Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận đưa S-400 của Nga đi “lánh nạn” vì sợ “đòn trừng phạt” của Mỹ?
Giải pháp cho câu hỏi hóc búa này có thể là Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đồng ý giữ S-400 ở Bắc Síp – một thỏa hiệp sẽ làm hài lòng Mỹ và giữ thể diện cho ông Erdogan trước công chúng trong nước.
Khó có cách nào giúp ông Erdogan thoát khỏi bế tắc S-400 mà vẫn giữ được thể diện.
Đàm phán không thành
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Washington vào ngày 13/11, cả hai nước đều nhanh chóng tuyên bố đã có các cuộc đàm phán thành công.
Tuy nhiên, có vẻ như cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo đã không mang đến một giải pháp đích thực, khi những mối đe dọa trừng phạt vẫn còn đó nếu Thổ Nhĩ Kỳ không từ bỏ kế hoạch liên quan đến hệ thống phòng không S-400 của Nga, tờ Arab News đánh giá.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nhận lô S-400 đầu tiên từ tháng 7 vừa qua. Để đáp trả động thái này, Mỹ đã nhanh chóng đình chỉ việc giao hàng tiêm kích tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện tại, ngoại trưởng hai nước cũng như các cố vấn an ninh quốc gia đang nghiên cứu giải pháp tháo gỡ bất đồng.
Tuy nhiên, tuần trước Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien tái khẳng định rằng, các biện pháp trừng phạt vẫn còn đó nếu hai bên không tìm thấy điểm chung.
Gonul Tol, giám đốc sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Viện Trung Đông cho rằng, không có nhiều cách để giúp Tổng thống Erdogan thoát khỏi tranh cãi S-400 mà vẫn giữ được thể diện.
Video đang HOT
“Một trong những lựa chọn của Ankara đó là tuyên bố đã kích hoạt hệ thống S-400 trong khi thực tế hệ thống này vẫn chưa hề hoạt động. Phản ứng của Nga đối với động thái này có thể mang đến rủi ro cho Ankara”, chuyên gia Tol nói với Arab News.
Một số chuyên gia tin rằng ông Erdogan đang cố gắng có được vũ khí từ cả Nga và Mỹ trong một hành động cân bằng chính trị khó khăn.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không thực hiện các bước đi để giải quyết mối quan ngại của phương Tây đối với S-400, Quốc hội Mỹ có thể thúc đẩy chính quyền tiến xa hơn trong việc thực thi Đạo luật chống lại đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tháng trước, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói trừng phạt đối với Ankara về hoạt động tại Syria và các thành viên chủ chốt của Thượng viện, bao gồm Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham, đã cam kết sẽ áp đặt các đòn đánh mạnh mẽ với Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này không rời Syria và trả lại hiện trạng ban đầu.
Thổ Nhĩ Kỳ đang tự tin sẽ không bị trừng phạt?
Karol Wasilewski, một nhà phân tích tại Viện các vấn đề quốc tế Ba Lan có
Thổ Nhĩ Kỳ có thể gửi S-400 sang một quốc gia khác.
trụ sở tại Warsaw, tin rằng giải pháp cho câu hỏi hóc búa này có thể là Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đồng ý giữ S-400 ở Bắc Síp – một thỏa hiệp sẽ làm hài lòng Mỹ và giữ thể diện cho ông Erdogan trước công chúng trong nước.
“Nhưng tôi nghĩ điều đó cực kỳ khó xảy ra”, ông nhấn mạnh. Trên đường từ Washington trở về Ankara, ông Erdogan đã một lần nữa tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không hoàn toàn từ bỏ S-400 để có được hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.
Theo đó, Tổng thống Erdogan vẫn bảo lưu quan điểm rằng lời đề nghị chỉ mua Patriot và hoàn toàn đặt S-400 của Nga sang một bên là sự can thiệp vào quyền quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.
Coi trọng vấn đề chủ quyền quốc gia, Thổ Nhĩ Kỳ lý giải cho quyết định mua hệ thống của Nga chỉ vì Mỹ đã từng từ chối cung cấp cho Ankara hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trong quá khứ.
Theo chuyên gia Wasilewski, Mỹ có thể thỏa hiệp về giá cả hoặc chuyển giao công nghệ, nhưng có lẽ sẽ không nhiều đến mức Ankara mong muốn vì việc chia sẻ đầy đủ công nghệ tiên tiến như vậy còn khó khăn với cả đồng minh thân cận nhất, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ hiện không phải là đồng minh thân thiết của Mỹ.
“Vì lý do nào đó, tôi cho rằng giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khá tin tưởng về viễn cảnh ông Trump sẽ không trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và họ cần phải chờ Quốc hội mới”, ông Wasilewski nói.
Theo nguoiduatin.vn
Mặc Syria và S-400, ông Trump nhận là 'fan bự' của Tổng thống Thổ
Sau cuộc hội đàm kéo dài nhiều giờ đồng hồ với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố mình là một "fan bự" của người đứng đầu chính quyền Ankara.
Tuyên bố trên được ông Trump đưa ra bất chấp quan hệ Mỹ - Thổ đang căng thẳng do những bất đồng về Syria và thương vụ Ankara mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Hai ông Trump và Erdogan gặp nhau tại Nhà Trắng ngày 13/11/2019. (Ảnh: Reuters)
Theo hãng tin CNN, trong một cuộc gặp ở Phòng Bầu Dục, chủ nhân Nhà Trắng liên tục nói với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ rằng thật là "một vinh dự" khi tiếp đón ông và ca ngợi tình bạn giữa hai người, bất chấp sự phản đối rộng khắp ở Quốc hội Mỹ về chuyến thăm của ông Erdogan và những lo ngại về chiến dịch của Ankara nhằm vào người Kurd ở Syria.
"Ông đang làm một công việc tuyệt vời cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ", Tổng thống Trump nói và nhấn mạnh sau đó rằng nhà lãnh đạo Thổ có một "mối quan hệ lớn với người Kurd", lực lượng mà Mỹ coi là đồng minh nhưng Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào diện khủng bố.
Chuyến thăm của ông Erdogan tới Nhà Trắng - một tháng sau khi ông Trump rút quân Mỹ khỏi Syria dọn đường cho Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch ở miền bắc Syria - đã được lên kế hoạch để tạo sóng dư luận ngay trước khi phe Dân chủ thông báo họ bắt đầu điều trần luận tội công khai chống lại Tổng thống trong cùng ngày 13/11. Và khi hai nhà lãnh đạo ngồi vào bàn thảo luận ở Nhà Trắng thì hai nhà ngoại giao Mỹ cấp cao ra điều trần về các hợp đồng của Tổng thống với Ukraina. Một người, đại sứ Bill Taylor, nói một trợ tá của ông đã nghe thấy Tổng thống hỏi trong cuộc điện đàm hồi tháng 7 về "các cuộc điều tra" mà ông muốn Ukraina tiến hành đối với cha con Joe Biden, ứng viên Dân chủ hàng đầu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020.
Donald Trump tuyên bố không quan tâm đến cuộc điều trần, mà tại đó hé lộ nhiều tình tiết mới chấn động đặt ông vào tâm điểm của chiến dịch gây sức ép lên Ukraina.
Một chủ đề lặp đi lặp lại trong các cuộc hỏi đáp luận tội là sự nhầm lẫn và lo lắng về chính sách đối ngoại gây hỗn loạn của Tổng thống, không đâu rõ ràng như với ông Erdogan, người dường như đã buộc được vị Tổng tư lệnh Mỹ nhiều lần phải đưa ra những tuyên bố có lợi cho mình.
Một số nhân chứng đã lên tiếng về những khó khăn khi sắp lịch một chuyến thăm Nhà Trắng cho Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky. Nhưng ông Erdogan dường như không gặp phải khó khăn tương tự. Tổng thống Trump vẫn giữ nguyên lịch trình dù nhiều nhà lập pháp khuyên ông hủy chuyến thăm này sau chiến dịch của Ankara ở Syria.
Đến nay, Erdogan không phải là nguyên thủ duy nhất trên thế giới ông Trump quan tâm nhiều như vậy. Tổng thống Mỹ từng ca ngợi "tình bạn thân thiết" với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và trao đổi những gì ông gọi là "những lá thư tình cảm" với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Tuy vậy, có lẽ không ai nhận được những gì mình muốn từ ông Trump như ông Erdogan.
Mối quan hệ Mỹ - Thổ vẫn căng thẳng trước cuộc điện đàm hồi tháng 10, trong đó ông Trump bất ngờ thông báo rút quân khỏi miền bắc Syria, bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch chống người Kurd tại đây. Trong khi gặp gỡ ở Phòng Bầu Dục và tại cuộc họp báo sau đó, ông Trump hông hề lên án chiến dịch và cũng không đưa ra cáo buộc nào với Ankara.
Tuần trước, ông Trump viết một lá thư tới ông Erdogan, đề nghị một thỏa thuận thương mại mới và gợi ý Ankara có thể tránh được cấm vận nếu hai bên giải quyết được một số bất đồng đang tồn tại, trong đó có thương vụ mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga và lệnh ngừng bắn ở Syria, theo một quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ. Trong thư, ông Trump viết rằng để có được thỏa thuận thương mại 100 tỷ USD, Thổ Nhĩ Kỳ cần tuân thủ lệnh ngừng bắn hồi tháng 10 ở miền bắc Syria mà Mỹ đã giúp đàm phán. Ông nhấn mạnh thêm, Ankara có thể tránh được những đòn trừng phạt mà Quốc hội Mỹ yêu cầu liên quan thương vụ S-400.
Tổng thống Mỹ đã trì hoãn thực thi cấm vận và các quan chức trong chính quyền của ông nói họ sẽ xem liệu hệ thống phòng thủ tên lửa Nga có đi vào hoạt động hay không rồi mới ra tay.
Tại cuộc họp báo, Tổng thống Trump cho rằng hệ thống của Nga tạo ra một "thách thức nghiêm trọng" nhưng ông vẫn tin tưởng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giải quyết vấn đề ổn thỏa.
Thanh Hảo
Theo vietnamnet.vn
Thổ Nhĩ Kỳ quá "mê mệt" S-400, TT Trump bất ngờ xuống nước tung kế "giải vây" Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan một hợp đồng thương mại trị giá 100 tỷ USD và một "giải pháp thay thế" để tránh các lệnh trừng phạt mà Washington cam kết áp đặt với Ankara bởi thương vụ mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Tổng thống...