Thơ mộng hồ Tây ở Đắk Nông
Đắk Nông là vùng đất với những ngọn đồi cà phê bát ngát, thác nước hoang sơ và ẩn chứa trong lòng những viên ngọc thiên nhiên độc đáo.
Một trong những viên ngọc ấy chính là hồ Tây tuyệt đẹp nằm lặng lẽ giữa lòng đại ngàn.
Gương soi giữa lòng đô thị
Hồ núi lửa Đắk Mil (tên gọi khác của hồ Tây) là điểm số 23 trong tuyến du lịch “Bản giao hưởng của sóng gió mới”, thuộc công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Đây là một trong những địa điểm nổi bật khi khách đến tham quan, khám phá vùng đất Đắk Nông.
Tại đây, bán đảo nổi lên giữa lòng hồ rộng khoảng 120 ha, xung quanh được phủ xanh bởi những hàng cà phê, ca cao, hồ tiêu… của người dân địa phương, tạo nên khung cảnh nên thơ và bình yên. Ảnh: Ngô Minh Phương
Diện tích mặt hồ thoáng đãng khoảng 108 ha và chu vi hơn 10 km, hồ núi lửa như một chiếc gương soi giữa lòng thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil.
Những con đường uốn lượn hay những hàng cây xanh mát xung quanh hồ cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp thơ mộng của hồ. Nhìn từ trên cao, hồ núi lửa là điểm nhấn giữa bạt ngàn núi đồi, được bao bọc bởi rừng cây xanh mát, vừa giữ vai trò trữ nước, vừa là một sản phẩm thiên nhiên quý giá của tỉnh Đắk Nông. Chính vì vậy, hồ núi lửa được xem như một viên ngọc quý trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Hồ núi lửa là tên gọi khác của tên hồ Tây, nằm ngay trung tâm thị trấn Đắk Mil. Ảnh: Ngô Minh Phương
Giao thoa giữa thiên nhiên và con người
Hồ Tây không có giá trị về mặt tự nhiên mà còn gắn liền với lịch sử phát triển của vùng Đắk Mil. Từ những năm 40 của thế kỷ trước, người Pháp đã đến Đắk Mil để trồng cà phê.
Nhận thấy thế đất thấp tự nhiên và rãnh tạo ra từ khe nứt núi lửa Nâm Gle, họ quyết định xây dựng hồ này nhằm trữ nước phục vụ tưới tiêu cho các đồn điền cà phê rộng lớn. (Ảnh: Núi lửa Nam Gle nhìn từ trên cao)
Đến năm 1982, huyện Đắk Mil đã tiến hành đầu tư, mở rộng và nâng cấp hồ để phục vụ mục tiêu cung cấp nước tưới tiêu, đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp của toàn khu vực. Do nằm ở phía Tây của thị trấn nên nơi đây được dân bản địa đặt cho cái tên thân thương là hồ Tây Đắk Mil.
Hồ nằm ở phía Tây huyện Đắk Mil nên người dân thường gọi là hồ Tây. Ảnh: Ngô Minh Phương
Hồ núi lửa trong xanh quanh năm và chưa bao giờ cạn
Hồ núi lửa cung cấp nguồn nước linh hoạt cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện Đắk Mil
Video đang HOT
Trải qua bao biến động lịch sử, hồ núi lửa đã trở thành nguồn sống của hàng ngàn người dân quanh vùng. Nhờ đó, nông nghiệp Đắk Mil phát triển vượt bậc, với những vườn cà phê, ca cao, hồ tiêu, sầu riêng xanh tươi, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Kho báu sinh học độc đáo của Tây Nguyên
Hồ núi lửa không nổi bật về diện tích rộng lớn mà còn là nơi chứa đựng hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Với hơn 500 loài thủy sinh vật sinh sống trong lòng hồ, hồ trở thành một kho báu sinh học độc đáo của Tây Nguyên.
Hồ núi lửa nằm tại khu vực trung tâm thị trấn Đắk Mil, chu vi hơn 10km, diện tích mặt thoáng khoảng 108 ha với điểm sâu nhất từ 15 -17m. Ảnh: Ngô Minh Phương
Từ các loài cá, tôm cho đến các loài sinh vật nhỏ bé như rong, tảo, tất cả tạo nên một môi trường sống bền vững và góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực.
Hồ Tây có môi trường thuận lợi cho các loại cá tôm sinh sôi
Người dân câu cá xung quanh hồ Tây
Mặt hồ tĩnh lặng và trong xanh xung quanh năm
Mặt hồ trong xanh yên tĩnh, không chỉ là nguồn nước quan trọng cho nông nghiệp mà còn tạo nên cảnh quan đẹp như tranh vẽ. Bất kỳ ai đến đây đều bị mê hoặc bởi sự tĩnh lặng và huyền bí của mặt nước, phản chiếu bầu trời xanh và rừng cây xung quanh.
Nước trong hồ được tạo từ các mạch nước từ núi lửa, trong xanh quanh năm vừa giúp điều hòa, vừa tạo sự cân bằng về cảnh quan cho thị trấn Đắk Mil xinh đẹp
Những buổi sáng sớm hay chiều tà, khi mặt trời chiếu những tia nắng vàng dịu nhẹ xuống mặt hồ, hồ Tây trở nên lung linh, huyền ảo, làm say lòng biết bao du khách.
Điểm nhấn văn hóa và du lịch sinh thái
Hồ núi lửa nằm ngay rìa quốc lộ 14, trung tâm thị trấn Đắk Mil thuận tiện cho khách du lịch tham quan. Ảnh: Ngô Minh Phương
Với vị trí địa lý thuận lợi, hồ núi lửa không chỉ gần các trung tâm đô thị mà còn nằm gần các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đến với hồ Tây Đắk Mil, du khách còn có cơ hội khám phá những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Viếng thăm khu di tích lịch sử Ngục Đắk Mil; giao lưu với người dân bản địa M’nông ở địa phương, thưởng thức các món ăn đặc sản như cà phê, bơ, sầu riêng, cơm lam, cà đắng, canh thụt, thịt nướng…
Không chỉ là nơi lưu giữ giá trị lịch sử, hồ núi lửa còn là không gian văn hóa đặc sắc. Hàng năm, vào rằm tháng Giêng và tháng Bảy, hồ núi lửa lại trở nên rực rỡ với lễ hội hoa đăng – một hoạt động truyền thống cầu quốc thái dân an của người dân Đắk Mil. Những chiếc đèn hoa đăng lấp lánh trên mặt nước tạo nên không gian tâm linh huyền bí và lôi cuốn, thu hút hàng ngàn người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ về thưởng ngoạn.
Lễ thả hoa đăng tại hồ núi lửa cầu cho quốc thái dân an
Các khu du lịch sinh thái, homestay, nhà vườn… quanh hồ núi lửa. Ảnh: Ngô Minh Phương
Một điểm “check in” được homestay thiết kế phục vụ du khách. Ảnh: Ngô Minh Phương
Ngoài các hoạt động lễ hội, du khách đến hồ núi lửa còn được thưởng thức những món ăn đặc sản tại các nhà hàng, quán cà phê thơ mộng nằm dọc bờ hồ. Những homestay và biệt thự vườn được xây dựng theo nhiều phong cách, kiến trúc khác nhau, mang lại cho du khách những trải nghiệm nghỉ dưỡng thú vị và mới lạ. Không chỉ dừng lại ở đó, hồ Tây còn là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời như câu cá, chèo thuyền, dã ngoại hay đơn giản là tận hưởng không gian thiên nhiên yên bình.
Quanh bờ hồ được kè đá, xây dựng đường đi bộ, trồng cây xanh tạo bóng mát
Những năm gần đây, huyện Đắk Mil đã đầu tư xây dựng công viên, đài phun nước và hệ thống đường đi bộ quanh hồ, kè đá bảo vệ bờ hồ, biến nơi đây thành điểm đến lý tưởng cho du khách và người dân địa phương.
Người dân và du khách hóng gió mát và ngắm cảnh tại các công viên quanh hồ núi lửa
Cảnh sắc tuyệt đẹp của hồ núi lửa chính là không gian “sống ảo”, “check in” tuyệt vời đối với rất nhiều bạn trẻ. Khung cảnh cuối ngày ở bờ hồ thực sự khiến người ta phải mê mẩn với sắc vàng của ráng chiều, hồ nước long lanh và phản chiếu sắc màu của bầu trời. Tìm một quán cafe nhỏ ven hồ và ngồi lặng im tận hưởng cảnh sắc hoàng hôn tại hồ núi lửa, chắc chắn là trải nghiệm khiến du khách chẳng thể nào quên.
Hồ Tây là địa điểm chụp hình yêu thích của nhiều du khách và người dân
Dọc bên hồ là nơi nhiều người dân yêu thích đạp xe thể dục dưới bóng mát của những hàng cây xanh mướt
Công viên bên hồ là địa điểm để người dân vui chơi, giải trí, tập thể dục… trong bầu không khí mát mẻ, trong lành
Mặc dù hồ núi lửa đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhưng công việc bảo vệ và phát triển bền vững nơi đây là điều vô cùng quan trọng. Với lượng du khách ngày càng đông, chính quyền huyện Đắk Mil đã và đang triển khai nhiều biện pháp bảo vệ môi trường và hệ sinh thái hồ. Các công trình xây dựng, hệ thống thu gom rác thải và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch thân thiện với môi trường đều được đầu tư kỹ lưỡng, bảo đảm rằng hồ núi lửa vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ và phong phú của hệ sinh thái.
Người dân tập thể dục trong khuôn viên xung quanh hồ
Nhiều tiện ích cho người dân
Hồ Núi lửa với vẻ đẹp thiên nhiên tĩnh lặng và lịch sử phát triển gắn liền với đời sống người dân Đắk Mil, không chỉ là một điểm đến du lịch nổi bật mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Giữa lòng cao nguyên M’nông hùng vĩ, hồ núi lửa như một điểm nhấn nhẹ nhàng, mang đến cho du khách cảm giác yên bình và những trải nghiệm không thể nào quên.
Mùa thu về Bình Liêu ngắm từng vạt hoa lau nở trắng đồi
Thu về Bình Liêu thơ mộng vô cùng. Từng vạt hoa lau bung nở trắng xóa khắp những ngọn đồi, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, khoáng đạt làm mê đắm lòng du khách.
Huyện Bình Liêu nằm ở miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Nơi đây được ví như "Sapa thu nhỏ của Quảng Ninh", ngày càng thu hút khách du lịch bởi phong cảnh thiên nhiên, khí hậu tuyệt đẹp.
Đến Bình Liêu vào mỗi thời điểm khác nhau, du khách sẽ được chiêm ngưỡng quang cảnh khác biệt thay đổi theo mùa. Thời điểm này Bình Liêu bắt đầu chuyển mình trong sắc trắng mộng mơ của những đồng cỏ lau bát ngát trải rộng đến tận chân trời.
Những triền đồi rợp cỏ lau là địa điểm check-in yêu thích của nhiều du khách khi đến với Bình Liêu vào mùa thu
Theo chị Trần Tuyết Lan - Du khách Hải Phòng: Thời điểm này hoa lau bắt đầu chớm nở như loài hoa báo hiệu thu về của mảnh đất Bình Liêu. Khác với sắc trắng tinh khôi của hoa sở vào đông, hoa mận vào xuân hay hoa trẩu vào hè, sắc trắng hoa lau bình dị mà vẫn tạo nên một sức hấp dẫn riêng. Dọc theo các tuyến đường lên tới các cột mốc, đặc biệt là mốc 1305 "sống lưng khủng long" vẻ đẹp từ các triền đồi đầy hoa lau trải dài ngút ngàn như tô điểm cho con đường thêm lãng mạn.
Theo Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Liêu chia sẻ: Nếu như vào những ngày bình thường khác trong năm. Khách du lịch tìm đến Bình Liêu để check in sống lưng khủng long và săn mây. Thì vào mỗi độ thu về về, du khách thập phương lại nô nức về Bình Liêu để ngắm nhìn mùa cỏ lau đẹp như một "thiên đường nơi hạ giới".
Theo anh Lý Văn Nhân - Đại diện Công ty Du lịch Life: Có thể cỏ lau không được rực rỡ như sắc vàng của hoa dã quỳ hay mong manh như sắc trắng hồng của tam giác mạch. Nhưng chính vẻ đẹp hoang dại, nguyên sơ và mạnh mẽ của mùa cỏ lau Bình Liêu đã làm lay động biết bao trái tim của người lữ khách. Cỏ lau là một loài cỏ mọc dại, thân vươn cao và ngọn cỏ mềm mại như nước với thân mình trắng muốt. Mỗi khi có làn gió nào đi qua, ngọn cỏ lau lại lung lay về một hướng trông vô cùng đẹp mắt. Nhưng đôi khi, cũng có những lúc tưởng chừng như những cây lau ấy sẽ ngã rạp xuống đất. Nhưng chúng lại vẫn vững vàng và hiên ngang trên khắp các sườn đồi.
Hai bên đường là những cánh đồng lau trải dài, tuyệt đẹp
Chính bởi vì mang trên mình vẻ đẹp kiên cường nhưng vẫn lung linh nhẹ nhàng như vậy. Nên mùa cỏ lau Bình Liêu vào mỗi độ thu về vẫn luôn thu hút khách du lịch từ thập phương tìm đến và chiêm ngưỡng.
Theo anh Nhân: Du khách trải nghiệm đến với Bình Liêu thì nên căn giờ xuất phát để lên cột mốc 1297, ranh giới Việt - Trung. Nơi đây được mệnh danh là Thiên đường hoa cỏ lau đẹp nhất Việt Nam.
Du khách nên dậy sớm để chinh phục Sống lưng Khủng Long (nơi có cột mốc 1305) nằm trên đường tuần tra biên giới, thuộc xã Hoành Mô (Bình Liêu). Cột mốc biên giới 1305 là cột mốc cao nhất không chỉ ở Bình Liêu mà còn cả tỉnh Quảng Ninh. Trong khi Sống lưng Khủng Long là sống núi đường lên mốc 1305. Thời gian lên núi mất khoảng 1,5 - 2 tiếng. Anh Nhân chia sẻ: "Cung đường từ thị trấn Bình Liêu lên cột mốc 1305 tuyệt đẹp và hùng vĩ như đường Hạnh Phúc lên Hà Giang của Đông Bắc. Buổi tối về thị trấn Bình Liêu, điều kiện nhà nghỉ, khách sạn ở đây khá tốt. Ngoài ra du khách có thể chọn ngủ lều, homestay quanh khu vực".
Trong hành trình chinh phục Sống lưng Khủng Long ở ngày 2, du khách nên leo vào sáng sớm tinh mơ để thời tiết mát mẻ, có nhiều thời gian check-in, nghỉ ngơi ở dọc đường. Nếu leo muộn, trưa nắng lên sẽ mệt, khi xuống mặt trời hắt nắng rất khó chịu. Mặt khác, nếu trót dậy muộn hoặc đi vào buổi chiều, du khách nên đi muộn khi trời gần hết nắng. Cuối ngày, hoàng hôn buông xuống trên Sống lưng Khủng Long sẽ cho ra những tấm hình tuyệt đẹp. Tuy nhiên, du khách cũng nên lưu ý nếu thời tiết rét lạnh thì nên đi sớm hơn, vì trời sẽ tối rất nhanh so với ngày thường.
Chinh phục Cung đường từ thị trấn Bình Liêu lên cột mốc 1305 tuyệt đẹp và hùng vĩ như đường Hạnh Phúc lên Hà Giang của Đông Bắc (Ảnh: Thắng Nguyễn)
Anh Nhân cũng chia sẻ thêm, ẩm thực ở đây khá đa dạng, phong phú. Các nhà hàng, quán ăn phục vụ nhiều món đặc sắc du khách nên nếm thử như Gà Tiên Yên, khâu nhục, bánh gật gù (hay còn gọi là bánh Yếu). Thời điểm này, các khách sạn, nhà nghỉ, homestay trên địa bàn huyện đang tập trung sửa chữa, chỉnh trang cơ sở vật chất để chuẩn bị đón lượng khách du lịch cao điểm trong năm.
Bà Hoàng Thị Cam - chủ homestay Hải Oanh (xã Lục Hồn), cho biết: Cũng như mọi năm gia đình tôi cũng đã chuẩn bị phòng nghỉ chu đáo để đón khách du lịch. Đến với homestay của gia đình, ngoài việc tạo cho du khách không gian nghỉ dưỡng sạch sẽ, an toàn, thoải mái, chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng thực phẩm, nguyên liệu để cùng nấu và giới thiệu đến du khách những món ăn truyền thống địa phương như các loại bánh ngải, bạc đầu, coóc mò... xôi nếp lá gừng mừng lễ cơm mới dịp Hội mùa vàng.
Theo chị Phạm Thị Thùy Dương - 38 tuổi - Du khách Hà Nội: Vi vu Bình Liêu vào thu, để lưu giữ cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp. Ngắm nhìn một Bình Liêu hoang sơ, cuốn hút với những cung đường uốn lượn quanh đồi núi, giữa bạt ngàn lau trắng, lúa vàng và gió mát lành sẽ khiến tôi quên đi hết những âu lo, muộn phiền của cuộc sống.
Nếu bạn muốn khám phá thì hãy lên kế hoạch ghé thăm Bình Liêu ngay nhé, để được đắm say trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, lắng nghe hơi thở của núi rừng và tận hưởng trọn vẹn những ngày thu lãng mạn, bình yên.
Ngọn đồi ngập tràn hoa cánh bướm đẹp thơ mộng như phim gây "sốt" ở Hòa Bình Xóm Mừng, một thôn bản hẻo lánh không ai "nhớ mặt, biết tên" nhưng sở hữu khoảng không gian tràn ngập sắc vàng của hoa cánh bướm. Đẹp thơ mộng như trong những bộ phim hoạt hình. Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, khí hậu đặc biệt mát mẻ vào mùa...