Thổ Nhĩ Kỳ: Kho vũ khí sẽ nổ để đè bẹp Syria?!
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã trở nên căng thẳng tới mức có nguy cơ đứng trên bờ vực của một chiến khốc liệt suốt 1 tuần trở lại đây sau khi Syria bị cáo buộc là đã bắn rơi chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vụ việc xảy ra giữa lúc căng thẳng chính trị ở Syria đang lên tới đỉnh điểm và NATO đang cân nhắc việc can thiệp quân sự vào đất nước đầy bất ổn này.
Chính vì vậy, trong thời điểm này dư luận quốc tế đang rất quan tâm đến sức mạnh quân sự thực sự của nước thành viên NATO – Thổ Nhĩ Kỳ, liệu họ có đủ mạnh để đánh bại Syria?
Thổ Nhĩ Kỳ được biết đến là quốc gia sở hữu kho vũ khí lớn thứ 2 trong khối NATO.
Và trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của các cường quốc trên thế giới do tạp chí GlobalfirePower tiến hành vào cuối năm ngoái, thì quốc gia này đứng ở vị trí thứ 6, chỉ sau Anh.
Lực lượng hùng hậu
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số các quốc gia có lực lượng quân đội hùng hậu nhất khu vực. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS có trụ sở tại Washington,Mỹ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có tổng quân số khoảng 720.648 binh lính.
Trong đó, lục quân của nước này chiếm 402.000 binh lính. Lực lượng tăng thiết giáp của Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 3.759 chiếc xe tăng chủ lực, trong đó loại hiện đại nhất hiện nay là Leopard-2A4 (khoảng 400 chiếc), xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép các loại khoảng 6.773 chiếc.
Video đang HOT
Xét về lực lượng Không quân, Thổ Nhĩ Kỳ là nước đứng thứ 3 NATO về quân số sau Mỹ và Anh, gồm 755 máy bay và 28 UAV đang có trong biên chế.
Loại tiêm kích hiện đại nhất không quân nước này là F-16 với khoảng 240 chiếc, trong đó, có 30 chiếc F-16C block 52 plus, còn lại là các máy bay thế hệ cũ như F-5E, F-4 Phantom, 4 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không B-737.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức một cách rất quy mô và bài bản, họ có khá nhiều kinh nghiệm trong các cuộc chạm trán với phòng không các nước trong các chiến dịch quân sự cùng với NATO.
Còn Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có 17 tàu khu trục, 7 tàu hộ tống, 27 tàu tên lửa cao tốc, 14 tàu ngầm, 16 tàu tuần tra, 20 tàu quét mìn các loại, 45 tàu đổ bộ.
Công nghệ quân sự phát triển – Nhiều vũ khí tối tân
Vốn được biết đến là quốc gia có ngành công nghiệp quốc phòng phát triển, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang sở hữu những loại vũ khí tối tân hiện đại nhất trong khu vực.
Cuối năm ngoái, các phương tiện truyền thông báo cáo rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tự sản xuất súng trường cho các lực lượng mặt đất, trên cơ sở của bản hợp đồng được ký kết giữa công ly Kale Kalyb với Tập đoàn công nghiệp chế tạo máy và hóa học Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo đó, loại súng trường tấn công Mehmetcik đã được ra đời với cỡ nòng 7,62 mm, bắn liên thanh 750 phát/phút và có tầm bắn tối đa 1 km. Súng sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn bất cứ loại súng nào hiện đang được trang bị trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Một loại vũ khí chủ lực khác của Thổ Nhĩ Kỳ đó là xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được phát triển dựa trên cơ sở xe tăng K-2 Black Panther. Khi được chấp nhận vào trang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Altay sẽ thay thế hoàn toàn cho các đơn vị xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard, M48 và M60.
Với tổng trọng lượng đạt 60 tấn, xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được trang bị pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy 12,7 mm có thiết bị ổn định tầm và hướng. Kết cấu giáp đạn đạo của dòng xe tăng hợp tác này không được tiết lộ, nhưng Altay có thể cơ động tới tốc độ 70 km/h.
Nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái cũng là thế mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này đã bắt đầu sản xuất máy bay không người lái, với việc chế tạo thành công máy bay tự hành lớp MALE đầu tiên (Medium-Altitude Long-Endurance) mang tên ANKA. Đây là loại máy bay tự hành tầm xa có trọng lượng 600 kg.
Ngoài việc tự sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội, Thổ Nhĩ Kỳ còn là nhà nhập khẩu vũ khí chiến lược của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua hợp đồng mua 109 máy bay trực thăng T-70 Blackhawk của Mỹ.
Với tốc độ tối đa khoảng 295 km/giờ, tầm hoạt động của T-70 đạt 2.200 km. T-70 có khả năng vận chuyển theo 11 binh sĩ hoặc hàng hóa nặng 4 tấn. Dòng trực thăng này khi cần cũng có thể trang bị thêm một số loại vũ khí như: tên lửa, rocket, súng máy tùy theo nhiệm vụ chiến đấu.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chú trọng đến việc phát tiển tên lửa. Trong tháng 5/2011, tại triển lãm IDEF”11, Thổ Nhĩ Kỳ đã trình làng tên lửa Djirit được dẫn hướng bằng laser do chính nước này sản xuất.
Theo VNMedia
Mỹ thai nghén pháo đài bay mới
Mỹ đang lên kế hoạch sở hữu rất nhiều phi đội máy bay ném bom tàng hình, không người lái vào giữa những năm 2020.
Nằm sâu trong sa mạc Mojave tại California, bao quanh bằng những lớp hàng rào kẽm gai, Air Force Plant 42 (AFP 42) là nơi cho ra đời những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ. Mới đây, quan chức quân đội cấp cao của Mỹ đã có chuyến thăm bí mật cơ sở này tại Palmdale để bàn bạc với lãnh đạo các tập đoàn Northrop, Boeing và Lockheed Martin về kế hoạch chế tạo máy bay ném bom tàng hình trong những năm tới. Đây sẽ là dòng máy bay ném bom đầu tiên được sản xuất tại Mỹ kể từ khi 21 chiếc B-2 cánh dơi của Northrop cất cánh ở AFP 42 cách đây 1 thập niên.
Hợp đồng 55 tỉ USD
Sau khi buộc phải thừa nhận rằng chương trình F-35 có nguy cơ phá sản, giờ đây Lầu Năm Góc chuyển sang phương án mới. Bộ Quốc phòng không giấu giếm tham vọng sở hữu từ 80 đến 100 máy bay ném bom hạt nhân có khả năng tránh thoát radar phe địch và có thể có hoặc không cần phi công trong buồng lái. Báo Los Angeles Times dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Cheryl Irwin cho biết Thứ trưởng phụ trách công nghệ và hậu cần Ashton Carter đã có cuộc gặp riêng với đại diện của các đại gia trong lĩnh vực hàng không là Northrop, Boeing và Lockheed Martin. Cả 3 tập đoàn sẽ tranh nhau các gói hợp đồng với trị giá ước tính 55 tỉ USD. Dù từ chối cung cấp thông tin về các cuộc họp kín với Bộ Quốc phòng, Northrop và Boeing nhanh chóng lên tiếng khẳng định mối quan tâm hết mực đến gói thầu tiền tỉ này. Sau khi giành được quyền thiết kế và sản xuất dòng máy bay ném bom tối tân nhất hiện nay là B-2, Northrop đang tràn trề hy vọng sẽ tiếp tục được Lầu Năm Góc tin tưởng giao cho hợp đồng mới, trong khi đại diện Boeing khẳng định hãng sẽ không lùi bước trong cuộc cạnh tranh ngang tài ngang sức này.
Bất chấp thực tế là vấn đề ngân sách đang vô cùng nóng bỏng và quốc hội luôn có cặp mắt nghi ngại nếu phải thông qua bất cứ dự án chế tạo máy bay chiến đấu nào, nhưng trường hợp này hoàn toàn khác. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ phải sở hữu máy bay ném bom thế hệ mới. Và ý kiến của ông Gates nhận được sự ủng hộ hết mức từ nghị sĩ Howard P."Buck" McKeon, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ thuộc Hạ viện. Hiện có sẵn 197 triệu USD dành cho việc phát triển máy bay ném bom trong ngân sách năm 2012, và thêm 3,7 tỉ USD cho chương trình này trong 5 năm tới, theo phát ngôn viên Không lực Mỹ là thiếu tá Chad Steffey.
B-2 được coi là máy bay ném bom hiện đại nhất thế giới hiện nay - Ảnh: Reuters
Hé lộ chân dung "sát thủ" mới
"Bộ Quốc phòng hết sức nghiêm túc về chương trình này", Los Angeles Times dẫn lời Todd Harrison, chuyên gia phân tích quân sự của Trung tâm đánh giá Chiến lược và Ngân sách tại Washington. Theo Harrison, lần gần đây nhất khi Mỹ nỗ lực hiện đại hóa máy bay ném bom, chỉ có 21 chiếc B-2 được giao cho Lầu Năm Góc, không đủ để phục vụ mục tiêu như ban đầu. Phi đội B-2 hiện chỉ còn 20 chiếc, sau khi 1 chiếc rơi ở Guam vào năm 2008. Ngoài ra không lực Mỹ còn sở hữu 66 chiếc B-1, chế tạo từ những năm 1980, và 85 chiếc B-52 đã được nâng cấp.
Chuyên gia Harrison nghi ngờ rằng chương trình chế tạo oanh tạc cơ mới có thể đã được khởi động dưới ngân sách bí mật, hay còn gọi là ngân sách "đen" - 12,6 tỉ USD của không lực. Chuyện thiết kế máy bay chiến đấu dưới ngân sách "đen" không phải là việc chưa từng xảy ra. Trước đây, chương trình B-2 chỉ được công bố chính thức sau khi được triển khai khoảng 10 năm. Lần này, khả năng che đậy của Chính phủ Mỹ được dự đoán sẽ còn tốt hơn nhiều. Những dự án có tầm quan trọng như vậy đâu thể mang đi khoe khoang công khai được.
Bộ trưởng Gates cho hay các bên muốn nhận được gói thầu phải bảo đảm tiêu chí giao hàng đúng hẹn và đủ số lượng. Tuyên bố trên khiến các nhà phân tích quân sự đồn đoán rằng "sát thủ" sắp tới sẽ có nhiều điểm tương tự như các máy bay tàng hình hiện nay của Northrop, Boeing và Lockheed. Northrop đang sở hữu một máy bay không người lái tên X-47B, được thiết kế để mang bom định vị bằng laser và phóng từ tàu sân bay. Chiếc máy bay do thám RQ-170 Sentinel của Lockheed, biệt danh "Quái vật Kandahar", được biết đến rộng rãi trong chiến dịch truy sát Osama bin Laden tại Pakistan. Còn chiếc Phantom Ray của Boeing vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ở căn cứ không quân Edwards, phía bắc Palmdale. "Tất cả chúng đều giống như các B-2 thu nhỏ", theo Los Angeles Times dẫn lời chuyên gia Peter W.Singer, nhất là về khả năng tàng hình.
Theo Thanh Niên
Ấn Độ hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông qua kế hoạch hiện đại hóa quy mô lớn lực lượng tăng thiết giáp của mình. Theo kế hoạch chương trình hiện đại hóa quy mô lớn lực lượng tăng thiết giáp sẽ bắt đầu vào năm 2012. Chương trình hiện đại hóa sẽ chú trọng nâng cấp toàn diện tất cả các hệ thống trên tất...