiện diện này đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Các chuyên gia cảnh báo rằng bất kỳ sự rút lui hoặc tái triển khai nào của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - đồng minh chính của Mỹ - đều có thể tạo cơ hội cho IS tập hợp lại, đặc biệt là ở khu vực Badiya.
Mặc dù Mỹ không quan tâm đến việc can thiệp vào cuộc giao tranh giữa các nhóm vũ trang do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và lực lượng của chính quyền Syria, nhưng ưu tiên của quân đội Mỹ có thể là hỗ trợ đồng minh người Kurd trong việc duy trì quyền kiểm soát Đông Bắc và ngăn chặn IS tái xuất hiện tại đó.
Trong bối cảnh này, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều nhóm phiến quân tham gia vào cuộc tấn công của nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Nhưng Ankara khó có thể lường trước được quy mô - và những hậu quả tiềm tàng - của cuộc tấn công. Các quan chức gọi đây là "cuộc tấn công hạn chế", một điều có vẻ gần như không đúng khi các nhóm phiến quân lan rộng khắp Syria.
Tuy nhiên, sự thận trọng của Thổ Nhĩ Kỳ là dễ hiểu. Nếu HTS bám trụ ở Aleppo và chính quyền Syria phát động một cuộc phản công được hỗ trợ bởi không quân Nga, điều này có thể gây ra một làn sóng người tị nạn mới hướng về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, làm suy yếu nhiều năm nỗ lực đẩy người di cư theo hướng ngược lại.
Có thể nói tình hình Syria tiếp tục là một thử thách ngoại giao phức tạp. Quyết định của Tổng thống Biden trong những ngày cuối nhiệm kỳ sẽ không chỉ định hình Syria mà còn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ khu vực Trung Đông trong những năm tới.
Nga đề xuất lộ trình hàn gắn quan hệ Syria-Thổ Nhĩ Kỳ Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay 10.5 đã đề xuất một lộ trình bình thường hóa quan hệ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Đề xuất trên được đưa ra tại cuộc họp đầu tiên của các ngoại trưởng Nga, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran kể từ khi cuộc nội chiến Syria bùng nổ cách đây hơn 10 năm, theo AFP....