Thổ Nhĩ Kỳ lý giải lý do chọn S-400 của Nga thay vì Patriot của Mỹ
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết lý do vì sao Ankara chọn kí hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga thay vì tổ hợp phòng không Patriot của đồng minh Mỹ.
Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: RT)
Báo Hurriyet Daily trích lời ông Ibrahim Kalin, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, cho biết Ankara đã thất bại trong việc đàm phán để Mỹ chuyển giao công nghệ khi Ankara mua tổ hợp phòng không Patriot. Vì vậy, họ đã chọn hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 vì Nga đã đồng ý chia sẻ một số công nghệ với Ankara.
Ông Kalin cho hay trong các thương vụ mua bán vũ khí với các đối tác nước ngoài, Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt ưu tiên tới các đối tác sẵn lòng chuyển giao công nghệ.
“Chúng tôi không thể đồng thuận với công ty sản xuất hệ thống Patriot (trong những cuộc đàm phán trước đó) trong khi phía Nga đã thông qua khá nhanh (yêu cầu của Ankara)”, ông Kalin cho hay. Quan chức này nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng bàn bạc lại với Washington nếu phía Mỹ chấp nhận các điều kiện của Ankara. Ông nói thêm, “trái bóng hiện vẫn nằm trước chân của Mỹ”.
Video đang HOT
Trong bài phỏng vấn, ông Kalin tiết lộ Moscow và Ankara đã thống nhất mốc thời gian bàn giao S-400 trong năm 2019. Ông cũng nhấn mạnh việc Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO không ảnh hưởng tới việc Ankara mua S-400, vì mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ là để phòng thủ, và hệ thống tên lửa của Nga không đe dọa tới an ninh của các đồng minh trong khối.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã thông qua vụ mua bán 4 tổ hợp S-400 Triumph hồi năm ngoái. Ngày 4/4, trong cuộc gặp cấp cao, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã thống nhất đẩy nhanh tiến độ bàn giao S-400. Ngoài ra, Nga còn chuyển giao các bộ phận dự phòng, hệ thống radar, trạm chỉ huy và các phương tiện hỗ trợ. Song song với đó, Nga sẽ đào tạo các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ để vận hành S-400.
Hiện thời, “rồng lửa” S-400 được coi là hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất, có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không trung trong phạm vi trên 400 km, bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa 17.000 km/h.
Còn Patriot là hệ thống tên lửa đạn đạo đất đối không tầm xa có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và độ cao để chống lại các tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và các loại máy bay tiên tiến khác. Tầm bắn của Patriot từ 70-160 km, trần bắn cao nhất lên tới 24 km và có thể tiêu diệt các mục tiêu di chuyển với tốc độ xấp xỉ 6.200 km/h.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Công nghệ tuyệt mật Nga không chia sẻ khi bán "rồng lửa" S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Moscow đã thông qua thương vụ 2,5 tỷ USD bán tổ hợp phòng không S-400 cho Ankara và lên kế hoạch thành lập các nhà máy quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên Nga không sẵn lòng chuyển giao toàn bộ công nghệ và giữ lại những thông tin tuyệt mật nhằm đảm bảo S-400 hoạt động hiệu quả đúng với chức năng phòng thủ vốn có.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 (Ảnh: Sputnik)
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã thông qua vụ mua bán 2 tổ hợp S-400 Triumph hồi năm ngoái. Ngày 4/4, trong cuộc gặp cấp cao, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã thống nhất thời gian bàn giao 2 hệ thống vào tháng 4 năm sau.
Theo RBTH, mỗi hệ thống S-400 gồm 4 bệ phóng, mỗi bệ phóng gồm 4 tên lửa. Như vậy một tổ hợp phòng không sẽ bao gồm 16 tên lửa có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, tên lửa hành trình ở khoảng cách 200 km. Ngoài ra, Nga còn chuyển giao các bộ phận dự phòng, hệ thống radar, trạm chỉ huy và các phương tiện hỗ trợ. Song song với đó, Nga sẽ đào tạo các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ để vận hành S-400.
Nga cũng đồng ý chia sẻ một phần công nghệ cho Ankara, một thành viên của NATO, bằng cách mở nhà máy quân sự trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Vyacheslav Davydenko, đại diện tập đoàn Rosoboronexport cho biết do 2 bên đồng ý đẩy nhanh tiến độ bàn giao S-400 và dời lịch lên giữa năm 2019 nên kế hoạch xây dựng nhà máy ở Ankara sẽ bị hoãn lại tới đầu những năm 2020.
Tuy nhiên, ông Davydenko không nói rõ chi tiết về công nghệ mà Nga sẽ chuyển giao, cho biết các yếu tố này sẽ được cân nhắc cẩn trọng không chỉ dựa vào các yếu tố thương mại mà còn dựa vào các yếu tố chính trị.
Chia sẻ với TASS, chuyên gia quân sự Victor Litovkin cho biết Nga đồng ý mở nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm sản xuất các bộ phận nhỏ cho S-400, nhưng Nga dường như sẽ không chia sẻ thông tin tuyệt mật cho Ankara. Theo chuyên gia này, Nga được cho là sẽ không trao cho Thổ Nhĩ Kỳ công nghệ bên trong và mật mã điện tử của hệ thống. Nga dường như sẽ thực hiện các hoạt động bảo trì quy mô lớn tại nhà máy của Almaz-Anteya, tập đoàn chế tạo S-400.
Mật mã điện tử sẽ cho phép người sở hữu cài đặt cho hệ thống bên trong tổ hợp S-400 nhằm xác định mục tiêu nào là bạn và mục tiêu nào là kẻ thù. Vì vậy, để đảm bảo S-400 hoạt động đúng với tôn chỉ một tổ hợp phòng không, Nga được cho là sẽ không để các bên, các đối tác có thể lập trình lại chương trình bên trong.
Ngoài ra, các tên lửa dùng cho S-400 cũng sẽ được sản xuất ở Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phải mua những vũ khí này. Ông Litovkin cho biết việc sản xuất tên lửa trên đất Ankara có thể sẽ rẩt tốn kém thời gian và chi phí.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Mỹ "nổi đóa" vì đồng minh ngả về phía Nga Mỹ vừa mạnh mẽ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về những hậu quả mà nước này phải đối mặt nếu không chịu từ bỏ thỏa thuận mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, Express dẫn nguồn tin ở Washington cho biết. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang củng cố quan hệ gần đây. Theo báo Haberturk của Thổ Nhĩ Kỳ,...