Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tổ chức cuộc đàm phán hòa bình Nga – Ukraine
Trong cuộc họp báo ngày 8/3 với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang ở thăm Istanbul, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình với sự tham gia của Ukraine và LB Nga.
Lực lượng cứu hộ được triển khai tại hiện trường một toà chung cư bị phá huỷ trong xung đột, tại Dnipro, Ukraine ngày 14/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Tổng thống Erdogan nói: “Chúng tôi sẵn sàng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình với sự tham gia của Nga”. Ông nhấn mạnh nếu Moskva và Kiev đồng ý nối lại thỏa thuận ngũ cốc, Ankara sẽ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ: “Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Như trước đây, chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho một thỏa thuận mới”.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky tuyên bố phản đối việc Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình. Ông nhấn mạnh Kiev muốn đạt được một nền hòa bình công bằng.
Video đang HOT
Trước đó, Nga đã tuyên bố sẵn sàng đối thoại nếu lợi ích của Moskva được tính đến. Bộ Ngoại giao LB Nga gọi các điều kiện của Ukraine trong “công thức hòa bình”, kể cả việc rút quân, là không thể chấp nhận được.
Nghị sĩ Ukraine: Xung đột Nga-Ukraine lẽ ra đã kết thúc vào mùa xuân 2022
Một nghị sĩ cấp cao Ukraine mới đây tiết lộ rằng Nga từng sẵn sàng dừng giao tranh nếu Ukraine đồng ý giữ thái độ trung lập.
Phát biểu với kênh truyền hình 1 1 ngày 24.11, nghị sĩ David Arakhamia, từng là trưởng đoàn đàm phán của Ukraine trong cuộc đàm phán hòa bình ở TP.Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tháng 3.2022, nói rằng khi đó Moscow đã đề nghị với Kyiv một thỏa thuận hòa bình nhưng phía Ukraine không tin tưởng Nga, theo Đài RT.
"Mục tiêu của Nga là gây áp lực lên chúng tôi để chúng tôi giữ thái độ trung lập. Đây là vấn đề chính đối với họ: Họ sẵn sàng kết thúc chiến tranh nếu chúng tôi chấp nhận trung lập, giống như Phần Lan đã từng làm. Và chúng tôi sẽ phải cam kết rằng chúng tôi sẽ không gia nhập NATO. Đây là việc chính", ông Arakhamia cho hay.
Tuy nhiên, việc đồng ý trung lập và từ bỏ ý định gia nhập NATO sẽ đòi hỏi phải thay đổi hiến pháp của Ukraine, theo ông Arakhamia. "Thứ hai là không có niềm tin vào người Nga rằng họ sẽ làm như thế. Điều này chỉ có thể được thực hiện với sự đảm bảo về an ninh", ông Arakhamia nói với kênh 1 1.
Ông David Arakhamia trong cuộc đàm phán Nga-Ukraine ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tháng 3.2022
Chụp màn hình RT
Cũng theo ông Arakhamia, trong lúc các cuộc đàm phán diễn ra, Thủ tướng Anh lúc đó là ông Boris Johnson đã đến Kyiv vào ngày 9.4, đề nghị các quan chức Ukraine tiếp tục chiến đấu và không ký bất kỳ thỏa thuận nào với Moscow. Gần một tháng sau đó, báo Ukrayinska Pravda (UP) dẫn lời các quan chức thân cận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ rằng chuyến thăm của ông Johnson đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Kyiv ngừng đàm phán hòa bình với Moscow.
Tuy nhiên, ông Johnson, người không còn giữ chức Thủ tướng Anh từ ngày 6.9.2022, cũng như chính phủ Mỹ đều chưa bao giờ chính thức thừa nhận việc gây áp lực buộc Kyiv phải hủy bỏ dự thảo thỏa thuận mà chính ông Arakhamia đã ký với người Nga. Cho đến nay, Kyiv cũng chưa bao giờ bình luận chính thức về vấn đề này, theo RT.
Quân nhân Ukraine khai hỏa khẩu pháo M777 do Mỹ cung cấp gần tiền tuyến ở tỉnh Donetsk thuộc miền đông Ukraine ngày 6.6.2022. Ảnh Reuters
Trong năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng Moscow và Kyiv đã ký một dự thảo thỏa thuận "về tính trung lập vĩnh viễn và đảm bảo an ninh cho Ukraine" tại cuộc đàm phán do Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức. Ông Putin cho hay ngay sau khi Nga rút quân khỏi khu vực xung quanh thủ đô Kyiv như một cử chỉ thiện chí, Ukraine đã từ bỏ thỏa thuận nói trên.
Việc Nga rút quân được các chính phủ và phương tiện truyền thông phương Tây xem là một chiến thắng quân sự của Ukraine và họ bắt đầu gửi vũ khí cũng như thiết bị hạng nặng cho Kyiv, theo RT.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Có hy vọng về thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga - Ukraine Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy Nga bắt đầu cởi mở hơn về đàm phán hòa bình trong khi Ukraine cũng không phản đối. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. Ảnh: Hurriyet Nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Hurriyet ngày 21/10 dẫn lời Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdoğan cho biết, Tổng thống Nga Putin hiện đang cởi mở hơn với các...