Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận cho Mỹ sử dụng các căn cứ không quân
Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ việc đạt được thỏa thuận với Washington nhằm cho phép lực lượng Mỹ dùng các căn cứ không quân của Thổ Nhĩ Kỳ để oanh kính nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) bên trong Syria, nhưng xác nhận đồng ý trợ giúp huấn luyện cho phe đối lập Syria.
Các máy bay và xe quân sự tại căn cứ Incirlik.
Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu sức ép ngày càng gia tăng của phương Tây nhằm đẩy mạnh việc hỗ trợ liên minh cho Mỹ đứng đầu nhằm đối phó với IS, trong bối cảnh các tay súng người Kurd chiến đấu với các phần tử thánh chiến vì quyền kiểm soát thị trấn chiến lược Kobane đang ở cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vài km.
Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/10 đã mạnh mẽ bác bỏ các tuyên bố của giới chức Mỹ rằng Ankara cho phép các lực lượng Mỹ tiến hành các cuộc không kích từ căn cứ không quân Incirlik ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chúng tôi đang tiến hành các cuộc đàm phán chặt chẽ với các đồng minh. Nhưng chưa có bất kỳ tiến triển mới nào về Incirlik”, Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc phát biểu trước báo giới sau cuộc họp nội các tại Ankara hôm qua.
Căn cứ không quân Incirlik ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí chiến lược.
Video đang HOT
Không quân Mỹ đã và đang sử dụng căn cứ không quân Incirlik cho các sứ mệnh nhân đạo và hậu cần nhưng cần sự cho phép bổ sung của Ankara để phát động các chiến dịch ném bom từ đây.
“Không có thỏa thuận mới nào với Mỹ về Incirlik”, một quan chức khác tại Ankara khẳng định.
“Các cuộc đàm phán đang được tiến hành” dựa trên các điều kiện mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra trước đó như thiế lập một vùng đệm bên trong Syria, với sự hỗ trợ của một vùng cấm bay, quan chức trên nói thêm.
Trước đó, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ ngày 12/10 nói rằng Ankara đã cho phép các lực lượng Mỹ tiếp cận các căn cứ không quân nước này, trong đó có Incirlik, cho chiến dịch ném bom chống IS.
Tọa lạc tại tỉnh Adana ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và nằm cách biên giới Syria một đoạn ngắn, căn cứ Incirlik có thể là địa điểm lý tưởng để các lực lượng Mỹ phát động các cuộc không kích chống lại IS bên trong Syria.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận rằng Ankara đã nhất trí trợ giúp huấn luyện và trang bị cho các lực lượng đối lập ôn hòa tại Syria.
Trong cuộc phỏng vấn trước đó với đài truyền hình NBC hôm 12/10, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice đã cho biết Ankara nhất trí cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ và lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ để “huấn luyện các lực lượng đối lập tại Syria”.
An Bình
Theo AFP
Mỹ: Trung Quốc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, gây bất ổn
Mỹ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vừa bắn thử nghiệm một loại tên lửa được thiết kế để tiêu diệt các vệ tinh, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh ngừng những hành động gây bất ổn này.
Ảnh minh họa tên lửa Delta IV của Mỹ dùng để đưa vệ tinh vào không gian - Ảnh: Reuters
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết cuộc thử nghiệm trên diễn ra vào ngày 23.7, theo hãng tin AP (Mỹ) ngày 26.7.
Bà Harf cho rằng Bắc Kinh từng bắn thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh vào năm 2007, để lại hàng ngàn mảnh vỡ nguy hiểm trong không gian.
Việc Trung Quốc tiếp tục phát triển và thử nghiệm các hệ thống tên lửa chống vệ tinh đe dọa an ninh lâu dài và sự bền vững của một không gian mà tất cả các quốc gia đều phụ thuộc vào, bà Harf.
Tân Hoa xã dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng cuộc thử nghiệm một hệ thống tên lửa đánh chặn của nước này đã được tiến hành thành công vào ngày 23.7.
Mặc dù Tân Hoa xã không tiết lộ đây là một hệ thống tên lửa diệt vệ tinh, nhưng cho rằng những cuộc thử nghiệm như thế này có thể giúp tăng cường sức mạnh hệ thống phòng không chống lại các tên lửa đạn đạo.
Trung Quốc tiến hành cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh vào ngày 23.7, đúng vào ngày không quân Mỹ phóng các vệ tinh do thám mới.
Hai vệ tinh Mỹ được phóng vào quỹ đạo ở tầm cao lần đầu tiên trong Chương trình Nhận thức tình huống không gian quỹ đạo địa tĩnh (GSSAP).
Tên lửa Delta IV mang theo vệ tinh do thám được phóng từ căn cứ không quân Cape Canaveral ở bang Florida (Mỹ) vào quỹ đạo cách trái đất 35.900km, nơi có các vệ tinh then chốt của Mỹ.
Phát biểu trước phóng viên, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Không gian của Không quân Mỹ William Shelton ngày 23.7 cho rằng vệ tinh do thám giúp bảo vệ những tài sản quý báu của Mỹ.
GSSAP trước đây vốn là một chương trình tuyệt mật, nhưng tướng Shelton đã công bố thông tin về chương trình này vào tháng 2.2014.
Ông Shelton cho rằng quân đội Mỹ bây giờ đã công khai chương trình này bởi vì Washington muốn gửi một thông điệp đến những quốc gia âm mưu phá hoại mạng lưới vệ tinh của mình.
Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 25.7 cho rằng Mỹ phóng hai vệ tinh mới này là nhằm do thám chương trình không gian của Trung Quốc.
Theo TNO
Trung Quốc tăng cường bảo vệ các căn cứ quân sự Trung Quốc đã tăng cường bảo vệ các căn cứ quân sự trong bối cảnh an ninh của các căn cứ này đang bị đe dọa bởi các cao ốc xây dựng trái phép và các du khách giả danh tìm cách tiếp cận các địa điểm nhạy cảm để do thám, truyền thông Trung Quốc đưa tin. (Ảnh minh họa) Trong một...