Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó Syria: Sẽ khép lại Lá chắn Euphrates?
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp trở ngại nếu từ al-Bab tiến vào Raqqa, Ankara có thể lập vùng an toàn và đóng lại chiến dịch Lá chắn Euphrates.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn đánh Raqqa, đường nào cũng khó
Nhật báo Hurriyet số ra ngày 18/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã vạch ra hai phương án tiến đánh Raqqa, nhưng cả hai đều có vẻ như “bất khả thi” bởi nguy cơ đụng độ với quân đội Syria và dân quân người Kurd rất cao.
Theo đó, trong cuộc gặp gần đây tại căn cứ không quân Incirlik, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã đề xuất với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Jospeh Dunford hai phương án tiến đánh Raqqa, thủ phủ của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
2 phương án Thổ Nhĩ Kỳ muốn đánh Raqqa.
Phương án thứ nhất, liên quân Thổ Nhĩ Kỳ – Mỹ cùng lực lượng phiến quân ôn hòa tiến vào phía Nam Raqqa từ thị trấn Tal Abyad.
Để đi qua thị trấn Tal Abyad đòi hỏi phải đi qua vùng lãnh thổ hiện do Các lực lương Dân chủ Syria (SDF) do dân quân người Kurd làm nòng cốt chiếm đóng. Lực lượng này đang được Mỹ ủng hộ và SDF cũng không thể cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mượn đường tiến đánh Raqqa.
Ankara lâu nay vốn coi dân quân người Kurd là “khủng bố”. Gần đây, lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tục đụng độ với lực lượng dân quân người Kurd ở Syria bởi theo chính quyền Tổng thống Erdogan, dân quân người Kurd ở Syria có liên hệ với “nhóm khủng bố” Đảng Công nhân Kurdistan (PKK).
Phương án thứ hai, lực lượng này sẽ từ thành phố al-Bab ở phía Đông Aleppo tới Raqqa. Phương án này khó khăn hơn bởi đây là mặt trận quân đội Syria đang ráo riết chiếm các khu vực phía Nam thành phố al-Bab, chặn đứng đường tiến quân của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hướng về phía Nam.
Nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cố tình tràn qua thành phố Deir Hafer, nhắm vào nhà máy nước Khafsa và bình nguyên Maskanah và thành công, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trực tiếp đối mặt với quân đội Syria và với cả Nga.
Hiện nay, quân đội Syria vẫn tiếp tục chiến dịch giải phóng thị trấn chiến lược Deir Hafer và nhắm đến đại bản doanh Al-Khafsa của phiến quân IS ở tỉnh Aleppo. Thị trấn Al-Khafsa nằm trên bờ tây của sông Euphrates. Thị trấn Al-Khafsa có ý nghĩa chiến lược không chỉ vì là đại bản doanh của phiến quân IS ở tỉnh Aleppo, mà còn nằm gần chiến tuyến của Các lực lượng Dân chủ Syria do dân quân người Kurd làm nòng cốt.
Nếu chiếm được Al-Khafsa, quân đội Syria sẽ chặn đứng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng “phiến quân ôn hòa” tiến về khu vực phía nam màu mỡ gần sông Euphrates.
Xe tăng Leopard của Thổ Nhĩ Kỳ bị IS bắn trúng.
Video đang HOT
Nhiều khả năng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chọn phương án 2. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng tuyên bố, mục tiêu tiếp theo sau khi giải phóng thị trấn al-Bab là thị trấn Manbij của Syria.
Chuyên gia phân tích Huseyin Bagci của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Ankara nói, thúc đẩy chiến dịch quân sự tại Syria sẽ tạo lợi thế cho Thổ Nhĩ Kỳ trong hoạt động hợp tác tương lai với Mỹ hay Nga về tiến trình chính trị tại Syria.
Ông Bagci nhận định: “Ý tưởng chính của Thổ Nhĩ Kỳ là ngăn chặn khả năng lực lượng dân quân người Kurd tại Syria có thể kiểm soát thêm nhiều khu vực. Do đó Thổ Nhĩ Kỳ phải đưa ra bước đi phòng ngừa trước tiên, tạo lợi thế cho mình trong các hoạt động hợp tác với Mỹ hay cả với Nga trong tương lai”.
Tuy nhiên, giới phân tích trong nước cho rằng, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria sẽ đối mặt với sức ép cả về quân sự và ngoại giao.
Phát biểu trong chuyến thăm Đức hôm 18/2, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tuyên bố, sẽ là vấn đề nghiêm trọng nếu Mỹ hợp tác với nhóm vũ trang người Kurd tại Syria trong chiến dịch tại Raqqa để đối phó với IS. Điều này có nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ cũng chưa muốn đối đầu với lực lượng vũ trang người Kurd tại Syria, gây sứt mẻ với Mỹ trong thời điểm này.
Còn về mặt quân sự, để tiến sâu vào thị trấn Manbij, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cần sự hỗ trợ lớn hơn từ lực lượng đối lập Syria, khi đó nước này sẽ phải đối mặt với sức ép từ Nga và Iran – hai nước vốn ủng hộ Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của lực lượng vũ trang người Kurd tại Syria, khi tiến sâu vào thị trấn Manbij – một căn cứ vốn của IS nhưng hiện thuộc quyền kiểm soát của lực lượng người Kurd.
Thổ Nhĩ Kỳ thấy khó quá sẽ buông?
Trong khi đó, ngược lại với quan điểm trên, ông Hasan Kanbolat, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, dù gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia giải phóng Raqqa, Ankara có thể tìm cách kết hợp Nga hoặc Mỹ hay tự rút lui để quây vùng an toàn cho mình.
“Thổ Nhĩ Kỳ phải đẩy IS càng xa càng tốt về phía nam để bảo vệ biên giới với Syria có chiều dài khoảng 920 km. Vì lý do này, Ankara thấy cần thiết tham gia hoạt động ở Raqqa, một trong những thành trì và được IS xem là “thủ đô”. Nhưng tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không thể một mình thực hiện chiến dịch. Ankara hy vọng sẽ làm điều này cùng với các lực lượng liên minh và sự hỗ trợ của Nga – là bên ủng hộ việc duy trì tính toàn vẹn của Syria”, ông Kanbolat nói.
Vị chuyên gia cho rằng, cũng không ngoại trừ khả năng Ankara sẽ muốn buông tay và hài lòng với vùng an toàn tại Syria.
“Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn khép lại chiến dịch Lá chắn Euphrates, vì mục đích này mà Ankara có ý định thực hiện hoạt động ở Raqqa cùng với Mỹ và sự hỗ trợ của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách tạo vùng an toàn ở phía tây sông Euphrates trên các lãnh thổ mà IS đã bị xóa sạch trong chiến dịch Lá chắn Euphrates. Ngoài ra, Ankara ủng hộ việc tuyên bố một vùng cấm bay ở đây, biến Quân đội Syria Tự do (FSA) thành lực lượng đảm bảo và duy trì an ninh trong khu vực” – ông Hasan Kanbolat dự đoán.
Lực lượng liên minh quân sự chiến dịch Lá chắn Euphrates cho biết đã gần tiến đến mục tiêu giải phóng hoàn toàn thành phố al-Bab khỏi sự chiếm đóng của IS. Thổ Nhĩ Kỳ muốn sử dụng chiến dịch Lá chắn Euphrates nhằm tạo ra một khu vực an ninh, ngăn chặn khả năng thành lập một quốc gia người Kurd trên vùng biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ và hậu thuẫn cho các lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền Damascus đương nhiệm.
Theo Đông Phong
Đất Việt
Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm al-Bab, Syria thành "Tái ông thất mã"
Quân đội Arab Syria (SAA) đã chấp nhận dừng bước ở al-Bab, "nhường" quyền kiểm soát cho Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân đối lập Quân đội Syria Tự do (FSA).
Thổ Nhĩ Kỳ và FSA khép vòng vây phía bắc và phía Tây al-Bab
Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch Lá chắn Euphrates (Euphrates Shield) ngày 12/2 thông báo, họ đã chiếm được các trang trại Al-Shehabi nằm ở sườn phía bắc của al-Bab sau một trận chiến khốc liệt với lực lượng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Với kết quả thuận lợi này, kết quả của tiến bộ này, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng đối lập được họ hậu thuẫn là Quân đội Syria Tự do (FSA) đã kiểm soát lối vào phía bắc của al-Bab, thị trấn đã hoàn toàn bị bao vây hoàn toàn bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Syria.
Hãng tin al-Masdar News cũng cho biết rằng, Quân đội Syria Tự do (FSA) được sự hỗ trợ của xe tăng và xe chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tích cực tiến đánh vào phía tây của thị trấn al-Bab và giao tranh ác liệt với các chiến binh Nhà nước Hồi giáo.
Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm chiến binh FSA cũng đã kiểm soát dãy núi Aqeel và các bộ phận của những khu dân cư phía tây của al-Bab. Một mũi đột kích của họ đã tiến đến vòng xoay Tadif, nhằm ngăn cản lực lượng của Quân đội Syria tiến quá đường ranh giới ở đây.
Hiện nay, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm vũ trang đối lập FSA cũng mới chỉ kiểm soát khoảng 1/5 của thị trấn al-Bab. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nếu muốn hoàn toàn kiểm soát cả thị trấn nhưng đây là điều họ hoàn toàn có thể làm được bởi IS đã bị vây chặt.
Nếu các lực lượng Euphrates Shield đánh chiếm được al-Bab, họ sẽ nắm được một cứ điểm rất quan trọng, nằm giữa tỉnh Aleppo, là bàn đạp quan trọng để tấn công một trong hai cứ điểm quan trọng là Manbij (của người Kurd) hoặc căn cứ không quân Kuweires (của Syria).
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được trao quyền giải phóng al-Bab
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 12/2 đã nói với các nhà báo rằng, lực lượng của ông sẽ không ngừng các hoạt động quân sự của mình ở miền Bắc Syria, cho đến khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo hoàn toàn bị xóa sổ khỏi Syria.
Ông Erdogan nhấn mạnh rằng, mục tiêu của chiến dịch lá chắn Euphrates không chỉ đơn thuần là ở tỉnh Aleppo mà họ sẽ tiếp tục tiến đánh IS cho đến khi tái chiếm lại thủ phủ không chính thức của chúng là Raqqa, nhằm mục đích "làm sạch" một khu vực rộng 5.000km vuông.
Tuy nhiên, các hoạt động quân sự của Ankara là một vấn đề đau đầu đối với cả chính phủ Syria và người Kurd, khi họ và cả Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng đang chiến đấu với lực lượng Nhà nước Hồi giáo, nhưng cũng phản đối sự xâm nhập của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào miền bắc Syria.
Trong khi các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã không tấn công quân đội Ả Rập Syria, mà họ nhiều lần nhắm vào các Đơn vị bảo vệ nhân dân chủ yếu của người Kurd (YPG) ở miền bắc Syria, gây ra những biến động không cần thiết trong tỉnh Aleppo.
Syria chấp nhận nhường biên giới phía Bắc cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Quân đội Syria, được dẫn dắt bởi lực lượng đặc nhiệm Tigers, tiếp tục cuộc tấn công quy mô lớn của họ ở vùng nông thôn phía đông Aleppo ngày 12/2, giải phóng hai làng tại vành đai phía đông bắc của sân bay chiến lược Kuweires.
Quân đội Syria đã tiến vào Al-Mansourah và Khirbat Al-Jahaash ở phía đông Aleppo, giải phóng hai làng này, sau khi đánh lui lực lượng phòng thủ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vào chiều 12/2, phá vỡ vành đai bao vây của IS ở sân bay Kuweires.
Trong khi đó, quân đội Syria cũng đang được triển khai gần thị trấn Tadif phía nam của al-Bab với tốc độ tiến quân không hề kém so với Thổ Nhĩ Kỳ và FSA. Tadif là một trong những thành trì kiên cố nhất của nhóm khủng bố IS do vị trí chiến lược của nó tại cửa phía nam của al-Bab.
Hôm 11/2, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng, quân đội chính phủ đã phá vỡ thế trận phòng thủ của IS ở thị trấn Tadif, phía nam al-Bab, tiêu diệt hơn 650 tay súng IS, phá hủy hai xe tăng, bốn xe bọc thép, 18 xe địa hình được trang bị vũ khí hạng nặng, bảy súng cối và sáu xe chiến đấu bán tải của chúng.
Đồng thời, quân đội Syria đã tiến đánh các vị trí đóng chốt của khủng bố IS trên đường cao tốc nối al-Bab và thủ phủ tự xưng của ISIS là Raqqah và đã hoàn toàn cắt đứt con đường này.
"Vào ngày 11, trong hoạt động tấn công ở phía bắc của tỉnh Aleppo, lực lượng vũ trang Syria, được sự hỗ trợ của các máy bay thuộc lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga, đã đánh bại khủng bố IS trên địa bàn dân cư Tadef [Tadif], áp sát thị trấn al-Bab" - Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.
Đường ranh giới đỏ do tờ báo Hurriyet Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra
Tuyên bố của Bộ quốc phòng Nga nói rõ, sau khi giải phóng Tadif, Quân đội Syria sẽ không tiến vào thị trấn này vì đã áp sát "đường ranh giới đỏ". Theo đó, Quân đội Syria đã đồng ý với Thổ Nhĩ Kỳ một đường phân định ranh giới với lực lượng phiến quân đối lập FSA ở rìa phía nam của al-Bab.
Sau khi đánh chiếm Tadif, quân đội Syria có thể sẽ chuyển hướng sang phía đông, tấn công thành phố Deir Hafer, một trong những thành trì cuối cùng của tổ chức khủng bố nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Aleppo.
Với việc dừng lại ở đây, Quân đội Syria đã phải chính thức "nhường" lại al-Bab cho Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó, Ankara sẽ giao lại cho FSA quản lý để tiếp tục tiến đánh IS ở Raqqa, đồng thời ngăn chặn lực lượng vũ trang người Kurd mở rộng vùng kiểm soát ở phía Bắc Aleppo.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Thổ Nhĩ Kỳ và FSA sẽ kiểm soát gần như toàn bộ biên giới phía Bắc của Syria, thuộc 2 tỉnh Aleppo và Raqqa.
Do đó, việc IS bị đánh bật khỏi al-Bab không biết là niềm vui hay nỗi buồn với chính quyền Damascus bởi đó thực chất chỉ là sự chuyển quyền kiểm soát thị trấn này từ tay khủng bố sang đối lập ôn hòa - điều vốn không nằm trong tầm khống chế của Quân đội Syria.
Việc al-Bab được giải phóng đối với người Syria không khác gì câu chuyện "Tái ông thất mã!"
Theo Thiên Nam
Đất Việt
IS đánh tan tác, Thổ Nhĩ Kỳ "nuốt trái đắng" al-Bab Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bị IS tấn công thiệt hại nặng tại al-Bab, giấc mơ Raqqa còn xa. Ngày 13/2, lực lượng liên minh Lá chắn Euphrates do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu lại thất bại trong cuộc tấn công lớn vào nội thị al-Bab. Sau khi đánh chiếm nhiều khu vực trên hai hướng phía tây và...