Thổ Nhĩ Kỳ cấm đại sứ Hà Lan trở lại, dừng quan hệ cấp cao với Amsterdam
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho phép đại sứ Hà Lan quay lại nước này, dừng các mối quan hệ cấp cao cho đến khi Amsterdam đáp ứng điều kiện của Ankara.
Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus. Ảnh: Vestnik Kavkaza.
“Cho đến khi những điều chúng tôi nói được đáp ứng, đại sứ Hà Lan sẽ không được phép quay lại”, AFP dẫn lời Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus cho biết ngày 13/3. Đại sứ Hà Lan tại Ankara Kees Cornelis van Rij hiện không ở Thổ Nhĩ Kỳ, công việc do đại biện lâm thời đại sứ quán xử lý.
Căng thẳng ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan bắt đầu từ ngày 11/3, khi Amsterdam không cho phép máy bay chở ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tới Rotterdam, nơi ông dự một cuộc mít tinh của người Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tranh thủ sự ủng hộ với kế hoạch sửa đổi hiến pháp.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sau đó gọi Hà Lan là “tàn dư của phát xít”, cảnh báo Amsterdam “sẽ phải trả giá”. Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua triệu đại sứ Hà Lan tại Ankara để trao công hàm phản đối cách cảnh sát Rotterdam giải tán người biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ tại thành phố này ngày 12/3.
Phó thủ tướng Kurtulmus thông báo Ankara còn quyết định dừng các mối quan hệ cấp cao với Amsterdam, hủy cấp phép cho mọi chuyến bay ngoại giao từ Hà Lan tới Thổ Nhĩ Kỳ kể từ ngày 13/3.
“Các mối quan hệ cấp cao, cuộc gặp dự kiến cấp bộ trưởng hoặc cao hơn bị dừng cho đến khi Hà Lan đền bù cho những gì họ đã làm”, ông Kurtulmus nói. Quốc hội được khuyên nên rút khỏi nhóm hữu nghị Thổ Nhĩ Kỳ – Hà Lan. “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bị thiệt hại bởi điều này”.
Như Tâm
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ triệu đại sứ Hà Lan trao công hàm phản đối
Thổ Nhĩ Kỳ triệu đại sứ Hà Lan để trao công hàm phản đối hành động của cảnh sát Rotterdam với người biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ tại thành phố này.
Cảnh sát và người biểu tình phía ngoài lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam, Hà Lan, ngày 11/3. Ảnh: Reuters.
Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay triệu đại sứ Hà Lan tại Ankara để trao công hàm phản đối. Trong công hàm, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ cách can thiệp của cảnh sát Hà Lan là không phù hợp và kêu gọi Amsterdam có hành động pháp lý đối với việc này, Reuters dẫn lời các nguồn tin hiểu vấn đề cho biết.
Cảnh sát Hà Lan ngày 12/3 dùng chó và vòi rồng để giải tán hàng trăm người biểu tình vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ phía ngoài lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam. Một số người biểu tình ném chai lọ và đá, có người bị cảnh sát dùng dùi cui đánh, một nhân chứng kể lại.
Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi Hà Lan cấm các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu tại Rotterdam. Thổ Nhĩ Kỳ muốn thu hút ủng hộ từ công dân nước này tại Liên minh châu Âu (EU) đối với cuộc trưng cầu dân ý sắp tới về việc sửa đổi Hiến pháp, gia tăng quyền lực cho Tổng thống Tayyip Erdogan.
Hà Lan đang trong chiến dịch tranh cử căng thẳng với nhập cư là chủ đề nóng. Do đó, Amsterdam lo ngại việc các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu tại Rotterdam có thể gây xáo trộn.
Đây là lần thứ ba đại sứ Hà Lan tại Thổ Nhĩ Kỳ bị triệu tập kể từ ngày 11/3, liên quan đến căng thẳng ngoại giao giữa Ankara và Amsterdam. Đại sứ đang chuẩn bị rời Ankara và Thổ Nhĩ Kỳ thông báo "tạm thời" chưa muốn ông quay lại.
Hà Lan hôm nay ra cảnh báo đi lại mới cho công dân nước này ở Thổ Nhĩ Kỳ, đề nghị họ cẩn thận hơn. "Kể từ ngày 11/3/2017, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan có căng thẳng ngoại giao. Hãy cảnh giác khi ở Thổ Nhĩ Kỳ, tránh tụ tập hay đến những nơi đông người", Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết.
Như Tâm
Theo VNE
NATO kêu gọi Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ ngừng đối đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan, hai thành viên trong liên minh, ngừng leo thang đối đầu ngoại giao. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters. "Tranh luận thẳng thắn là trọng tâm trong nền dân chủ của chúng ta. Tôn trọng lẫn nhau cũng...