Thổ Nhĩ Kỳ bác tin 14 tàu chiến mất tích sau đảo chính
Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận thông tin có 14 tàu chiến nước này mất tích sau cuộc đảo chính cuối tuần trước.
Một tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.
14 tàu chiến mất tích khi đang hoạt động trên biển Aegean hoặc Biển Đen. Chúng không liên lạc với trụ sở hải quân hay báo cáo về cảng, tờTimes dẫn một nguồn tin cho biết. Thổ Nhĩ Kỳ đêm 18/7 vẫn chưa tìm thấy vị trí các tàu.
Thông tin này làm dấy lên lo ngại các chỉ huy trên tàu cũng có âm mưu đảo chính và đang chạy trốn. Các tàu được cho là đang đến Hy Lạp.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus hôm nay phủ nhận thông tin có tàu chiến mất tích, Reuters đưa tin.
Video đang HOT
Đô đốc Veysel Kosele, chỉ huy hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, cũng bị mất liên lạc kể từ đêm 15/7, khi cuộc đảo chính diễn ra, một nguồn tin khác cho biết. Hiện chưa rõ ông Kosele tham gia đảo chính hay bị những kẻ làm phản bắt làm con tin.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim hôm qua cho biết nhà chức trách đã bắt hơn 7.500 người, trong đó có 103 viên tướng và đô đốc, liên quan đến đảo chính.
Thổ Nhĩ Kỳ tạm giam 26 viên tướng, Anadolu đưa tin. Những người này sẽ bị đưa ra xét xử với các cáo buộc hình sự như âm mưu lật đổ trật tự hiến pháp, dẫn đầu nhóm vũ trang tìm cách ám sát tổng thống, nhưng chưa rõ ngày cụ thể.
Tổng thống Erdogan cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen cùng người ủng hộ ông đứng sau vụ đảo chính. Gulen, hiện ở Mỹ, phủ nhận có liên quan. Thủ tướng Yildirim thông báo Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi “các hồ sơ” chứng minh Gulen tham gia đảo chính tới nhà chức trách Mỹ.
Ankara hôm nay tiếp tục đình chỉ thêm 100 quan chức tình báo nghi có liên quan đến phong trào Gulen, sa thải 257 nhân viên văn phòng thủ tướng.
Như Tâm
Theo VNE
Thủ lĩnh tôn giáo sống ở Mỹ phủ nhận xúi giục đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ lĩnh nhóm tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ, cựu đồng minh của Tổng thống Erdogan phủ nhận tin ông đứng sau cuộc đảo chính.
Binh lính Thổ Nhĩ Kỳ tại quảng trường Taksim, thành phố Istanbul. Ảnh: AFP.
Giáo sĩ Fethullah Gulen, 75 tuổi, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo có trụ sở tại Mỹ hôm nay lên tiếng bác bỏ ông có liên quan trong vụ đảo chính đang diễn ra tại Ankara và Istanbul, theo AFP. Ông Gulen cho biết ông lên án cuộc đảo chính "bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất".
Người đứng đầu phong trào tôn giáo và xã hội xuyên quốc gia ở Thổ Nhĩ Kỳ (Hizmet) cho rằng ông cũng giống nhiều người dân nước này, đã trải qua nhiều cuộc đảo chính và cảm thấy "bị xúc phạm" khi bị cáo buộc có liên quan. Ông Gulen cho biết ông cầu nguyện cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ và mong đợi đảo chính bị dẹp yên.
Trước đó, Tổng thống Erdogan cáo buộc ông Gulen đã xúi giục một nhóm binh sĩ quân đội thực hiện đảo chính. Ông Gulen hiện sống ở một thị trấn nhỏ trên dãy núi Pocono của tiểu bang Pennsylvania, Mỹ.
Giáo sĩ Fethullah Gulen, thủ lĩnh nhóm tôn giáo Hizmet. Ảnh: Hizmetchronicle.com
Gulen từng là đồng minh thân cận của Erdogan nhưng cả hai đã "chia tay" do tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ phong trào Hizmet tìm cách chiếm quyền lực với ảnh hưởng lan rộng trong cảnh sát, truyền thông và hệ thống tư pháp. Giáo sĩ Gulen sang Mỹ sống từ năm 1999, trước khi ông bị kết tội phản quốc.
Trong cuộc đảo chính nổ ra vào khoảng 21h30 tối qua, truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc cựu đại tá Muharrem Kose là chỉ huy nhóm binh sĩ chống đối chính quyền. Ông Kose bị loại khỏi lực lượng quân đội hồi tháng 3 với cáo buộc tham gia Himetz.
Đây không phải là lần đầu tiên quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có hành động can thiệp vào nền chính trị, họ đã thực hiện 4 cuộc đảo chính kể từ năm 1960.
Văn Việt
Theo VNE
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo về trả thù hậu đảo chính Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay cảnh báo về ý định trả thù sau vụ đảo chính quân sự thất bại cuối tuần trước. Cảnh sát bảo vệ một binh sĩ tham gia đảo chính đã đầu hàng trên cầu Bosphorus, thành phố Istanbul, ngày 16/7. Ảnh: Reuters. "Đừng nghĩ đến việc trả thù. Đó là điều trong thể chấp nhận trong...