Thổ Nhĩ Kỳ phát triển máy bay chiến đấu Kaan thế hệ thứ năm
Máy bay chiến đấu Kaan thế hệ thứ năm của Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thực hiện bay thử nghiệm, qua đó tạo cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quốc phòng nước này.
Máy bay chiến đấu Kaan thế hệ thứ năm của Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng tương tác với máy bay ném bom chiến đấu F-35 của Mỹ. (Nguồn: Sanayi)
Việc phát triển Kaan là một phần trong nỗ lực của Ankara nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia và độc lập với nhà cung cấp nước ngoài.
Video đang HOT
Tiêm kích mới được thiết kế với mục đích chiếm ưu thế trên không, có khả năng tương tác với máy bay ném bom chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo.
Loại máy bay này cũng là phương án thay thế cho phi đội F-16 Fighting Falcon của không quân Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai.
Chuyến bay đầu tiên của Kaan ban đầu dự kiến diễn ra ngày 27/12/2023 nhưng phải hoãn lại do vấn đề kỹ thuật.
Sau khi thử nghiệm thành công các bộ phận chính trong phòng thí nghiệm và hoàn thành thử nghiệm trên mặt đất, bao gồm cả việc lăn bánh, máy bay hiện đang chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên.
Việc sản xuất hàng loạt máy bay này dự kiến bắt đầu từ năm 2028.
Thổ Nhĩ Kỳ nêu điều kiện để phê chuẩn việc kết nạp Thụy Điển vào NATO
Ngày 19/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã nêu điều kiện với Canada và Mỹ để Ankara có thể phê chuẩn việc kết nạp Thụy Điển làm thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cờ NATO, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan. Ảnh minh hoạ: Reuters
Trả lời báo giới, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng những diễn biến tích cực trong việc Mỹ duyệt bán máy bay chiến đấu F-16 cho Ankara và Canada dỡ lệnh cấm vận vũ khí có thể giúp Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới phê chuẩn tư cách thành viên NATO cho Thụy Điển. Ông Erdogan nêu rõ: "Những diễn biến tích cực mà chúng tôi mong đợi cả về việc (mua sắm) F-16 của Mỹ và những lời hứa của Canada (về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí) sẽ giúp Quốc hội của chúng tôi có cách tiếp cận tích cực đối với Thụy Điển. Tất cả chúng đều có liên quan với nhau".
Hồi tháng 10/2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu mua 40 máy bay chiến đấu F-16 của Lockheed Martin Corp và 79 bộ thiết bị, linh kiện để hiện đại hóa phi đội tiêm kích hiện tại của nước này.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ thương vụ trị giá 20 tỷ USD này, nhưng Quốc hội Mỹ chưa thông qua đề nghị của Ankara. Hồi tuần trước, ông Erdogan cho biết đã điện đàm với Tổng thống Joe Biden để thảo luận về vấn đề Thụy Điển gia nhập NATO. Trong cuộc trao đổi, ông Biden nói rằng nếu Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển, chính quyền Mỹ sẽ thúc giục Quốc hội thông qua thương vụ F-16.
Trong khi đó, Canada đồng ý mở lại các cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc dỡ bỏ kiểm soát xuất khẩu các bộ phận máy bay không người lái, bao gồm cả thiết bị quang học. Canada đưa ra quyết định như vậy sau khi Tổng thống Erdogan hồi tháng 7 nói rằng sẽ "bật đèn xanh" kết nạp Thụy Điển vào NATO.
Sau một thời gian dài theo đuổi chính sách trung lập, Thụy Điển và Phần Lan đã xin gia nhập NATO vào năm ngoái. Cho đến nay, Phần Lan đã gia nhập liên minh, trong khi hồ sơ của Thụy Điển vẫn chưa được Thổ Nhĩ Kỳ thông qua.
Nhà Trắng' bật đèn xanh' cho thỏa thuận vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chấp thuận thúc đẩy thương vụ bán máy bay chiến đấu F-16 gây tranh cãi cho Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ vài giờ sau khi Ankara ngừng cản trở Stockholm gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ bay theo đội hình trong...