Thợ may nhí được trả 2.000 đồng mỗi giờ lao động
Hàng chục trẻ em dân tộc tại tỉnh Điện Biên được đưa vào TP HCM làm việc trong 2 xưởng may với tiền công rẻ mạt nhưng phải quần quật từ sáng sớm đến tận khuya.
Ngày 13/11, Bộ Công an kết hợp với các cơ quan chức năng lấy lời khai của 21 trẻ em (từ 12 đến 16 tuổi) bị buộc lao động tại 2 xưởng may tại quận Tân Phú (TP HCM).
Quê tại huyện Mường Áng (tỉnh Điện Biên), những em này được đưa vào TP HCM làm việc khoảng 2 năm nay. Hàng ngày phải làm việc 14 tiếng, song các em chỉ được 700- 850 ngàn đồng/tháng (tương đương 2.000 đồng một giờ).
Số trẻ em vừa được giải thoát. Ảnh: Quốc Thắng.
Làm việc với nhà chức trách, những lao động nhí cho biết “được một chị trước từng làm việc ở đây dụ dỗ vào làm việc nhẹ nhàng, mức lương khoảng 16 triệu một năm”. Khi được bố mẹ các bé đồng ý, cô gái này đưa cả nhóm lên Hà Nội rồi tập trung đi xe vào TP HCM.
Video đang HOT
Vào 2 xưởng may, các cháu bị buộc làm việc liên tục từ sáng sớm đến tận khuya, có khi đến rạng sáng hôm sau. Lười biếng thì bị mắng chửi, nếu dám cãi lời còn bị chủ đánh bầm người. Có em mới 12 tuổi được người quen giới thiệu vào làm tại cơ sở này từ giữa năm 2012. Cậu bé chỉ được luẩn quẩn trong nhà và được chủ dặn nếu ai hỏi thì phải nói là 17 tuổi.
“Đã có một nhóm trẻ không chịu nổi phải lập kế hoạch bỏ trốn nhưng chúng tôi đã kịp đến trước khi các cháu bỏ đi. Những em này cho biết cứ trốn ra ngoài trước rồi đến đâu thì đến, chứ làm việc ở đây cực khổ quá”, một cán bộ công an kể.
Khi hay tin con mình được công an “giải cứu”, nhiều cha mẹ tỏ vẻ ngạc nhiên và cho biết chỉ nhận tiền lương ứng trước 1,5 triệu đồng chủ trả cho con mình và hoàn toàn không biết chuyện các cháu phải lao động cực khổ.
Những đứa trẻ được đưa lên taxi về Trung tâm trợ giúp phụ nữ và trẻ em. Ảnh: Quốc Thắng.
Cùng ngày, cơ quan chức năng đã đưa các em nhỏ đến trung tâm trợ giúp phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM). Dự kiến ngày 14/11, các bé sẽ được bay ra Hà Nội rồi đi xe về Điện Biên đoàn tụ gia đình. Hiện cảnh sát tiếp tục làm việc với những người có liên quan.
Trước đó vào trưa 12/11, từ nguồn tin quần chúng, Bộ Công an kết hợp lực lượng địa phương kiểm tra hành chính 2 cơ sở may gia công trên đường Trần Tấn (quận Tân Phú) phát hiện 21 trẻ em (từ 12 đến 16 tuổi) làm việc tại đây.
Theo VNE
Giải cứu 20 trẻ em lao động tại xưởng may
Lực lượng công an đã bất ngờ kiểm tra hành chính cơ sở may tư nhân và "giải cứu" được khoảng 20 trẻ em bị ép lao động từ 10 - 12 giờ đồng hồ/ngày.
Ngày 12/11, các trinh sát Cục hình sự (C45 - Bộ công an) đã phối hợp với Công an phường Tân Sơn Nhì, Công an quận Tân Phú cùng Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Tân Phú "giải cứu" hàng chục lao động trẻ em tại xưởng may tư nhân do ông T. làm chủ tại hẻm 91, đường Trần Tấn, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú (TP.HCM).
Theo thông tin ban đầu, trưa ngày 12/11, cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra hành chính hai căn nhà là nơi ông T. dùng để mở cơ sở may. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện khoảng 20 trẻ em độ tuổi từ 12 - 16 tuổi đang làm việc có nhiều nghi vấn nên đưa về trụ sở lấy lời khai.
Các em sau khi lấy lời khai tại trụ sở Công an phường Tân Sơn Nhì
Tại cơ quan điều tra, các em cho biết đều là người dân tộc tại tỉnh Điện Biên, được đưa vào TP.HCM và làm việc tại xưởng may của ông T. gần 2 năm nay. Hàng ngày càng em bị ông T. bắt làm việc cật lực từ 10 - 12 tiếng đồng hồ/ngày.
Theo điều tra bước đầu, sau khi mở cơ sở may tư nhân, ông T. đã nhờ người ra các tỉnh Điện Biên để tuyển trẻ em vào TP.HCM lao động với chi phí ứng trước cho mỗi gia đình từ 1-3 triệu đồng. Khi vào làm việc, các em được trả lương theo năm cho gia đình, khi có điều kiện về quê các em sẽ được ứng tiền.
Khoảng 20 trẻ em được đưa ra taxi về lại khách sạn để phục vụ công tác điều tra
Em L.V.H (16 tuổi, quên ở miền Bắc) và một số em cho biết, vào TP.HCM và làm việc tại xưởng may ông T. gần 2 năm nay. Tuy nhiên, khi được hỏi về giờ giấc làm việc và tiền lương ông chủ trả như thế nào theo tháng thì H. tỏ ra lo sợ: "Cháu không dám nói đâu chú ơi".
Theo C45, với hành vi tuyển dụng lao động này, chủ cơ sở may sẽ bị cơ quan chức năng xử lý về các hành vi vi phạm luật lao động và xử dụng lao động trẻ em trái phép.
Theo 24h
Chợ nổi Cái Răng Cùng với chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), chợ nổi Cái Bè (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chợ Cái Răng trên sông Cần Thơ làm thành bộ ba chợ nổi trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ. Gọi là chợ nổi bởi vì chợ là sự nhóm họp của những ghe thuyền buôn bán trên sông. Chợ chỉ họp từ 6h...