Thổ Nhĩ Kỳ họp khẩn cấp Hội đồng an ninh quốc gia
Hội đồng an ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành họp khẩn cấp nhằm thắt chặt kiểm soát sau vụ đảo chính bất thành vừa qua.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm nay (20/7) đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng an ninh quốc gia tại thủ đô Ankara nhằm thắt chặt kiểm soát sau vụ đảo chính bất thành hôm 15/7 vừa qua do một bộ phận trong quân đội nước này tiến hành.
Sau cuộc họp này, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến công bố các biện pháp khẩn cấp nhằm đẩy mạnh sự ổn định và ngăn chặn những tổn hại tới nền kinh tế sau vụ đảo chính.
Video đang HOT
Liên quan đến việc điều tra âm mưu đảo chính vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay đã đình chỉ công tác 900 cảnh sát ở thủ đô Ankara vì bị tình nghi có liên hệ với một phong trào Hồi giáo do giáo sĩ Fethullah Gulen đứng đầu, người đang sống lưu vong ở Mỹ và bị chính quyền Ankara cáo buộc là “tác giả” của âm mưu đảo chính vừa qua.
Cùng ngày, Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức buộc tội 99 người trong khoảng 360 tướng quân đội, những người bị cáo buộc liên quan tới vụ đảo chính bất thành năm ngày trước đó tại nước này. Ngoài ra, lực lượng an ninh trung thành với chính phủ cũng đã bắt giữ thêm 14 viên tướng sau âm mưu đảo chính.
Theo VOV
Mối liên hệ giữa khủng bố Nice và đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ?
Chuyên gia của Ria Novosti mới đây đã phân tích về điều gì ẩn sau thảm kịch ở Pháp và cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ và kết luận rằng hai sự kiện này "là sự kết nối của cùng một chuỗi" bởi hai nước đều có chung những vấn đề địa chính trị.
Vladimir Lepekhin, giám đốc Viện Cộng đồng kinh tế Á Âu, nhận định trên Ria: "Theo quan điểm của tôi, có một thế lực thứ ba ở đây, đó là khía cạnh của chính trị thế giới mà cả NATO cũng không đủ mạnh để chống cự lại. Hai quốc gia này có một số điểm chung được xác định bởi các nguyên nhân toàn cầu của tiến trình đang diễn ra trong lòng Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ".
Ông giải thích thêm rằng Paris và Ankara là các quốc gia thành viên NATO duy nhất cố gắng duy trì các chính sách nội bộ và ngoại giao độc lập. Đó là lý do tại sao hai nước này trở thành mục tiêu của những kẻ khủng bố và các lực lượng phá hoại khác.
Người dân Pháp tưởng nhớ nạn nhân vụ tấn công khủng bố tại Nice. Nguồn: AP
Một ví dụ khác về chính sách độc lập nói trên, theo ông Vladimir Lepekhin, đó là việc Pháp từ chối ủng hộ thỏa thuận Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) của Mỹ và tuyên bố mới đây cho thấy EU và Hoa Kỳ sẽ khó có thể hoàn tất đàm phán về hiệp định này trong cuối năm nay.
"Tôi cho rằng một thỏa thuận trong năm 2016 là không thể và mọi người đều biết điều đó", Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Matthias Fekl cho biết.
Với trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ, ông Lepekhin phân tích, cuộc đảo chính mới đây như một "cú đâm vào trúng nhọt" đang lớn lên từng ngày trong lòng quốc gia này, khiến giới cầm quyền "đau đầu".
"Từ thời điểm một nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại được thành lập, quân đội nước này phải trải qua khá nhiều loại quyền lực liên quan đến Tổng thống và chính phủ. Vì vậy, quân đội Ankara cảm thấy bị phụ thuộc vào NATO, và cả Mỹ", chuyên gia phân tích.
Có thể thấy rằng thực tế đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại lại là quốc gia bị chi phối bởi thế lực bên ngoài. Đó là lý do đằng sau việc Ankara bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga.
Theo chuyên gia Ria Novosti, trong tình huống này, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ phải lựa chọn giữ sự phụ thuộc hoặc tiếp tục theo đuổi chính sách độc lập của mình. "Dường như ông Erdogan đã chọn phương án thứ hai, đó là lý do tại sao ông nhận được sự ủng hộ của nhiều phong trào chính trị khác nhau", ông Lepekhin cho biết.
Tác giả cũng cho rằng mặc dù việc ông Erdogan tăng cường sức mạnh có thể dẫn tới quá trình Hồi giáo hóa hay độc tài tập trung, tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn phương án tối ưu nhất cho đến nay.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Theo Infonet
Vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ mất an toàn Tình trạng lộn xộn hậu đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều người lo ngại về sự an toàn của các vũ khí hạt nhân chiến thuật NATO triển khai ở quốc gia này. Cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm cuối tuần khiến quốc gia này rơi vào tình trạng bất ổn. Ankara ở rất gần...