Thổ Nhĩ Kỳ đàn áp truyền thông đối lập
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành cuộc đàn áp các cơ quan truyền thông thân với phe chống đối Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. 24 người đã bị bắt giữ và con số này sẽ còn tăng lên, theo Reuters.
Tổng biên tập tờ Zaman Ekrem Dumanli giơ tay đáp lại nhân viên của mình khi bị cảnh sát áp giải – Ảnh: AFP
24 nhân viên thuộc tờ nhật báo Zaman và kênh truyền hình Samanyolu đã bị bắt giữ trong cuộc bố ráp các cơ quan truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm Chủ nhật 14.12. Đây là 2 cơ quan thân với giáo sĩ Hồi giáo Fetullah Gulen đang hoạt động tại Mỹ, từng là đồng minh nhưng hiện là đối thủ cạnh tranh của Tổng thống nước này ông Tayyip Erdogan.
Lệnh bắt giữ bao gồm 31 người bị cáo buộc “thành lập một nhóm khủng bố”, và trong ngày 14.12, 24 người đã bị bắt giữ.
Theo Reuters, những người bị bắt gồm các phóng viên, biên tâp viên, những người viết kịch bản và 2 cựu cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng biên tập tờ Zaman Ekrem Dumanli đã rời khỏi toà soạn của mình trong tiếng tán thưởng của các nhân viên toà soạn.
Fetullah Gulen (phải) là đồng minh của Tổng thống Tayyip Erdogan trước khi thực hiện cuộc điều tra về tham nhũng của phe Tổng thống – Ảnh: AFP
Nhiều người đã tập trung bên ngoài toà soạn Zaman với các biểu ngữ ông Ekrem Dumanli. “Hãy để những người thực hiện tội ác phải sợ. Chúng ta không sợ.”, ông Dumanli nói trước khi bị cảnh sát áp ra xe giải qua đám đông đang vây quanh.
Video đang HOT
Song song, ông Hidayet Karaca, Chủ tịch Samanyolu TV – kênh truyền hình có liên hê với ông Gulen cũng bị bắt tại Istanbul, theo BBC. 2 nhân viên khác trong kênh truyền hình này cũng bị bắt giữ.
Tổng biên tập tờ Zaman Ekrem Dumanli – Ảnh: Reuters
“Thât đáng buồn khi Thổ Nhĩ Kỳ của Thế kỷ 21 lại có cách xử sự như vây đối với môt tâp đoàn truyền thông đang sở hữu hàng chục kênh truyền hình, phát thanh và các trang tạp chí”, ấn bản tiếng Anh Zaman dẫn lời Karaca trước khi bị bắt.
Sau vụ việc này, Liên minh châu Âu (EU) và cả Mỹ đều lên tiếng phản đối ông Tayyip Erdogan. Trong khi EU chỉ trích các hành động này là đi ngược với giá trị của cộng đồng chung, thì Mỹ thúc giục nước này phải bảo đảm các tiêu chuẩn dân chủ và tự do báo chí.
Fetullah Gulen từng là đồng minh trong đảng AK của ông Erdogan. Cách đây 1 năm, Gulen khơi mào cho cuộc xung đột với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc thực hiện cuộc điều tra về vấn đề tham nhũng của phe tổng thống.
Nhiều người đã tập trung bên ngoài toà soạn Zaman với các biểu ngữ ông Ekrem Dumanli – Ảnh: Reuters
Trước đó, một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các phương tiện truyền thông đưa tin về vụ điều tra hối lộ – tham nhũng của 4 cựu bộ trưởng, ít nhất là đến khi có kết quả cuối cùng. Căng thẳng của vụ việc đã được đẩy cao hơn khi Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên chiến với cuộc điều tra tham nhũng vì cho rằng việc này là nỗ lực làm giảm uy tín của mình hồi cuối tháng 11.
Tayyip Erdogan khẳng định việc điều tra những vụ bê bối trong năm nay đều xuất phát từ mục đích lật đổ ông này, theo Reuters.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chính phủ mới tại Pháp "thoát hiểm" gang tấc
Chính phủ mới của tân Thủ tướng Manuel Valls đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội với tỷ lệ sít sao, bất chấp những bất đồng trong nội bộ gần đây về những biện pháp kinh tế khắc khổ.
Tổng thống Hollande và thủ tướng Valls đang chịu nhiều chỉ trích
Các nghị sỹ tại quốc hội Pháp ngày 16/9 đã bỏ phiếu với tỉ lệ 269 phiếu thuận, 244 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu về các chính sách của chính phủ.
Trước đó thủ tướng Valls đã bảo vệ những cải cách mà nội các của ông đưa ra, cho rằng nó không nhằm mục đích hủy hoại phúc lợi xã hội.
Theo kết quả thăm dò dư luận, hiện tỷ lệ cử tri ủng hộ Tổng thống Francois Hollande chỉ còn 13%, với gần 2/3 số người được hỏi muốn ông từ chức.
Uy tín của ông Hollande đã bị giảm sút do sự bất đồng trong nội các, và bị chỉ trích trong một cuốn sách do cựu đệ nhất phu nhân Valerie Trierweiler xuất bản.
Ông cũng đối mặt với sự trở lại chính trường của cựu Tổng thống theo đường lối trung tả Nicolas Sarkozy.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua do chính thủ tướng Valls đề nghị thực hiện, nhằm vận động sự ủng hộ đối với các kế hoạch kinh tế của chính phủ, và cũng là để loại bỏ những người đối lập trong nội bộ đảng mình.
Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, ông Valls thừa nhận nội các đã đánh mất sự tin cậy của nhiều cử tri. "Tôi biết công chúng pháp không còn tin vào chúng tôi - họ đã chán trường với những bất ngờ chính trị trong vài tuần qua; điều này thật đáng xấu hổ", ông Valls nói. "Nhưng nhiệm vụ duy nhất của tôi đó là tiến lên phía trước và quản lý".
Tâm điểm của những tranh cãi chính trị hiện tại là kế hoạch cắt giảm chi tiêu và các chính sách hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp, vốn đã gây bất đồng sâu sắc trong đảng Xã hội Pháp. Nhiều nghị sỹ cảnh tả trong đảng này đã đe dọa bỏ phiếu trắng trước cuộc bỏ phiếu.
Ngoài tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10% cùng tăng trưởng kinh tế èo uột, chính phủ Pháp còn đang phải thừa nhận rằng họ sẽ không thể đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần cho phép của EU trước năm 2017.
Trong khi đó, dự kiến cuối tuần này, ông Sarkozy sẽ trở lại chính trường, với mục tiêu lãnh đạo đảng UMP đối lập trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2017.
Các nguồn tin cho biết ông Sarkozy quyết định trở lại do "sự yếu kém" của Tổng thống Francois Hollande, cũng như sự thiếu vắng một lãnh đạo cho phe đối lập, trong khi đảng Mặt trận dân tộc đang ngày càng nổi lên.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Tướng thực hiện đảo chính Thái Lan lên làm Thủ tướng Lãnh đạo Hội đồng tư vấn quân sự Thái Lan Prayuth Chan-ocha, người lãnh đạo cuộc đảo chính vào tháng 5 vừa qua, đã được quốc hội bầu làm tân thủ tướng của quốc gia Đông Nam Á này. Tướng Prayuth Tướng Prayuth được chọn sau khi toàn bộ 197 thành viên của quốc hội Thái Lan bỏ phiếu vào sáng nay. Gen...