Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những biến đổi lịch sử hậu đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua những thay đổi đáng kể sau sự kiện đảo chính bất thành ngày 15.7 với cuộc cải tổ mạnh mẽ trong các lực lượng vũ trang và chính sách đối ngoại cũng như chiến dịch thanh trừng lớn nhất trong lịch sử hiện đại nước này.
Nhìn bên ngoài, nhịp sống bình thường dường như đã quay trở tại thủ đô Ankara và thành phố Istanbul, nơi người dân từng kinh hãi chứng kiến những chiếc xe tăng đảo chính lao điên cuồng trên phố, chiến đấu cơ gầm rú trên bầu trời, dội bom xuống dưới mặt đất trong đêm chính biến 15.7.
Tuy nhiên, những lá cờ khổng lồ treo trên nóc các trụ sở hành chính, công quyền, các biển hiệu lên án cuộc đảo chính và những bức ảnh của các nạn nhân thiệt mạng trong cuộc đảo chính được đặt tại nhiều nhà ga tàu điện ở Ankara và Istanbul lại không ngừng nhắc nhở tất cả mọi người rằng, cuộc sống của họ đã mãi mãi thay đổi và không thể nào quay về giống như trước sự kiện đảo chính được nữa.
Biểu tình ủng hộ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tại Istanbul.
Sự kiện đảo chính được cho là đã tạo cơ hội cho Tổng thống Recep Tayyip Erdogan để áp đặt một số thay đổi đáng kể nhất trong lịch sử hiện đại của đất nước 79 triệu dân kể từ năm 1923 sau khi Đế chế Ottoman sụp đổ.
Những kẻ âm mưu đảo chính, trong đó, chủ mưu là giáo sĩ Fethullah Gulen, hiện sống lưu vong ở Mỹ theo Ankara cáo buộc, vốn muốn hạ bệ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và thiết lập chính quyền quân sự mới.
Tuy nhiên, kế hoạch đảo chính thất bại dẫn đến việc hàng nghìn người tham gia và liên quan đến sự kiện này đều bị bắt giam, kết án và giết hại.
Video đang HOT
Theo các nhà quan sát, hậu đảo chính, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phải đứng trước 2 lựa chọn hoặc là tiếp tục cải cách dân chủ hoặc là “vô hiệu hóa” quân đội và dường như ông Erdogan đã lựa chọn phương án thứ 2.
Giới chức trách Thổ Nhĩ Kỳ nhận định rằng, những kẻ trung thành với kẻ chủ mưu Gulen đã xâm nhập và bám rễ sâu vào trong quân đội. Do đó, gần một nửa số tưởng lĩnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc có liên quan đến giáo sĩ Gulen đều bị sa thải và bị tống giam.
Tổng thống Erdogan cũng nhanh chóng ra sắc lệnh đặt Bộ Tổng tham mưu và một số ban ngành khác của quân đội dưới quyền kiểm soát và trực tiếp nghe lệnh của mình.
Giới quan sát bình luận, chính quyền Erdogan dường như đang tiến hành “dân sự hóa” quân đội – lực lượng từng âm mưu đảo chính để lật đổ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tới 3 lần trước đó.
“Tiến trình dân sự hóa mang tính cách mạng đang được chính phủ thực hiện nhằm mục đích giảm phạm vi và tầm ảnh hưởng của quân đội cả trong nền chính trị cũng như xã hội”, hai chuyên gia của Trung tâm Chính sách Istanbul, Metin Gurcan và Megan Gisclon nhận định.
Ngoài ra, Cơ quan tình báo quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang phải trải qua “cơn rung chấn” vì bị lên án rằng, họ đã thất bại trong việc cảnh báo Tổng thống Erdogan về âm mưu đảo chính. Chính quyền Erdogan đã mạnh mẽ tuyên bố cơ quan này sẽ phải trải qua một cuộc tái cấu trúc nghiêm ngặt.
Cho đến nay, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã sa thải tới 76.000 công chức, chủ yếu trong các lĩnh vực giáo dục và quân đội, nơi ảnh hưởng của giáo sĩ Gulen mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, 35.000 người khác đang bị giam giữ.
Phương Tây và Mỹ đã lên tiếng chỉ trích chiến dịch thanh trừng tàn khốc của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, dấy lên sự phẫn nộ từ Ankara. Theo đó, cuộc đảo chính đã khiến quan hệ đồng minh lâu nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây rạn nứt. Ankara chỉ trích phương Tây đã không thể hiện tình đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ trong sự kiện đảo chính đồng thời, cáo buộc Mỹ nhúng tay vào vụ việc.
Quan hệ giữa Washington và Ankara có thể sẽ còn tiếp tục xấu đi nếu Mỹ quyết định không dẫn độ giáo sĩ Gulen, chọc giận Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi quan hệ với phương Tây xấu đi, Thổ Nhĩ Kỳ quay sang hâm nóng quan hệ với Nga sau cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài kể từ khi Ankara ra lệnh bắn rơi chiến đấu cơ Nga đang làm nhiệm vụ ở Syria năm ngoái. Cuộc gặp giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Putin tại St Petersburg ngày 9.8 là minh chứng cho thấy quan hệ hai nước đổi chiều.
“Ngược lại so với các nhà lãnh đạo phương Tây, Tổng thống Putin đã nắm bắt ngay cơ hội thiết lập lại quan hệ Nga – Thổ”, nhà phân tích Kemal Kirisci của Viện Brookings bình luận.
Theo Danviet
Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ: Có "con hổ lớn" đứng sau giáo sĩ Gulen
Ngày 30.7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người bị cáo buộc dàn dựng âm mưu đảo chính bất thành vừa qua, chỉ là con tốt của được một "kẻ chủ mưu" chống lưng.
Trong những phát biểu của mình, ông Erdogan thường xuyên nhắc tới một "kẻ chủ mưu", được nhiều người coi là ám chỉ Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, cả Washington và giáo sĩ Gulen đều phủ nhận liên quan đến âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong cuộc đảo chính thất bại đêm 15.7, có gần 8.700 binh sĩ, chiếm 1,5% quân số của lực lượng vũ trang nước này đã tham gia. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc 8.651 binh sỹ có liên quan đến "mạng lưới khủng bố" của giáo sĩ Gulen. Trong cuộc đảo chính vừa qua, phe nổi dậy đã huy động và sử dụng 3 tàu chiến, 75 xe tăng, 248 xe bọc thép cùng gần 4.000 đơn vị súng bộ binh. Ngoài ra, lực lượng đảo chính cũng sử dụng 35 máy bay chiến đấu và 40 máy bay trực thăng để tiến hành các hoạt động lật đổ chính phủ hợp pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Các binh sĩ tham gia đảo chính đã bị bắt giữ và chịu những hình phạt hà khắc.
Ngoài việc cáo buộc giáo sĩ Gulen, Tổng thống Erdogan còn cáo buộc Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel đứng về phe những đối tượng đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ khi cho rằng bất ổn ở nước này có thể làm giảm cấp độ hợp tác quân sự với Washington.
Phát biểu tại một trung tâm quân sự ở Golbasi, bên ngoài thủ đô Ankara hôm 29.7, Tổng thống Erdogan nêu rõ: "Ông đang đứng về phía những kẻ lập mưu đảo chính thay vì cảm ơn đất nước này đã đánh bại âm mưu đảo chính. Ông đã tự cho thấy bộ mặt của mình với những tuyên bố đó... Hãy biết vị trí của mình! Kẻ lên kế hoạch đảo chính vốn đang ở nước ông và các ông đang nuôi dưỡng hắn". Ông Erdogan có ý nói đến giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị Ankara cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính bất thành và muốn được dẫn độ từ Mỹ về nước.
Trước đó, ngày 28.7, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm của Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel cho rằng cuộc đảo chính và việc bắt giữ hàng chục tướng Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến hợp tác quân sự giữa 2 nước. Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần một nửa trong số 358 tướng với cáo buộc đồng lõa trong cuộc đảo chính bất thành.
Tướng Joseph Votel khẳng định bất cứ cáo buộc nào cho rằng ông có dính líu đến cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đều là sai sự thật.
Sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15.7, chính quyền Ankara tiến hành một chiến dịch thanh trừng trên diện rộng. Theo số liệu chính thức được công bố ngày 30.7, khoảng 18.000 người bị tạm giam, gần 10.000 người bị bắt giữ.Chiến dịch thanh trừng không loại trừ một lĩnh vực nào, kể cả báo giới. Gần 50 ngàn hộ chiếu bị hủy bỏ nhằm ngăn chặn các trường hợp chạy trốn ra nước ngoài. Hiện các cuộc thanh trừng bắt đầu nhắm vào giới doanh nhân.
Theo Danviet
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' cho Mỹ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 10-8 đã ra tối hậu thư cảnh báo Mỹ phải chọn hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc giáo sĩ Fethullah Gulen. Hãng tin Press TV ngày 10-8 cho hay phát biểu trước hàng ngàn người ủng hộ chính phủ bên ngoài cung điện tổng thống ở thủ đô Ankara, Tổng thống Erdogan nói rằng Washington...