Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện mỏ khí đốt mới tại Biển Đen
Ngày 26/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan thông báo nước này mới phát hiện một mỏ khí đốt tự nhiên có trữ lượng ước tính 58 tỷ m3 ở độ sâu 3.023 m tại khu vực địa chất Caycuma-1 ở Biển Đen.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan phát biểu tại cuộc họp nội các cuối năm ở Ankara, ngày 26/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các cuối năm, Tổng thống Erdogan cho hay phát hiện này, cùng với việc nâng trữ lượng khí đốt trước đó từ mức 540 lên 652 tỷ m3 sau khi tái kiểm định, đã đưa tổng trữ lượng khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ tại Biển Đen lên 710 tỷ m3.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ phát hiện mới này mở ra cánh cửa cho những phát hiện tương tự tại các khu vực địa chất gần khu vực trên. Ông đồng thời cho biết giá trị thị trường của trữ lượng khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ tại Biển Đen hiện đã chạm mốc 1.000 tỷ USD.
Video đang HOT
Cũng theo Tổng thống Erdogan, quốc gia này sẽ tập trung vào công tác thăm dò tại Địa Trung Hải với mục tiêu cuối cùng là độc lập về dầu mỏ và khí đốt. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi quyết tâm biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một trung tâm năng lượng tại Biển Caspi, Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông”.
Trung tuần tháng 6 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi công xây dựng đường ống ngầm dưới biển dẫn khí tự nhiên từ một mỏ ở Biển Đen được chính phủ kỳ vọng giúp nước này dần thoát khỏi lệ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Bộ phận đường ống đầu tiên đã được lắp đặt từ cảng Filyos, cách thành phố Istanbul khoảng 400 km. Mỏ khí Sakarya này cách bờ biển 170 km, được phát hiện hồi tháng 8/2020. Tại thời điểm đó, Tổng thống Erdogan gọi đây là mỏ khí tự nhiên lớn nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, với trữ lượng 320 tỷ m3.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu cho nhu cầu năng lượng và phải mất chi phí cao, đặc biệt là do tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine. Năm 2021, có tới 45% lượng khí đốt tiêu thụ tại Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu từ Nga, phần còn lại là từ Iran và Azerbaijan.
Tình trạng tắc nghẽn tàu chở dầu trên eo biển Bosphorus dần cải thiện
Công ty vận tải biển Tribeca cho biết tình trạng ùn ứ giao thông tại eo biển Bosphorus nằm tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Địa Trung Hải đang dần được khắc phục.
Trong ngày 13/12, số tàu chở dầu xếp hàng chờ đi qua eo biển Bosphorus đã giảm xuống còn 8 tàu từ mức 13 tàu được ghi nhận 1 ngày trước đó.
Tàu M/V Rojen chở ngũ cốc Ukraine đi qua eo biển Bosphorus ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 7/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tribeca cho biết dự kiến 5 tàu chở dầu sẽ đi xuống phía Nam qua eo biển Borphorus trong ngày 13/12. Trước đó, ngày 9/12, có tới 20 tàu chở dầu xếp hàng ở Biển Đen chờ đi qua eo biển này.
Tại eo biển Dardanelles, xa hơn về phía Nam so với cảng Bosphorus, 8 tàu chở dầu dự kiến đi qua và hướng về phía Nam trong ngày 13/12, trong khi 6 tàu chở dầu khác đang chờ được xếp lịch đi qua.
Theo Tribeca, thời gian chở đợi trung bình tại eo biển Bosphorus đối với các tàu chở dầu đi về phía Nam đã giảm xuống còn khoảng 3 ngày. Vào tuần trước, thời gian chờ trung bình cao nhất lên đến 6 ngày.
Tình trạng tắc nghẽn tàu chở dầu diễn ra trong bối cảnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia nhất trí áp giá trần đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng kể từ ngày 5/12.
Trong cuộc điện đàm ngày 7/12 với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat Onal, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nêu rõ giá trần chỉ áp dụng với dầu mỏ của Nga và không cần kiểm tra bổ sung các tàu đi qua lãnh hải Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, từ đầu tháng này, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng quy định tất cả tàu, thuyền đi qua các eo biển của nước này phải cung cấp giấy tờ bảo hiểm đầy đủ. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết có thể không cho phép tàu, thuyền không có giấy tờ hợp lệ đi vào lãnh hải nước này.
Quan chức Nga và Ukraine gặp nhau tại UAE Theo hãng tin Reuters, các đại diện của Nga và Ukraine đã gặp nhau tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào tuần trước và thảo luận về khả năng trao đổi tù nhân, khơi thông hoạt động xuất khẩu amoniac của Nga sang châu Á và châu Phi thông qua một đường ống của Ukraine. Cuộc đàm phán do UAE...