Thổ Nhĩ Kỳ dọa mở cửa biên giới, để 3,6 triệu người tị nạn vào châu Âu
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo nếu các nước châu Âu xem chiến dịch phía bắc Syria là xâm lược, ông sẵn sàng mở cửa biên giới cho 3,6 triệu di dân và người tị nạn vào châu Âu.
“Liên minh Châu Âu hãy thức tỉnh đi. Nếu các người gọi chiến dịch của chúng tôi ở Syria là xâm lược, chúng tôi chỉ cần làm một việc đơn giản: mở cổng và gửi 3,6 triệu di dân qua chỗ các người”, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảnh cáo đến các nước châu Âu trong bài phát biểu trước các nghị sĩ đảng AK của mình.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông Erdogan muốn tạo một vùng đệm sâu 30 km vào lãnh thổ Syria và trải dài 120 km từ Tal Abyad đến Ras al-Ain để chia cắt người Kurd ở nước láng giềng với lực lượng ly khai trong nước.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar nói mục tiêu của chiến dịch là “bảo đảm bảo an ninh biên giới và sự an toàn của nhân dân”. Ông xem lực lượng người Kurd và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đều là mối đe dọa.
Phát biểu ngày 10/10, ông Erdogan khẳng định hơn 109 “phiến quân” đã bị loại khỏi vòng chiến chỉ trong 2 ngày tiến hành chiến dịch Mùa xuân Hòa bình, theo Telegraph.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảnh báo tù nhân IS đang bị giam giữ bởi người Kurd sẽ tiếp tục được giữ lại các nhà giam hoặc gửi về những nước nào chịu nhận lại công dân vi phạm pháp luật.
Thông điệp “mở cổng” cho người tị nạn đã được ông Erdogan nhấn mạnh gần 1 tháng trước đó, kêu gọi châu Âu ủng hộ chiến dịch tạo “vùng an toàn” tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ông nhấn mạnh Ankara không chấp nhận phải “một mình gánh vác trách nhiệm” với gần 3,6 triệu người tị nạn đang ở trong các trại tập trung ở nước này, theo Guardian.
Theo Zing.vn
Thổ Nhĩ Kỳ dọa mở cửa biên giới cho người tị nạn vào châu Âu
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa nếu nước này không nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ và EU, người nhập cư sẽ tràn vào châu Âu.
Hãng thông tấn DW đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 5-9 tuyên bố nước này sẽ mở lại một tuyến đường cho người tị nạn từ Syria tràn vào châu Âu nếu không nhận được thêm hỗ trợ cho kế hoạch tái định cư tập trung ở phía bắc Syria từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Ông Erdogan đã kêu gọi Mỹ hành động nhiều hơn nữa để thiết lập một khu vực được gọi là vùng an toàn ở phía đông bắc Syria. Tại đây Washington đang có sự hiện diện quân sự để hỗ trợ lực lượng của người Kurd lãnh đạo chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
"Điều này phải xảy ra hoặc nếu không chúng tôi sẽ phải mở cổng" - ông Erdogan nói - "Hoặc là bạn sẽ cung cấp sự hỗ trợ, hoặc sẽ phải thứ lỗi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ không gánh trọng trách này một mình. Chúng tôi không nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, cụ thể là EU".
Hàng chục ngàn người tị nạn cố gắng thực hiện hành trình đầy nguy hiểm trên Địa Trung Hải trên những chiếc thuyền quá tải. Ảnh: DW
"Hãy cho chúng tôi sự hỗ trợ về hậu cần và chúng tôi có thể xây dựng nhà sâu trong biên giới 30 km ở phía bắc Syria. Bằng cách này, chúng tôi có thể cung cấp cho họ các điều kiện sống một cách nhân đạo" - ông nói thêm.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ dự định sẽ giải quyết tới một triệu người tị nạn ở miền bắc Syria. Nhưng các nhà phê bình nói rằng những người tị nạn nên được tái định cư ở quê nhà của họ.
"Việc giải quyết định cư cho hàng trăm ngàn người Syria đến từ khu vực khác ở đây sẽ là một việc không thể chấp nhận được" - ông Badran Jia Kurd, một quan chức Syria nói, đề cập đến khu vực đông bắc Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tiếp đón khoảng 3,6 triệu người tị nạn Syria. Quốc gia này cũng đang kiểm soát các vùng của miền bắc Syria, nơi họ nói rằng 350.000 người Syria đã quay lại.
Thổ Nhĩ Kỳ coi các máy bay chiến đấu của người Kurd ở Syria gần biên giới của mình là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Đầu năm nay, ông Erdogan đã đe dọa xâm nhập thêm vào khu vực do người Kurd quản lý nếu Mỹ không thực hiện các bước chủ động để thiết lập vùng an toàn.
"Điều này có vẻ như là một nỗ lực để gây áp lực buộc Mỹ nhượng bộ trong vùng an toàn. Một số người tị nạn sau đó có thể được tái định cư cho mục đích xoa dịu người dân" - ông Nicholas Danforth, một thành viên trao đổi tại Quỹ Marshall của Đức, cho biết.
Năm 2016, EU đã thực hiện một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đóng cửa cái gọi là con đường Balkan. Đây từng được coi là con đường chính của hàng trăm ngàn người tị nạn chạy trốn chiến tranh ở Syria.
Để đổi lấy việc ngăn chặn người di cư sang Hy Lạp, EU đã cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 6 tỉ euro (6,6 tỉ USD) và cơ hội đẩy nhanh các cuộc đàm phán gia nhập EU. "Cho đến nay, EU đã cung cấp 5,6 tỉ euro trong số 6 tỉ euro đã được thỏa thuận" - phát ngôn viên cơ quan di cư EU Natasha Bertraud nói.
Hơn một triệu người di cư đã vào EU năm 2015. Nhiều người trong số họ là những người tị nạn chạy trốn chiến tranh và nghèo đói cùng cực ở Trung Đông, châu Á và châu Phi. Năm đó, gần 900.000 người tị nạn vào Đức để tìm nơi ẩn náu.
QUỲNH NHƯ
Theo PLO
Mỹ từ chối hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, trả tù nhân khủng bố cho châu Âu Quân đội Mỹ từ chối hỗ trợ hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, đồng thời tuyên bố sẽ trả tù nhân khủng bố cho các nước châu Âu. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh minh họa. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ không tham gia vào chiến dịch quân sự mà Ankara dự định tiến hành ở miền bắc...