Thổ Nhĩ Kỳ thách thức, Mỹ-NATO vẫn phải nhẫn nhịn
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã đánh giá khả năng loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương.
NATO không thể khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ
Trong cuộc phỏng vấn với Bild am Sonntag, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã đánh giá thấp khả năng loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương, cơ quan truyền thông nhà nước của Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đưa tin hôm 3 tháng 11.
Ông Stoltenberg lưu ý rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên rất quan trọng của liên minh, đã có những đóng góp to lớn của cho các hoạt động của NATO ở Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung. Người đứng đầu NATO còn gọi Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh quan trọng, có đóng góp đáng kể trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
“Trong cuộc chiến chống IS, Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp quyết định để phá hủy cái gọi là caliphate. Hơn nữa: không có đồng minh nào khác chấp nhận nhiều người tị nạn Syria như vậy, tới 3,6 triệu. Và không có đồng minh NATO nào khác phải chịu đựng nhiều cuộc tấn công khủng bố hơn Thổ Nhĩ Kỳ” – ông Jens Stoltenberg nêu bật những đóng góp của Ankara.
Do đó, ông nhấn mạnh rằng, lời kêu gọi khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi liên minh là không có cơ sở, và kể cả nếu Thổ Nhĩ Kỳ không có đóng góp lớn thì điều này cũng rất khó xảy ra. Theo ông, khác với Liên minh châu Âu, NATO không có cơ chế đình chỉ thành viên hoặc thậm chí khai trừ quốc gia thành viên.
Thực ra, tuyên bố của những quan chức NATO không phải là điều gì mới. Ngay cả trong thời điểm Ankara bắt đầu mở chiến dịch “Mùa xuâ Hòa bình” ở Syria, mặc dù Liên Hiệp Quốc, chính quyền Mỹ và hầu hết các nước châu Âu phản đối nhưng NATO vẫn phải tuyên bố rằng, thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ đã góp phần làm giảm bạo lực ở Syria.
Trong thời gian qua, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang ngả về phía Nga, xa lánh Mỹ-NATO
Tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO và EU
Theo giới phân tích, với vai trò quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ngăn chặn dòng người tị nạn Syria tràn sang châu Âu và vị thế địa-chính trị cực kỳ quan trọng của nước này trong cục diện chính trị Trung Đông, khốí này không bao giờ dám làm mếch lòng ông Erdogan.
Thậm chí ngay cả Mỹ cũng không thể “nắn gân” Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp nước này đang có sự hợp tác rất mật thiết với Nga về cả chính trị, ngoại giao lần quân sự, kinh tế và nhiều lần phá hoại chiến lược của Mỹ ở Syria.
Khi Ankara ký kết dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStream) và các hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga, Washington cũng đành phải chấp nhận; khi Ankara năm lần bảy lượt tấn công đồng minh quan trọng nhất của Mỹ là người Kurd Syria (trước đó là người Kurd Iraq), khiến họ phải bỏ chạy khỏi vùng biến giới phía bắc Syria, Mỹ cũng không dám làm gì.
Video đang HOT
Do đó, khả năng Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi NATO là điều không thể xảy ra.
Được biết, vị quan chức hàng đầu của NATO đưa ra khẳng định trên trong bối cảnh mới đây, kết quả khảo sát của Viện YouGov cho thấy, 58% cư dân Đức ủng hộ khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO (chỉ có 18% phản đối), trong bối cảnh hoạt động quân sự mang tên “Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình” chống người Kurd của chính quyền Ankara ở Syria đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế và cả Liên Hiệp Quốc.
Vào ngày 26 tháng 10, người ta biết rằng khi tiến hành “Chiến dịch Mùa xuân hòa bình” ở Syria, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 236 người đã trốn chạy khỏi trại dành cho gia đình phiến quân IS.
Những người bị bắt có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã được chuyển đến các trung tâm giam giữ ở Thổ Nhĩ Kỳ, những công dân nước ngoài bị giam trong các trại ở phía bắc tỉnh Aleppo ở Syria.
Huy Bình
Theo baodatviet
Gạt bỏ lời đe dọa S-400, sôi sục tiến đánh Syria: Trong "từ điển" Thổ Nhĩ Kỳ không có từ "sợ Mỹ"?
Ở phía ngược lại, Nga sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả vì lợi ích địa chính trị để thúc đẩy sự chia rẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Chiến dịch Syria của Tổng thống Erdogan có thể khiến ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ bị tổn hại nghiêm trọng.
Nga chấp nhận thiệt thòi
Sau những lùm xùm xoay quanh thương vụ S-400 với Nga, các gói trừng phạt mới mà Mỹ và đồng minh NATO áp đặt với Thổ Nhĩ Kỳ vì chiến dịch tấn công mới nhất ở Syria có thể có tác động rất lớn đến ngành công nghiệp quân sự và quốc phòng nước này, thậm chí có thể đẩy Ankara tiến xa hơn vào quỹ đạo của Moscow và Bắc Kinh.
"Tôi không thể nghĩ ra một ví dụ tương tự nào về việc Mỹ đã chọn thực thi các biện pháp trừng phạt như vậy đối với đồng minh", chuyên gia Melissa Dalton thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói với Breaking Defense.
"Động thái này cuối cùng có thể đẩy Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn vào quỹ đạo của Nga và có tác động đáng kể đến các đối tác NATO khác, những quốc gia có hoạt động mua và bán vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ".
Hiện chưa rõ các gói trừng phạt trên diện rộng do các nghị sĩ Mỹ đề xuất có được Quốc hội thông qua hay không, nhưng thông điệp của giới chính khách Washington với Ankara đã rõ ràng. Quốc hội Mỹ sẵn sàng gây ra cơn ác mộng kinh tế dài hạn nếu đồng minh NATO của họ không chịu khuất phục.
Trong khi Nga và Trung Quốc cũng đang phải chịu một số hình thức trừng phạt vì bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia Dalton cho rằng hai quốc gia này sẵn sàng "chịu đòn".
"Họ sẽ sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả đó vì lợi ích địa chính trị để thúc đẩy sự chia rẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO.
Những lệnh trừng phạt này về cơ bản sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng ngay lập tức đối với chính quyền Erdogan và quân đội của ông. Trước đó, Ankara đã nếm trải những động thái đầu tiên bằng quyết định loại khỏi chương trình F-35 vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Trước sự phản đối dữ dội của lưỡng đảng, các đồng minh nước ngoài về quyết định rút quân đội khỏi Syria và dường như chấp nhận cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd - Tổng thống Trump hứa sẽ "xóa sổ nền kinh tế" của Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này đi quá giới hạn ở Syria. Tuy nhiên, ông không giải thích điều mà ông thực hiện sẽ là gì.
Người Thổ Nhĩ Kỳ dường như không nao núng trước cảnh báo của ông Trump, khi gửi quân đội vũ trang mạnh mẽ tiến vào Syria và ném bom khu vực.
Làn sóng trừng phạt
Lần cuối cùng Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ là vào năm 1975 sau khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào đảo Síp. Ankara đã phản ứng bằng cách ngăn chặn mọi truy cập của Mỹ vào các căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ trong 3 năm - điều được cho là sẽ tạo ra một vấn đề hậu cần lớn đối với Washington.
Căn cứ không quân Incirlik không chỉ trở thành điểm then chốt cho các hoạt động của Mỹ và NATO ở Trung Đông, mà còn là nơi đặt 80 quả bom hạt nhân B61.
Mỹ-Thổ trả đũa nhau sẽ chỉ mang lại lợi ích cho Nga, Trung Quốc.
Soner Cagaptay, người đứng đầu Chương trình nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Washington cho biết, vào năm 1975, Thổ Nhĩ Kỳ rất muốn quay trở lại với chiếc ô của Washington vì họ sợ ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực.
"Nhưng tôi không nghĩ điều này sẽ lặp lại trong bối cảnh hiện tại, vì Nga giờ đây không còn là quốc gia đối thủ với Thổ Nhĩ Kỳ, mà thay vào đó còn rất thiện chí muốn gắn kết với Thổ Nhĩ Kỳ như một đối tác kinh tế và quân sự", ông nói.
Các biện pháp trừng phạt sâu sắc có thể khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phải "xoay trục từ Mỹ về phía Nga", đồng thời sẽ khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ tìm đến các quốc gia khác, như Trung Quốc, cũng với lý do tương tự.
Bất chấp những lo ngại nói trên, các đồng minh NATO đã bắt đầu hành động. Tuần trước, Na Uy đã đình chỉ các đơn xin cấp giấy phép xuất khẩu sản phẩm quân sự sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Na Uy cũng đang xem xét tất cả các giấy phép hiện tại về xuất khẩu quân sự và đang theo dõi tình hình ở Syria, nhắc lại lời kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt hoạt động quân sự và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trong nhiều năm qua, chính quyền Erdogan đã nỗ lực phối hợp để xây dựng năng lực công nghiệp quốc phòng nội địa. Điều này dẫn đến một số tiến bộ trên thực tế về năng lực và tăng xuất khẩu thiết bị Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo SIPRI, chi tiêu quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 24% trong năm 2018 lên 19 tỷ USD, mức tăng mạnh nhất trong số 15 quốc gia chi tiêu quân sự hàng đầu thế giới.
Năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu khoảng 685 triệu USD thiết bị quốc phòng từ Mỹ và một số đối tác NATO từ châu Âu. Theo số liệu do SIPRI biên soạn, có gần 300 triệu USD trong số đó đến từ Mỹ.
Xuất khẩu quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng trưởng trong những năm gần đây, mặc dù chúng không đến gần mục tiêu xuất khẩu 25 tỷ USD vào năm 2023 do Chính phủ vạch ra.
Đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố xuất khẩu quốc phòng năm 2018 tăng 17% so với năm trước, đạt mức kỷ lục 2 tỷ USD.
Hầu hết hàng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ là các mặt hàng có giá trị lớn như xe bọc thép được bán cho các quốc gia khách hàng ở Châu Phi và Trung Đông, với Pakistan và UAE là một vài khách hàng lớn nhất của Ankara.
Theo các nhà phân tích, tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đến từ tàu khu trục nhỏ, máy bay trực thăng và máy bay không người lái.
Do đó, với làn sóng trừng phạt như hiện tại, ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lao đao. Câu hỏi đặt ra là Ankara có tiếp tục vì chiến dịch ở Syria để mất đi tiềm năng phát triển như vậy hay không.
Theo nguoiduatin
Báo Mỹ: Thương vụ S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ nhìn thấy dấu hiệu của Thế chiến I Chuyên gia Mỹ lo ngại căng thẳng trong quan hệ giữa Ankara và Washington có thể dẫn đến những hậu quả tương tự như sự kiện năm 1914. Cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, liên quan đến thương vụ mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Ankara, có thể gây ra những...