Thợ lặn kể chuyện vật lộn với biển dữ, vớt nạn nhân QZ8501
Nhận được tin báo và chỉ dẫn từ trực thăng quân sự tham gia tìm kiếm phi cơ QZ8501, thợ lặn Mahmud Junianto, 24 tuổi cùng 4 đồng nghiệp nhanh chóng lao xuống biển, khẩn trương di chuyển tới khu vực phát hiện thi thể nạn nhân và các mảnh vỡ máy bay.
Ngồi trên một chiếc trực thăng quân sự, rà soát khắp vùng biển ngoài khơi Kalimantan 3 ngày sau khi chiếc máy bay QZ8501 của hãng hàng không giá rẻ AirAsia gặp nạn, thợ lặn trẻ Mahmud Junianto của Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Quốc gia Indonesia (Basarnas) phát hiện được một vật thể giống cửa máy bay đang trôi nổi trên mặt nước.
Tuy nhiên, sau khi bám dây thừng từ trực thăng để đáp xuống biển, Mahmud phát hiện ra, vật thể trôi nổi kia không phải là mảnh vỡ máy bay mà là thi thể của một phụ nữ.
“Suy nghĩ đầu tiên trong tôi là nỗ lực tiếp cận thi thể nạn nhân càng nhanh càng tốt. Bởi vì biết đâu nạn nhân vẫn còn sống sót”, thợ lặn trẻ người Indonesia chia sẻ.
Chân dung thợ lặn Mahmud Junianto
Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khắc nghiệt với mưa lớn gây ra những con sóng cao tới 4m khiến việc tiếp cận thi thể của nạn nhân vô cùng khó khăn.
Mahmud đã phải vật lộn trong suốt 20 phút với sóng dữ để tìm cách tiếp cận thi thể của nạn nhân nhưng mọi nỗ lực của anh đều vô ích.
“Mỗi khi tôi bơi tới, cố gắng giữ lấy thi thể nạn nhân, những con sóng cao tới 4m lại đánh tới, quăng thi thể trôi xa”, Mahmud chia sẻ.
Lo sợ cho sự an toàn của Mahmud, cuối cùng, đồng nghiệp của thợ lặn buộc phải kéo anh lên. Sau đó, một tàu chiến của Indonesia đảm nhiệm việc trục vớt thi thể của người phụ nữ rồi đưa tới Pangkalan Bun để chuyển về Surabaya nhận dạng.
Thời điểm đó, thợ lặn trẻ Mahmud không biết đây là nạn nhân đầu tiên được vớt lên.
Kể từ ngày 30.12, 2 ngày sau khi QZ8501 gặp nạn, Mahmud cùng các đồng nghiệp đã vật lộn với mưa to gió lớn, chạy đua với thời gian để mò mẫm trong một vùng biển động mạnh dữ dội để tìm kiếm các mảnh vỡ và thi thể các nạn nhân máy bay AirAsia.
Các anh phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng nhận chỉ dẫn của trực thăng để tìm cách tiếp cận các vật thể đáng nghi trong vùng biển diễn ra hoạt động tìm kiếm QZ8501.
Tham gia Basarnas từ năm 2010, là một thợ lặn giỏi, dày dặn kinh nghiệm dù tuổi đời còn trẻ, song Mahmud thừa nhận, điều kiện thời tiết ở biển Java vô cùng khắc nghiệt cản trở nỗ lực tìm kiếm của lực lượng cứu hộ.
Những con sóng lớn, có khi đạt mức cao nhất lên tới 5m, Mahmud chia sẻ, thậm chí đã đẩy anh đến giới hạn chịu đựng.
Phi công Indonesia: Tôi không nhìn thấy gì, bão cản trở công tác cứu hộ
Cũng như thợ lặn Mahmud, phi công trực thăng Super Puma của Không quân Indonesia, Major Suryo đã chia sẻ những nỗ lực của ông cũng như các đồng nghiệp để tìm kiếm, trục vớt các mảnh vỡ và thi thể hành khách máy bay QZ8501 trên biển Java trong điều kiện mưa bão hạn chế tầm nhìn đáng kể.
Chân dung phi công trực thăng Super Puma của Không quân Indonesia, Major Suryo
10 phút. Chỉ 10 phút nữa thôi, phi công Major Suryo tin rằng, ông có thể tiếp cận và trục vớt thi thể một nạn nhân máy bay QZ8501. Tuy nhiên, những nỗ lực của viên phi công dường như đều trở thành công cốc trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
Video đang HOT
Sáng sớm hôm qua, BASARNAS gửi thông báo cho đơn vị của phi công Major Suryo rằng, một tàu của Nhật Bản tham gia vào hoạt động cứu hộ đã phát hiện một thi thể nổi lên ở ngoài khơi bờ biển Kalimantan.
Viên phi công 36 tuổi vào nghề từ năm 2003 lập tức lái trực thăng tới vị trí phát hiện thi thể nạn nhân được chỉ dẫn nhưng mưa quá lớn khiến ông không thể nhìn thấy gì. Phi công Major Suryo chỉ còn cách vị trí phát hiện nạn nhân khoảng 20 hải lý. Viên phi công chia sẻ, ông chỉ cần có thêm 10 phút nữa là có thể trục vớt được thi thể nạn nhân nhưng không có cách nào để tiếp cận hiện trường vì mưa bão quá lớn.
“Mưa quá dày hạt. Trời rất tối, tôi không thể nhìn thấy bất cứ điều gì”, phi công Major Suryo chia sẻ.
Giữa trưa ngày 4.1, phi công Major Suryo vẫn nuôi hy vọng quay trở ra biển để tìm kiếm thi thể các nạn nhân nhưng mưa vẫn trút xuống dữ dội cả ngày khiến trực thăng không thể cất cánh.
Hôm nay, ngày thứ 9 sau khi QZ8501 gặp nạn, lãnh đạo Cơ quan Tìm kiếm – Cứu nạn Quốc gia Indonesia cho biết, mọi nỗ lực tìm kiếm sẽ tập trung vào việc định vị đuôi máy bay – nơi chứa hộp đen do khả năng thân máy bay đã bị vỡ.
Dự kiến hôm nay khi trời ngớt mưa, điều kiện thời tiết khả quan hơn, thủy phi cơ BE-200 của Nga sẽ trở lại khu vực tìm kiếm. Các thợ lặn Nga sẽ lặn sâu xuống đáy biển, nơi 5 mảnh vỡ lớn của máy bay Airbus 320-200 được tìm thấy (mảnh vỡ thứ 5 có kích thước 9,8m x 1,1m x 0,4m).
Hiện năm tàu thủy có năng lực định vị hộp đen đã có mặt tại 5 khu vực tìm kiếm.
Theo NTD
Lịch sử phát triển một số dòng trực thăng quân sự của phương Tây
Lịch sử phát triển máy bay trực thăng gắn liền với lịch sử phát triển của ngành hàng không và máy bay cánh cố định.
Lịch sử phát triển của trực thăng quân sự
Ý tưởng về trực thăng còn ra đời trước cả máy bay thông thường, khi nghiên cứu di sản của họa sĩ vĩ đại người Ý Leonardo Da Vinci thế kỷ thứ 15, người ta đã tìm thấy bản vẽ thiết bị bay theo nguyên tắc của trực thăng ngày nay, nó có cánh quạt ngang quay bằng dây chun vặn lại.
Nhưng cũng như số phận của máy bay cánh cố định, các ý tưởng về máy bay trực thăng chỉ có ý nghĩa hiện thực từ cuối thế kỷ 19, khi con người đã có động cơ nhiệt là nguồn năng lượng để bay.
Bản vẽ trực thăng sơ khởi của Leonardo Da Vinci
Chiếc trực thăng quân sự đầu tiên thực hiện chiến dịch ở Burma năm 1944 cùng với lực lượng Đặc nhiệm Mỹ (American Air Commando) và nó là một mẫu thử nghiệm.
Những năm sau đó, chiếc trực thăng Sikorsky R-4 được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ với vai trò trinh sát, nó được phát triển bởi công ty của Ivan Sikorsky.
Ivan Sikorsky đã từng bay chiếc VS-300 đầu tiên với động cơ rotor do ông tự chế tạo vào ngày 14/9/1939.
VS-300 là trực thăng có rotor đuôi đầu tiên trên thế giới và Ivan Sikorsky đã chứng minh rằng nhờ rotor đuôi mà trực thăng có thể chống lại mô men xoắn của rotor chính (nếu không có rotor đuôi, rotor chính quay hướng nào thì thân trực thăng sẽ bị vặn ngược lại).
Chiếc VS-300 do Ivan Sikorsky cầm lái thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 14/9/1939
Việc quân đội đưa trực thăng vào sử dụng sớm là điều hiển nhiên nhờ khả năng cất/ hạ cánh thẳng đứng của nó. Tuy nhiên những trực thăng quân sự đời đầu rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực súng trường.
Ngoài ra, những rung động do trực thăng gây ra làm việc ngắm bắn ổn định trở nên bất khả thi và không tải được trọng lượng nặng.
Tuy nhiên trong một thời gian ngắn, Sikorsky đã khắc phục được những hạn chế đó và xây dựng một trực thăng quân sự huấn luyện đáng tin cậy hơn, có thể bay và nâng được tải trọng của 2 người lớn.
Chiếc Sikorsky R-4 được phát triển từ VS-300 và phục vụ trong quân đội Mỹ từ những năm 1942 - 1944
Một nhà sản xuất khác đó là Bell Helicopter, trong năm 1943, Arthur.M. Young đã thiết kế và cho ra mắt một trực thăng cỡ nhỏ công suất 160 mã lực, nâng được 1 phi công, đó là Model 30.
Bell Model 30, trực thăng đầu tiên do Bell Helicopter Company chế tạo, thiết kế bởi Arthur.M.Young
Đến năm 1950, công ty này đã sản xuất trực thăng 200 mã lực Model 47 cho quân đội Mỹ phục vụ chiến tranh Triều Tiên, nhưng chiếc trực thăng nhỏ bé này chỉ có thể nâng được 2 phi công, chủ yếu làm nhiệm vụ trinh sát.
Bell Model 47 phục vụ quân đội Mỹ trong giai đoạn chiến tranh Triều Tiên
Đến tháng 6/1955, Bell Helicopter đã trình làng một loại trực thăng chở quân cực kỳ mạnh mẽ và là tiền thân của trực thăng quân sự hiện đại, đó chính là chiếc Bell-212, biệt danh "Huey". Động cơ công suất 700 mã lực của Bell-212 giúp nó mang được hàng hóa có trọng lượng nặng hơn.
UH-1B Huey
Trong giai đoạn 1960 - 1970, cuộc chiến ở Việt Nam đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của trực thăng quân sự và vũ khí của nó. Chiếc "Huey" được đổi tên thành UH-1 vào năm 1962, động cơ được cải tiến và thân được làm rộng hơn với sức chứa lên đến 12 lính.
Những chiếc UH-1 này có thể nhanh chóng đưa binh sĩ đến chiến trường, thiết lập phục kích, tải thương, sơ tán và nhiều nhiệm vụ khác. Trước khi có UH-1 thì phần lớn những nhiệm vụ này được thực hiện bởi các xe Jeep.
UH-1 thả quân trên chiến trường miền Nam Việt Nam
Không chỉ ở Mỹ hay Anh, sau chiến tranh thế giới thứ 2, công ty Westland tại Somerset đã cho ra mắt trực thăng Dragonfly vào năm 1950, một phiên bản của trực thăng hạng nhẹ Sikorsky S-51.
30 năm sau, Westland là 1 trong 2 công ty chế tạo trực thăng lớn nhất bên ngoài nước Mỹ, sau công ty Aerospatiale của Pháp.
Một số mẫu trực thăng nổi tiếng của Westland như Westland Sea King, Westland Lynx hay Gazelle rất được ưa chuộng và được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Westland Lynx cũng là một trong những mẫu trực thăng bay nhanh nhất từ trước tới nay.
Westland/Sikorsky S-51 Dragonfly
Có 3 loại trực thăng quân sự chính được dùng trong chiến tranh hiện đại, đó là:
Trực thăng tấn công chuyên dùng để diệt xe tăng, các phương tiện cơ giới, bộ binh.
AH-1Z Viper của Thủy quân Lục chiến Mỹ
Trực thăng vận tải hạng nặng được dùng như "xe tải bay" để vận chuyển các thiết bị quân sự hạng nặng và chở nhiều lính ra chiến trường.
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion
Trực thăng đa dụng, loại trực thăng này là một phiên bản vận tải nhưng nhỏ hơn, phù hợp với các nhiệm vụ trinh sát, sơ tán, cứu thương...
UH-60 Black Hawk - trực thăng đa năng của quân đội Mỹ
Ngoài ra cũng có một số trực thăng chuyên dùng cho những nhiệm vụ đăc biệt như thu thập thông tin tín hiệu radio đối phương, dò mìn, thủy lôi, chống ngầm, cần cẩu bay...
Trực thăng chống ngầm SH-60 Sea Hawk
(Còn tiếp)
Theo Tri Thức
Ấn Độ kêu gọi các láng giềng giúp truy tìm nhóm thảm sát Ấn Độ triển khai thêm 6.000 nhân viên an ninh, trực thăng quân sự đến khu vực mà nhóm vũ trang tiến hành hàng loạt các vụ tấn công bộ lạc. Ấn Độ hôm qua (26/12) hối thúc các nước láng giềng giúp tìm kiếm nhóm vũ trang đã thảm sát 69 người dân tại bang Assam. Quân đội nước này cũng đang...