Thợ hồ già và “món nợ” ở Sài Gòn: Hết dịch để xây xong nhà cho chủ
Trên chuyến xe hồi hương trong những ngày giãn cách siết chặt, nhiều bà con ở Phú Yên vẫn đau đáu nỗi luyến tiếc với TP.HCM.
Thông tin từ Thanh Niên, tính đến chiều ngày 31/8, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức đưa gần 7.000 người từ các tỉnh phía Nam về địa phương. Chỉ riêng trong tối cùng ngày, 750 người có hoàn cảnh khó khăn đã được tỉnh tạo điều kiện về với gia đình.
Nhân viên điều phối xe đưa bà con Phú Yên về quê nhà. (Ảnh: Thanh Niên)
Người thợ hồ già và “món nợ” ở Sài Gòn
Trên chuyến xe hồi hương, UBND tỉnh Phú Yên và Hội đồng hương tỉnh Phú Yên tại TP.HCM đã chuẩn bị cho mỗi người 1 khẩu phần ăn gồm bánh bao, sữa, nước. Kinh phí chuẩn bị cho hoạt động này khoảng 300 triệu đồng, được 2 đơn vị vận động hỗ trợ từ các mạnh thường quân. Chuyến xe sẽ chạy thẳng một mạch từ TP.HCM về Phú Yên trong đêm nhằm đảm bảo công tác an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Về quê trên chuyến xe 0 đồng đều là bà con có hoàn cảnh khó khăn, làm công việc vất vả. Như ông Đ.V.T, dù đã 71 tuổi nhưng vẫn rời quê vào TP.HCM làm thợ hồ. Cầm miếng bánh bao trên tay, ông T. cho biết nhóm có 12 thợ nhưng vì dịch nên mỗi người một nẻo. May mắn, sau gần 3 tháng cầm cự trong mùa dịch, ông đã được tỉnh tạo điều kiện về nhà. Ngày rời thành phố, ông T. vẫn đau đáu nỗi niềm về “món nợ” với chủ nhà vì chưa hoàn thiện xong công trình.
Người thợ hồ già từ TP.HCM về quê tránh dịch. (Ảnh: Đ.P)
Chia sẻ với Thanh Niên, ông nghẹn ngào: ” Mong hết dịch, anh em tụi tui gom lại, xây cho xong để họ có nhà để ở. Xây xong, tụi tui cũng có tiền công thợ “. Không chỉ riêng ông T., nhiều bà con Phú Yên khác cũng mong TP.HCM hết dịch để trở lại với công việc.
Chuyến xe hồi hương mang nhiều cảm xúc nhưng vẫn được tổ chức chặt chẽ, xét nghiệm PCR miễn phí. Dự tính trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đón thêm khoảng 2.000 người từ TP.HCM về Phú Yên.
Cuộc gọi lúc nửa đêm và hành trình về quê của thai phụ
Trước đó, vào ngày 18/8, báo Vietnamnet cũng đưa tin về trường hợp một thai phụ được kịp thời hỗ trợ, đưa về quê nhà. Cụ thể, theo bà Phạm Thị Minh Hiền – Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh – Xã hội tỉnh Phú Yên, chị T.T.T.T (sinh năm 1997) làm công nhân tại Bình Dương và đang mang bầu hơn 8 tháng. Khi các tỉnh phía Nam bùng dịch, chị T. cùng chồng nghỉ việc, sống trong nhà trọ cầm cự qua ngày, chờ hết giãn cách về quê.
Không riêng Phú Yên, nhiều tỉnh miền Trung cũng hỗ trợ đưa thai phụ về quê. (Ảnh: VnExpress)
Dịch kéo dài, lo sợ vợ không về quê kịp kỳ sinh nở, chồng chị T. đã quyết định gói đồ đạc rồi hồi hương bằng xe máy nhưng không thể qua chốt kiểm soát. Trong lúc này, người chồng đã gọi điện cầu cứu đường dây nóng của địa phương ngay trong đêm, vừa khóc vừa nói khiến bà Minh Hiền và cán bộ trực điện thoại xúc động. Ngay sau đó, Sở Lao động Thương binh – Xã hội tỉnh Phú Yên đã điều phối, đưa chị T. vào danh sách ưu tiên về quê trong chuyến xe gần nhất.
UBND tỉnh Phú Yên tạo điều kiện cho tất cả mọi người được trở về với gia đình. (Ảnh: Vietnamnet)
Những chuyến xe hồi hương đều mang nặng nghĩa tình đồng bào, tương thân tương ái và hướng tới ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mong rằng trong thời gian tới, thành phố sẽ sớm ổn định để bà con có thể trở lại với công việc đời thường như trước kia.
Hỗ trợ nhóm thợ hồ trụ giữa mùa dịch Covid-19 ở Sài Gòn
Cảm thông với hoàn cảnh của những người thợ hồ gặp khó khăn ở Sài Gòn trong bài viết được Thanh Niên đăng tải, Công ty xi măng INSEE muốn hỗ trợ 500.000 đồng cho mỗi người để giúp họ phần nào trang trải giữa mùa dịch.
Những người thợ hồ ở tại lán công trình giữa mùa dịch. LÊ HỒNG HẠNH
Sau khi Báo Thanh Niên đăng tải bài viết "Ở yên tại Sài Gòn giữa dịch Covid-19: Mì gói và tô cơm ngon được nhiều người mang đến" hôm 2.8, chia sẻ câu chuyện về 4 người thợ hồ gặp khó khăn ở Sài Gòn khi công trình tạm dừng xây dựng và không có xe để về quê, Công ty xi măng INSEE đã kết nối với Báo Thanh Niên để chung tay hỗ trợ các nhân vật và những người cùng cảnh ngộ gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, thông qua Báo Thanh Niên, Công ty xi măng INSEE sẽ dành 300 suất quà, mỗi phần là tiền mặt hoặc thẻ mua hàng trị giá 500.000 đồng, với tổng số tiền 150 triệu đồng, để san sẻ phần nào với những người làm thợ hồ đang rất khó khăn khi vừa không thể làm việc do công trình dừng hoạt động, vừa không thể về quê và phải ở lại Sài Gòn.
Báo Thanh Niên đang kết nối với các đơn vị quận, huyện đoàn tại TP.HCM để kịp thời tiếp cận và đồng hành với nhà tài trợ trao những suất quà trên tới tay những người thợ hồ khó khăn trong thời gian sớm nhất.
Ước mơ của 4 thợ hồ kẹt lại Sài Gòn, 2 tuần ăn mì tôm qua bữa
Cắn răng ở yên vì nghĩ rằng "dăm ba bữa rồi hết dịch" nhưng không ngờ dịch bệnh kéo dài khiến 4 người thợ hồ là ông Nguyễn Khắc Bính (57 tuổi), ông Lê Duy Kỳ (47 tuổi), ông Trần Đăng Gấm (50 tuổi), và con trai 18 tuổi của ông Gấm phải trụ lại Sài Gòn khi công trình tạm dừng hoạt động, không có xe để về quê.
Nhóm ông Bính từ huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) vào TP.HCM nhận xây công trình ở Q.Gò Vấp từ ngày 12.5. Chưa được bao lâu thì Gò Vấp thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nên công trình tạm ngưng hoạt động. Sau khi được hoạt động lại, ép cọc được 2 tuần thì TP.HCM giãn cách toàn TP theo Chỉ thị 16 khiến công trình phải tạm ngưng hoàn toàn đến nay.
Làm thợ hồ ở Sài Gòn hơn 10 năm nay, ông Bính thường dựng lán tại công trình ở tạm để tiết kiệm tiền thuê phòng trọ và các loại chi phí khác. Dịch Covid-19 bùng phát mạnh, những người thợ miền Tây khăn gói về quê. Ông Bính cùng những anh em đồng hương không còn cách nào khác phải tiếp tục sống tại lán.
Lán được 4 người dựng tạm bợ bằng tấm bạt che nắng che mưa, vài tấm ván để ngả lưng, ban ngày dẹp vào để làm công trình. Sài Gòn mưa nắng thất thường, những ngày trời nắng lán nóng hầm hập rát da rát thịt, mưa gió thì tốc lên các ông phải dầm mưa ra cột lại. Ngồi co ro một góc trong lán để trú mưa, những đêm trời mưa lớn xem như thức trắng.
Khuôn mặt khắc khổ, chân tay nứt nẻ, ông Bính, ông Kỳ và ông Gấm đều là trụ cột chính của gia đình, đi làm thuê để nuôi con ăn học. Mỗi năm cả 3 sẽ vào Sài Gòn làm công trình 2 lần, mỗi lần khoảng 4 đến 5 tháng. Đến vụ mùa ở quê thì về làm việc nhà rồi lại khăn gói đi làm ăn xa.
4 người chỉ có dăm ba bộ quần áo, vài cái bát, một ấm siêu tốc để nấu nước và gói bột giặt dùng để giặt áo quần và rửa chén bát. Tắm rửa sinh hoạt đều sử dụng vòi nước ở trong công trình, không có thau chậu, các ông sử dụng xe rùa để giặt đồ và rửa chén.
"Tiền anh em đã cạn kiệt, vì chỉ làm 2 tuần lương, mà tuần cao nhất cũng chỉ được 4 - 5 ngày, trả nợ tiền vay mượn vào những ngày đầu mới vào, tiêu xài tiết kiệm nhưng rồi cũng hết. Tính ra đã 2 tuần ăn mì tôm rồi", ông nói...
BOT xa lộ Hà Nội thử nghiệm hệ thống thu phí 0 đồng Tư 22h15 đêm 27-3, tram thu phi tại xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức (TP.HCM) băt đâu vân hanh thư nghiêm bằng hệ thống thu phí 0 đồng đê chuân bi cho kê hoach thu phi chinh thưc tư ngày 1-4. Ghi nhân của Tuổi Trẻ Online đêm 27-3, trạm thu phí bằng vé có giá 0 đồng tại xa lộ Hà...