Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về vụ thả 5 chỉ huy Azov của Ukraine
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã có những lời đầu tiên về việc Thổ Nhĩ Kỳ thả 5 chỉ huy tiểu đoàn Azov cho Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ mới đây bất ngờ thả 5 chỉ huy tiểu đoàn Azov cho Ukraine. Thực tế, đây là kết quả của cuộc hội đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Istanbul hôm 7-7.
Nga không hài lòng với quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ và cho rằng Ankara đã vi phạm các điều khoản trao đổi tù binh. “Không ai thông báo cho chúng tôi về việc này. Theo thỏa thuận, những kẻ chỉ huy sẽ ở lại lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi xung đột kết thúc” – phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phản ứng sau quyết định này của Ankara.
Các chỉ huy và khoảng 2.500 binh sĩ thuộc tiểu đoàn Azov đã cố thủ tại TP Mariupol của Ukraine nhiều tuần trước khi được lệnh đầu hàng lực lượng Nga vào tháng 5-2022.
Theo thỏa thuận trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vào tháng 9 năm ngoái, bên cạnh những binh sĩ được trả tự do, các chỉ huy tiểu đoàn Azov phải ở lại lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi giao tranh kết thúc.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius – Lithuania ngày 12-7. Ảnh: Reuters
Trước sự phản ứng của Moscow, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã có những lời giải thích đầu tiên về việc này.
“Chúng tôi không vi phạm bất cứ quy định nào với Moscow khi thả 5 chỉ huy tiểu đoàn Azov” – ông Erdogan phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại thủ đô Vilnius của Lithuania hôm 12-7 và nhấn mạnh – “Thực tế, chúng tôi chỉ nắm vai trò cung cấp quy chế tị nạn trong thỏa thuận trao đổi tù binh giữa Kiev với Moscow”.
Cũng trong phát biểu của mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho hay ban đầu có một số phản ứng từ Nga nhưng tình hình đã chuyển biến tích cực “khi Moscow nắm thông tin chi tiết hơn”.
“ Tổng thống Nga sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 8 tới đây và tôi nghĩ chúng tôi sẽ có cơ hội để trực tiếp trao đổi rõ hơn nữa về vấn đề này” – ông Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh.
Quan chức Ukraine không tin tưởng vào đảm bảo an ninh của G7
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov đã bày tỏ hoài nghi về các đảm bảo an ninh mà nhóm G7 chuẩn bị đưa ra cho Kiev, sau khi NATO từ chối vạch ra lộ trình kết nạp quốc gia này.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov. Ảnh: TASS
Theo đài RT (Nga), nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ đưa ra tuyên bố hỗ trợ cho Ukraine, trong đó bao gồm các cam kết hỗ trợ an ninh bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Litva.
Song Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov nói rằng ông muốn xem "chi tiết và cái giá phải trả" của các cam kết mà G7 đề xuất trước khi đưa ra kết luận.
"Sau Bản ghi nhớ Budapest, chúng tôi sẽ không tin, hay không chỉ tin vào những văn bản mà không phải trả bất kỳ giá nào", ông giải thích. Văn bản mà ông đề cập đến là một trong ba thoả thuận được ký kết hồi năm 1994 giữa Mỹ, Anh, Nga với 3 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ mới tuyên bố độc lập, từng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo bản ghi nhớ, Belarus, Kazakhstan và Ukraine đã nhận được đảm bảo an ninh và toàn vẹn lãnh thổ để đổi lấy tình trạng phi hạt nhân. Ngoài ra, vũ khí hạt nhân của Liên Xô mà 3 quốc gia này kế thừa đã được chuyển giao lại cho Nga.
Kiev tuyên bố rằng Washington, London và Moskva đã không đáp ứng các nghĩa vụ của nước này vào năm 2014, khi Crimea bỏ phiếu sáp nhập Nga.
Moskva gọi sự thay đổi này là biểu hiện hợp pháp về quyền tự quyết của người Crimea. Trong khi đó, Kiev và các đồng minh phương Tây không chấp nhận kết quả cuộc bỏ phiếu. Các bên phương Tây đã lập luận rằng bản ghi nhớ này giống tuyên bố chính trị hơn là một cam kết ràng buộc.
Trước đó, Ukraine đã đề nghị NATO đưa ra lộ trình cụ thể về tư cách thành viên trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Litva vào tuần này. Tuy nhiên, NATO đã từ chối chấp thuận yêu cầu của Kiev. Thay vào đó, họ chỉ quyết định xoá bỏ Kế hoạch hành động thành viên cho Ukraine. Ukraine sẽ vẫn phải đáp ứng các điều kiện thông thường để nhận được tư cách ứng cử viên NATO.
Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích NATO về hành động trên, gọi động thái này là "thiếu sót chưa từng có và vô lý". Theo tờ Washington Post, những lời chỉ trích của ông Zelensky đã khiến các thành viên của phái đoàn Mỹ tại NATO "tức giận".
Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov là một trong những thành viên của phái đoàn Ukraine, do Tổng thống Zelensky dẫn đầu, tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Litva. Ông Reznikov đã gặp một số quan chức quốc phòng phương Tây và ký một thỏa thuận về việc huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất trong ngày đầu tiên của hội nghị.
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo kế hoạch phê chuẩn việc gia nhập NATO của Thụy Điển Ngày 12/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, ông sẽ chuyển đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển lên Quốc hội nước này để tiến hành biểu quyết thông qua ngay khi các nhà lập pháp nhóm họp trở lại vào ngày 1/10 tới. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep...