Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 để trả đũa Mỹ?
Là thành viên NATO nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có chủ quyền và độc lập nên có quyền mua những loại vũ khí cần thiết cho an ninh quốc gia.
Theo Sputnik, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tuyên bố đàm phán thành công về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, Mỹ có tín hiệu quan ngại về vấn đề này.
Ngày 19/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo các nhà chức trách Ankara rằng các hệ thống tên lửa phòng không của Nga S-400 “Triumph” không phù hợp với các tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ quan ngại đến việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí của Nga? Bởi vì có nhiều nước NATO cũng mua vũ khí của Nga, đặc biệt là Romania, Bulgaria, Hy Lạp và Đức đang nắm giữ trong tay các hệ thống S-200 và S-300.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua 4 tiểu đoàn S-400 của Nga
Trả lời câu hỏi phỏng vấn Sputnik về tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc, ông Mesut Hakk Chashin, sĩ quan Không quân Thổ Nhĩ Kỳ về hưu, Giáo sư Quan hệ Quốc tế của Học viện Không quân và Đại học Ozyegin ở Istanbul nhấn mạnh rằng quan ngại của Mỹ đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các tổ hợp S-400 là vô căn cứ.
Ông nói thêm: “Thổ Nhĩ Kỳ đã từng liên hệ với NATO để mua các hệ thống phòng không. Vì lý do chính trị, Đức đã thu hồi các tổ hợp Patriot để gây đòn bẩy áp lực chính trị. Bên cạnh đó, tổ hợp Patriot không thể bao trùm tất cả các khu vực có thể bị đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ”.
Theo ông Chashin, hệ thống S-400 có tất cả các thiết lập cực kỳ hiện đại mà Thổ Nhĩ Kỳ cần đến, với tầm xa 400 km, tầm cao lên đến 30 km. Tên lửa SAM có thể đồng thời bắn trúng 36 mục tiêu, nếu cần thiết, có thể bắn trúng 72 mục tiêu với sự hỗ trợ của pin kép. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả điều này là những yếu tố rất quan trọng.
Video đang HOT
Tên lửa S-400 được Nga bố trí tại Syria
Ông Chashin mỉa mai rằng là một quân nhân có kinh nghiệm, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng nhận thức được điều này.
Theo ông Chashin, vấn đề quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đã không được giải quyết từ những năm 1990, hệ thống phòng thủ là nhu cầu thiết yếu của nước này.
Ông Chashin nói: “Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu cấp thiết về các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất. Chúng tôi nhớ trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988, Iraq đã tấn công bằng tên lửa vào Iran. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và cuộc chiếm đóng Iraq năm 2003, chúng tôi đã chứng kiến tác dụng của tên lửa mà Baghdad sở hữu”.
Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho biết từ năm 2015, dân thường trong khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã bắt đầu phải chịu đựng các cuộc tấn công bằng tên lửa của tổ chức khủng bố IS vào Syria. Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với các cuộc tấn công đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, tên lửa đạn đạo xuất phát từ Iran và các nước láng giềng là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng.
Mỹ lấy lý do kỹ thuật để bày tỏ quan ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400
Chỉ trích tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, ông Chashin nói: “Thổ Nhĩ Kỳ là nước có chủ quyền và độc lập. Là thành viên của NATO, đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ có quyền mua từ các nước khác những loại vũ khí cần thiết cho an ninh quốc gia. Sử dụng hay không sử sụng các loại vũ khí mà Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu là công việc của NATO”.
Chuyên gia này nêu ra một loạt bằng chứng cho thấy Mỹ đã gây khó dễ với Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc đầu Mỹ đã không chấp nhận các điều khoản của Thổ Nhĩ Kỳ về hệ thống Patriot. Mỹ chống thỏa thuận giữa Ankara và Bắc Kinh về việc cung cấp vũ khí. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa đã tổ chức đấu thầu, đưa ra các điều kiện trước đó, và một lần nữa Mỹ không hài lòng.
Phản ứng của các bên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik hồi đầu tháng 7 cho biết nước này và Nga đã đạt được nhất trí về vấn đề tài chính và các vấn đề kỹ thuật liên quan tới thương vụ mua bán hệ thống tên lửa tên lửa phòng không S-400.
Vị bộ trưởng này cũng lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn hợp tác với các nước thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Pháp và Italy về việc phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia và đang đàm phán với Mỹ về vấn đề này.
Theo Nhất Sinh
Báo Đất việt
Thổ Nhĩ Kỳ có thể chi 2,5 tỷ USD mua tên lửa S-400 Nga
Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này lựa chọn tổ hợp S-400 của Nga dù chúng không tương thích với hệ thống của NATO.
Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf trị giá 2,5 tỷ USD của Nga, Bloomberg hôm 13/7 đưa tin.
Quan chức giấu tên này nói rằng hai tổ hợp S-400 đầu tiên sẽ được Nga bàn giao vào năm 2018, còn hai tổ hợp tiếp theo sẽ được sản xuất trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đại diện tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport chưa đưa ra bình luận nào về tuyên bố này.
Thổ Nhĩ Kỳ từng định mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 từ Trung Quốc, nhưng vấp phải sự phản đối gay gắt từ khối NATO và buộc phải từ bỏ ý định. Là thành viên của khối quân sự này kể từ năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ được coi là tiền đồn quan trọng của phương Tây do nằm gần biên giới Nga.
Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi vì căng thẳng gần đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây. Mỹ liên tục ủng hộ và viện trợ quân sự cho dân quân người Kurd ở Syria, vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là lực lượng khủng bố. Đức mới đây rút các đơn vị phòng không khỏi sân bay Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi nước này không cho phép quan chức Đức đến thăm binh sĩ đồn trú tại đây.
"Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng đã quá thất vọng với Mỹ và các nước châu Âu", chuyên gia Konstantin Makienko thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga (CAST) nhận định. Tuy nhiên, ông Makienko cho rằng chưa thể chắc chắn điều gì về hợp đồng S-400 cho đến khi quá trình thanh toán và chuyển giao bắt đầu.
Một xe phóng đạn trong tổ hợp tên lửa S-400. Ảnh: Kommersant.
S-400 không tương thích với tiêu chuẩn vũ khí chung của NATO, khiến Thổ Nhĩ Kỳ không thể tích hợp nó vào hệ thống phòng không của các nước đồng minh. Tuy nhiên, hợp đồng với Nga lại cho phép Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu công nghệ chế tạo tên lửa, điều mà nước này đang rất cần.
Ông Makienko cho rằng Ankara sẽ không được Nga chuyển giao toàn bộ công nghệ S-400, Moscow vẫn nắm giữ những kỹ thuật quan trọng nhất để đảm bảo bí mật. Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ phải tự xây dựng cả một nền công nghiệp quốc phòng mới chỉ để sao chép được S-400.
Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hệ thống S-400 mua từ Nga sẽ không có hệ thống nhận biết địch - ta, giúp nó đối phó bất kỳ mối đe dọa nào, dù là từ Nga hay NATO.
Lã Linh
Theo VNE
Cảnh tan hoang ở nơi vừa xảy ra động đất, sóng thần làm 2 người chết Trận động đất mạnh 6,7 độ Richter kèm theo cơn sóng thần nhỏ xảy ra ở tỉnh Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ, gần các đô thị nghỉ mát nổi tiếng như Marmaris và Bodrum cũng làm ảnh hưởng đến các hòn đảo ở Hy Lạp như Rhodes và Kos. Bàn ghế, gạch đá ngổn ngang vì động đất ở đảo Kos, Hy Lạp Cơ...