Thổ Nhĩ Kỳ lại cảnh báo ‘đóng băng’ tiến trình gia nhập NATO của Thụy Điển, Phần Lan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Phần Lan và Thụy Điển phải đáp ứng các điều kiện của Ankara nếu muốn trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, hôm 30/6. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 18/7 cảnh báo Ankara có thể sẽ “đóng băng” tiến trình gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan nếu Stockholm và Helsinki không thực hiện thỏa thuận đưa ra hồi tháng trước. Hai quốc gia Scandinavia này đã cam kết thực hiện các bước đi cụ thể để vượt qua sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan tuyên bố: “Tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng chúng tôi sẽ đóng băng quy trình gia nhập NATO nếu các quốc gia này không thực hiện bước đi cần thiết để đáp ứng các điều kiện của chúng tôi. Thổ Nhĩ Kỳ có lập trường rất rõ ràng về vấn đề này. Phần còn lại là tùy thuộc vào họ. Chúng tôi đặc biệt lưu ý rằng Thụy Điển không có hình ảnh tốt trong điều này”.
Video đang HOT
Trước đó, Ankara đã kiên quyết từ chối bật đèn xanh cho đơn xin gia nhập NATO từ hai nước Bắc Âu. Cho đến cuối tháng 6 vừa qua, hai quốc gia này đã đạt được một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và ký kết bản ghi nhớ ba bên tại Madrid.
Theo bản ghi nhớ này, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ việc mời Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO. Ngược lại, hai nước Scandinavia phải giải quyết các yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Ankara, trấn áp các cá nhân và tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố, trong số đó có các thành viên Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Phần Lan và Thụy Điển vẫn duy trì thái độ trung lập trong Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, hai quốc gia này đã tạo ngã rẽ lịch sử khi nộp đơn xin gia nhập NATO vào ngày 18/5, với lý do lo ngại an ninh trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Việc gia nhập NATO phải nhận được chấp thuận chính thức của toàn bộ 30 quốc gia thành viên, đồng nghĩa mỗi thành viên đều có quyền phản đối kết nạp thành viên mới.
Hôm 18/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Washington dự định làm việc với Phần Lan, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo “quá trình gia nhập và quá trình phê chuẩn ở đây cũng như trên toàn thế giới diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể”.
Cảnh báo của Thổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), yêu cầu các chứng nhận bổ sung trước khi Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua thêm máy bay chiến đấu F-16. Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định rằng việc bán F-16 không phải là một “thỏa thuận trao đổi”, vì Ankara đang chấp thuận NATO mở rộng NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
Ngày 28/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết nước này ủng hộ việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.
Thông báo được đưa ra sau cuộc thảo luận giữa ông Erdogan với lãnh đạo hai quốc gia Bắc Âu tại thủ đô Madrid.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo được đưa ra về tuyên bố trên, Tổng thống Erdogan khẳng định Ankara "đã có điều mà nước này cần". Ông nhấn mạnh: "Thổ Nhĩ Kỳ đã thu được những kết quả quan trọng trong cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố".
Trong khi đó, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson ca ngợi nước này có "một thỏa thuận rất tốt" với Thổ Nhĩ Kỳ. Trả lời trong cuộc phỏng vấn, Thủ tướng Magdalena Andersson nói: "Tôi nghĩ đây là một thỏa thuận mà tôi ủng hộ hoàn toàn".
Về phần mình, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một biên bản ghi nhớ với nước này cùng Thụy Điển, trong đó Ankara ủng hộ hai quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO.
Tháng trước, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn gia nhập NATO. Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ ý kiến phản đối, cho rằng Thụy Điển và Phần Lan chứa chấp các đối tượng có liên quan tới nhóm chiến binh của PKK và những nhân vật ủng hộ Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính hồi năm 2016 nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu Phần Lan bàn giao các nghi phạm khủng bố - đây là yêu cầu mà Ngoại trưởng Haavisto cho là chỉ có thể được thực hiện nếu nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được tôn trọng.
NATO bước vào kỷ nguyên nguy hiểm hơn cả thời Chiến tranh Lạnh Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận rằng những nguy cơ ngày nay vượt qua cả thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các nhà lãnh đạo NATO đối mặt với các mối đe dọa và thách thức mới. Ảnh: AFP/Getty Images Các nhà lãnh đạo NATO hôm 30/6 đã kết thúc Hội nghị thượng đỉnh tại Madrid, sự kiện định vị liên minh...