Thổ Nhĩ Kỳ bắt nhóm phóng viên Nga quay cảnh IS buôn dầu
Nhóm phóng viên truyền hình Nga bị chính quyền Ankara bắt giữ và trục xuất khi đang điều tra thông tin Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu mỏ của tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)
Moscow đã cực lực lên án hành động trên của Ankara và yêu cầu nước này phải đưa ra lời giải thích.
“Chúng tôi cực lực lên án những hành động bất hợp pháp của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ. Thái độ như vậy đối với các nhà báo là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Trước đó, ngày 7.12, nhóm phóng viên của chương trình truyền hình “Phóng sự đặc biệt” của đài truyền hình Rossiya 1 do nhà báo Alexander Buzaladze dẫn đầu bị cảnh sát mặc thường phục bắt giữ tại miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi bị bắt, nhóm phóng viên đang chuẩn bị ghi hình phóng sự điều tra về hoạt động buôn lậu dầu mỏ của IS vào Thổ Nhĩ Kỳ. Theo RT, nhóm phóng viên đài truyền hình Rossiya 1 của Nga bắt đầu bị gây khó dễ khi họ di chuyển tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Cửa khẩu biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Nhà báo Buzaladze tiết lộ với kênh truyền hình Vesti rằng, khi tác nghiệp tại Istanbul và Ankara để điều tra các cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ “bắt tay làm ăn” với IS, nhóm của ông không bị gây khó dễ.
Tuy nhiên, khi họ di chuyển tới gần biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ để tìm cách quay phóng sự thì bị “lực lượng an ninh” của nước này chặn lại.
Nhóm phóng viên cho hay, họ bị an ninh Thổ Nhĩ Kỳ bắt và đưa đi nhanh đến mức không kịp lấy máy ảnh, máy quay ra. Họ bị bắt tại tỉnh Hatay – gần biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ trong khi đang trên đường tới khu vực lân cận Gaziantep.
Nhà báo Buzaladze cho hay, câu đầu tiên mà họ bị lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ thẩm vấn là liệu chúng tôi có máy quay hay không. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cũng tịch thu các tài liệu mà nhóm phóng viên Nga thu thập được.
Sau đó, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, cả nhóm phóng viên Nga bị trục xuất mà không giải thích lý do. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ lập tức đưa nhóm phóng viên ra sân bay trở lại Nga đồng thời từ chối đàm phán với đại diện của Đại sứ quán Nga tại Ankara. Đại diện của Đại sứ quán Nga đã liên lạc với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi nhóm phóng viên nước này bị bắt giữ.
Việc bắt giữ, trục xuất vô cớ, mờ ám nhóm phóng viên Nga của Thổ Nhĩ Kỳ dấy lên nghi ngờ rằng, có thể Ankara muốn che giấu điều gì đó .
“Việc này tạo ra cảm giác Ankara có thể sợ nhóm phóng viên kênh truyền hình Rossiya 1 đã phát hiện và chuẩn bị phơi bày về các hoạt động thương mại dầu bất hợp pháp tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria mà nước này không muốn để lộ cho cả thế giới biết”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga viết.
Theo Rossiya 1, nhóm phóng viên được cử đến Thổ Nhĩ Kỳ tác nghiệp nhằm điều tra về những gì đang thực sự xảy ra ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria và làm rõ tình hình lưu thông trái phép của các xe bồn chở dầu của IS qua biên giới.
Chính phủ Nga đã lên tiếng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đang mua dầu lậu từ IS, trong khi Ankara lên tiếng phủ nhận. Tổng th
Theo Danviet
Giá dầu có thể sụt giảm mạnh vào năm tới
Goldman Sachs và OPEC dự báo giá dầu có thể sụt giảm mạnh vào năm tới, xuống mức 20 USD/thùng.
Trang tin Business Insider dẫn đánh giá của Goldman Sachs và OPEC cho hay, tình trạng dư thừa nguồn cung toàn cầu đang "giết chết" giá vàng đen.
Giá dầu thế giới ngày 7/12 đã chạm mức thấp nhất trong 7 năm do lo ngại nguồn cung dư thừa sau khi OPEC không đạt được thoả thuận cắt giảm nguồn cung.
Hiện tại, giá dầu đã giảm tới 50% so với mức giá vào cùng thời điểm năm ngoái. Theo nhận định, giá dầu có thể giảm xuống mức 20 USD/thùng vào năm 2016.
Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio del Pino cho biết OPEC không cho phép xảy ra cuộc chiến dầu mỏ và sẽ phải hành động để ổn định giá dầu trong thời gian tới.
Chuyên gia Michele Della Vigna của Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ xuống mức 20 USD/thùng và lãi suất của các nhà sản xuất dầu mỏ sẽ chỉ còn khoảng 15%, thậm chí là thấp hơn.
Mỏ khai thác dầu tại Syria. (Ảnh: Business Insider)
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, nguyên nhân chính đẩy giá dầu thô tại thị trường toàn cầu lao dốc là do các thành viên OPEC vẫn còn bất đồng về chủ trương cắt giảm sản lượng khai thác hàng ngày vốn đang dư thừa khá nhiều so với nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, các bộ trưởng dầu mỏ của OPEC không thể nhất trí được về mức trần sản lượng dầu thô. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng bất đồng này là khi Iran tuyên bố, sẽ không xem xét bất kỳ việc giảm sản lượng nào cho đến khi sản lượng dầu của nước này trở lại ngưỡng trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt./
Trân Ngoc
Theo_VOV
3 lý do khiến giá dầu duy trì 40 USD/thùng Các thay đổi về cơ cấu trên thị trường dẫn đến khả năng dầu thô, từ bây giờ, sẽ luôn là một loại hàng hóa có giá thấp. Đây là nhận định của David Roche, chuyên gia kiêm Chủ tịch hãng tư vấn Independent Strategy (Anh). Giá dầu thế giới vừa chạm đáy 7 năm - Ảnh: Reuters Theo CNBC, chuyên gia David...