Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả các lệnh trừng phạt của EU
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng cường các hoạt động khoan thăm dò khí đốt ngoài khơi đảo Síp, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ngày 16/7, ngay sau khi Liên minh châu Âu (EU) bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt Ankara.
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu
Ngày 15/7, EU đã thông qua một loạt các biện pháp chính trị và tài chính để trừng phạt việc Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành các hoạt động khoan thăm dò khí đốt “bất hợp pháp” trong vùng lãnh hải của đảo Síp bất chấp các cảnh báo.
Biện pháp trừng phạt nặng nề nhất là cắt giảm 145,8 triệu euro tiền viện trợ từ các quỹ của EU cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2020. Ngân hàng Đầu tư châu Âu cũng được yêu cầu xem xét lại các điều kiện cấp vốn cho Ankara.
Ngoài ra, EU sẽ hạ cấp cuộc đối thoại cấp cao với Ankara, mặc dù không đình chỉ hoàn toàn cơ chế đối thoại này.
“Khi các bạn đưa các quyết định này, chúng tôi sẽ tăng cường các hoạt động khoan thăm dò của chúng tôi”, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói trong một cuộc họp báo ở Skopje ngày 16/7.
Ông Cavusoglu nói rằng Ankara đã gửi 3 tàu thăm dò tới đảo Síp. “Chúng tôi sẽ sớm gửi tàu thứ tư”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng “các biện pháp trừng phạt của EU sẽ không ảnh hưởng đến quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tiếp tục các hoạt động liên quan đến dầu khí ở Đông Địa Trung Hải”.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc EU đã “thiên vị” khi không đề cập đến người Síp Thổ Nhĩ Kỳ, “những người có quyền bình đẳng đối với tài nguyên thiên nhiên của hòn đảo”.
Việc phát hiện ra các mỏ khí khổng lồ ngoài khơi Síp đã làm nảy sinh tranh chấp về quyền và ranh giới hàng hải giữa các quốc gia trong khu vực.
Cộng hòa Síp, chỉ có thẩm quyền ở hai phần ba hòn đảo và là thành viên của EU, đã ký hợp đồng thăm dò với các tập đoàn ENI của Ý, Total của Pháp hoặc ExxonMobil của Mỹ.
Ankara phản đối bất kỳ hoạt động thăm dò và khai thác tài khí đốt nào không có sự tham dự của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp (TRNC) tự xưng, vốn không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Nhưng sau sự phản ứng không có tác dụng, Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi các tàu thăm dò tới khu vực thuộc quyền kiểm soát của TRNC. Hành động này đã bị Hoa Kỳ và EU phản đối mạnh mẽ, thậm chí còn đe dọa trừng phạt.
Ngày 16/7, Ankara cảnh báo EU đang có cách tiếp cận “không mang tính xây dựng” đối với vấn đề này “thay vì khuyến khích cả hai bên hợp tác về các nguồn tài nguyên dầu khí”.
Nh.Thạch
AFP
Theo petrotimes
Ngoan cố phá "đòn" S-400 của Nga, Mỹ nhận cái kết đắng ngắt?
Không có gì mà Mỹ có thể làm để khiến Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi thỏa thuận mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 với Nga, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đanh thép tuyên bố trong bối cảnh Washington tiếp tục đe dọa trừng phạt Ankara.
Tên lửa S-400
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các vũ khí của Nga từ lâu đã trở thành "cái dằm" gây nhức nhối trong quan hệ giữa hai đồng minh trong NATO là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ liên tục đe dọa Ankara về việc sẽ tung ra hàng loạt đòn trừng phạt nhằm vào nước này nếu họ không hủy bỏ hợp đồng mua S-400 đã ký với Nga. Trong bước đi trừng phạt đầu tiên, Mỹ đã hủy kế hoạch đào tạo phi công lái chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời đe dọa sẽ đá Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi dự án chiến đấu cơ F-35 trị giá nhiều tỉ USD.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã giữ một lập trường hết sức cứng rắn và đầy thách thức trước áp lực dồn dập của Mỹ. Thậm chí, Ankara không ngần ngại tuyên bố sẽ trả đũa bất kỳ động thái trừng phạt nào của Mỹ.
Tại một cuộc họp báo diễn ra hồi cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã lên tiếng tái khẳng định cam kết tiếp tục theo đuổi hợp đồng mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, thề sẽ đáp trả bất kỳ biện pháp trừng phạt nào mà Washington áp đặt lên họ.
"Bất chấp quyết định chừng phạt nào đi chăng nữa, bất chấp những phát biểu từ phía Mỹ, chúng tôi đã mua tên lửa S-400", ông Cavusoglu hôm qua (24/6) đã nói như vậy với cánh phóng viên. Ông này nhấn mạnh, vấn đề duy nhất hiện nay đối với hợp đồng S-400 chỉ là khi nào thì các hệ thống vũ khí đó sẽ được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói thêm rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không thể dựa vào NATO trong vấn đề quốc phòng đồng thời cáo buộc các đồng minh phương Tây của Ankara đã bỏ rơi họ trong những thời khắc khó khăn.
Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu cấp thiết đối với việc sở hữu hệ thống phòng không. Chúng tôi không thể nói rằng: "NATO nên bảo vệ chúng tôi nếu có một cuộc tấn công xảy ra bởi nói thật, NATO chỉ có thể bảo vệ được 30% không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Chính Mỹ, Đức và Hà Lan đã rút các hệ thống tên lửa Patriot khi chúng tôi cần chúng nhất".
Đề cập đến việc Mỹ có kế hoạch đá Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi dự án F-35, ông Cavusoglu cho rằng, điều đó sẽ "đi ngược lại" với thỏa thuận và sẽ vấp phải sự phản đối của các đối tác khác trong dự án.
"Tất cả các quyết định nên được đưa ra với sự đồng thuận. Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác của chương trình F-35 và đã có những đóng góp lớn. Chúng tôi đã đóng góp hơn 1 tỉ USD cho chương trình. Những kiểu quyết định như vậy của Mỹ đi ngược lại thỏa thuận đối tác F-35 mà chúng tôi đã ký. Các đối tác khác của chương trình sẽ không vui với động thái đó", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.
Chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. F-35 được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không. F-35 được sản xuất trong một chương trình hợp tác giữa 9 quốc gia gồm Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Italia, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Na-uy và Úc. Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ, tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga - một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Tuy nhiên, dự án phát triển F-35 cũng là dự án vũ khí gây tranh cãi nhất, là dự án vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử nước Mỹ và cũng trục trặc nhất.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNEconomy
Thổ Nhĩ Kỳ " không sợ" các biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan vụ S-400 của Nga Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/6 cho biết nước này không sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan tới việc Tehran quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, vốn làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa hai đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut...