‘Thợ đào có trâu cày như nông dân có đất’
Thương lái ở TP.HCM cho rằng các thợ đào tiền ảo hiện nay vẫn đang kiên quyết bám trụ với trâu cày tiền ảo như người nông dân bám đất, dù giá Bitcoin và Ethereum có lúc giảm sốc còn một nửa so với đỉnh thời gian qua.
Thợ đào Việt vẫn giữ “trâu”
Khi Bitcoin trải qua đợt giảm giá sốc nhất kể từ hồi tháng 2, các game thủ tỏ ra vô cùng phấn khích vì cho rằng sắp được mua “trâu cày” – card màn hình dùng để đào tiền ảo – với giá rẻ.
Anh Sơn Hải (Hà Nội) từng bán một chiếc GTX 1660 Super giá 6,5 triệu đồng vào năm ngoái vì cần tiền mặt gấp. Đến nay, khi cần mua lại để giải trí, anh giật mình khi thấy giá được rao không dưới 15 triệu đồng nhưng phải mua kèm máy, hoặc cộng thêm 3 – 4 triệu đồng nếu mua lẻ.
Dù tiền ảo đã tụt giá rất sốc trong thời gian ngắn vừa qua, anh Hải tiếp tục săn lùng hàng cũ nhưng cũng đành bất lực vì ‘người có thì không bán mà người bán thì không có’. Hiện thương lái vẫn rao bán một dàn trâu 8 chân GTX 1660Ti 6GB (new) với giá 135 triệu đồng/dàn.
Cũng như anh Hải, nhiều game thủ đã trót bán VGA trước khi cơn sốt tiền ảo bùng nổ hoặc tranh thủ bán kiếm lời để chờ VGA hạ nhiệt nhằm mua lại với giá rẻ đều không thể tìm được card màn hình ưng ý với giá cả phù hợp vào lúc này.
Tổng công suất đào Ethereum vẫn không giảm, thậm chí còn lập đỉnh vào ngày 20/5.
Lý giải cho điều này, anh Nguyễn Bảo (TP.HCM) cho rằng các thợ đào vẫn chưa xả trâu vì đợt sụt giá vừa qua gần như không ảnh hưởng tới dân đào tiền ảo, vốn kiên trì đào Ethereum với lợi nhuận khoảng 3-4%/ngày.
Video đang HOT
“Việc tiền ảo giảm giá đến 50% cũng không ảnh hưởng gì đến các thợ đào. Họ vẫn có niềm tin vào đồng tiền số này ít nhất là cho đến hôm nay”, anh cho biết khi căn cứ vào độ khó đào cũng như sức mạnh đào (hashrate) không hề giảm trong những ngày qua. Đây là một minh chứng cho thấy các mỏ đào tiền ảo vẫn hoạt động với công suất như bình thường.
Anh Bảo cho biết khi thị trường đi xuống, anh đã lùng sục các nơi để tìm thu mua trâu cũ giá cao nhưng không được. Trường hợp tồi tệ nhất xảy ra, thợ đào chỉ đắp chiếu cho trâu và chờ thời điểm thích hợp để đào tiếp vì “thợ đào có trâu cũng như người nông dân có đất”, anh kết luận.
Thợ đào thế giới đang gồng lỗ
Không chỉ Việt Nam, xu hướng giữ coin cũng được phản ánh rõ với thợ đào thế giới. Biểu đồ của CryptoQuant cho thấy các thợ đào Bitcoin chỉ xả ra một lượng lớn đồng này vào tháng 1 và tháng 3, sau đó giảm dần và bán ra ổn định trong suốt hai tháng tiếp theo.
Điều đó cho thấy, ngay cả khi Bitcoin chạm đáy 32.000 USD hôm 19/5, thợ đào thế giới vẫn không ồ ạt xả Bitcoin.
Tổng số Bitcoin được chuyển ra khỏi ví các thợ đào chỉ tăng nhẹ trong một ngày trước khi về mức ổn định.
Nhưng giá Bitcoin sau khi hồi phục lại tiếp tục giảm trong các ngày 21/5 và 23/5. Chủ yếu là vì những tin tức tốt xấu đan xen như Trung Quốc trấn áp hoạt động đào và giao dịch tiền ảo, Iran tạm cấm đào tiền ảo đến tháng 9/2021 hay Hội đồng khai thác Bitcoin được thành lập hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, giảm khí thải nhà kính phát ra từ hoạt động đào tiền ảo.
Vậy Bitcoin giảm vì đâu? Dữ liệu từ Glassnode (ảnh trên) cho thấy đó có thể là vì các siêu cá mập đã xả. Thống kê chỉ ra các ví nắm giữ từ 1.000 – 10.000 Bitcoin đã liên tục giảm từ hồi tháng 2 đến giờ. Ở chiều ngược lại, các ví giữ từ 100 đến dưới 1.000 Bitcoin liên tục tăng trong cùng thời điểm.
Điều này nghĩa là các siêu cá mập có xu hướng bán bớt Bitcoin và đầu tư vào danh mục khác. Tính đến chiều ngày 27/5, tổng vốn hóa toàn thị trường hiện đạt gần 1.700 tỷ USD với Bitcoin giữ giá trị khoảng 38.000 USD, giảm 4% so với một ngày trước đó.
Tiền điện tử 'hạ nhiệt' nhưng giá VGA không giảm
Tiền điện tử giảm giá nhưng vẫn ở mức "có lãi", nên các thợ đào coin chưa xả hàng card đồ họa, trong khi linh kiện ngày càng khan hiếm.
Liên tiếp nghe thông tin giá Bitcoin và các loại tiền điện tử lao dốc những ngày gần đây, Tùng Lâm (Hà Nội) lên các hội nhóm mua bán linh kiện cũng như các cửa hàng máy tính, với hy vọng mua được card đồ họa "giá rẻ". Nhưng sau vài tiếng tìm kiếm, anh vẫn "trắng tay" vì chưa được sản phẩm với giá như kỳ vọng.
Chiếc VGA Lâm định mua phục vụ cho việc làm đồ họa là GTX 1050Ti - dòng card phổ thông, từng có giá hơn 3 triệu đồng. Tuy nhiên, ngay cả ở những bài rao "xả hàng", người bán vẫn "đòi" 5 đến 6 triệu đồng.
Trên các hội nhóm mua bán linh kiện máy tính, mỗi khi thị trường tiền điện tử đón tin xấu, hàng loạt bài viết "họp chợ, xả hàng" lại xuất hiện. Nhưng theo đánh giá của nhiều người, khó có thể mua được "hàng xả" giá tốt, chất lượng cao, dù tiền điện tử liên tiếp giảm giá.
"Giá bán vẫn còn quá cao, gần như không có gì thay đổi so với thời kỳ coin lên giá cả", Quốc Hải, một người tìm mua linh kiện cho biết.
Tương tự Lâm, mỗi khi tiền điện tử xuống giá, Hải lại lên các hội nhóm, xem các bài viết "xả hàng" với hy vọng tìm được người nào đó bán linh kiện máy tính với giá tốt. "Họ chỉ lấy cớ xả hàng thôi, còn giá vẫn rất cao, thậm chí người mua còn rủi ro hơn vì có thể dính card dùng lâu", anh Hải nhận định.
Card đồ họa "xả hàng" vẫn ở mức cao.
Từ đầu năm 2021 đến nay, khi giá tiền điện tử liên tục tăng, Bitcoin vượt mốc 60.000 USD mỗi đồng, Ethereum trên 40.000 USD, giá của các mẫu card đồ họa như RTX 3080/3090 ở mức 35 đến 40 triệu đồng, tăng hàng chục triệu đồng so với trước đây, hay mẫu GeForce GTX 1660 Super từng có giá khoảng 5 triệu đồng, cũng bị đẩy lên 10 triệu đồng. Hầu hết các dòng card đồ họa trên thị trường đều khan hàng, bị đẩy giá lên cao gấp đôi, và nhiều cửa hàng chỉ bán khi mua kèm cả bộ máy tính. Đến nay, khi Bitcoin giá 40.000 USD, Ethereum giá khoảng 2.700 USD, giá các loại card màn hình không có xu hướng giảm.
Theo Đức Tiến, chủ cửa hàng máy tính trên phố Thái Hà (Hà Nội), người mua chưa thể kỳ vọng tìm được sản phẩm giá tốt lúc này. So với đợt giảm mạnh của tiền điện tử năm 2018 khiến các thợ đào phải "xả" hàng gấp, giá linh kiện rẻ, đợt này tiền điện tử tuy giảm nhưng vẫn ở mức "có lãi".
"Các thợ đào Việt Nam hiện nay chủ yếu đào đồng ETH. Theo tính toán, với giá ETH khoảng 1.500 USD, người chơi vẫn có lãi. Vì vậy, chỉ khi nào giá đồng tiền này xuống dưới 2.000, mới có thể xảy ra các đợt xả hàng card đồ họa", anh Tiến nhận định.
Theo Vũ Nam, một người chuyên lắp ráp máy tính tại Hà Nội, giá của card đồ họa bắt đầu tăng từ nửa cuối năm 2020, khi giá của BTC vượt 10.000 USD, còn ETH ở mức gần 1.000 USD. Vì vậy, với mức giảm của tiền số hiện tại, các thợ đào gần như "mặc kệ" và người dùng khó hy vọng vào các đợt xả hàng.
Bên cạnh đó, theo một số cửa hàng kinh doanh linh kiện máy tính, thị trường thiết bị điện tử còn đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, khiến nguồn cung chip và các thành phần khác khan hiếm, chi phí vận chuyển cũng tăng. "Theo một số nhà sản xuất, có thể đến năm 2022, khi nguồn cung dồi dào trở lại, linh kiện máy tính mới giảm giá", đại diện một cửa hàng kinh doanh máy tính tại Hà Nội chia sẻ.
Bên cạnh card đồ họa, một thành phần khác trong máy tính là ổ cứng cũng khan hiếm sau "cơn sốt" đào tiền ảo Chia. Nhiều cửa hàng và nhà phân phối linh kiện tại Việt Nam cho biết, các mẫu ổ cứng dung lượng cao, từ 4T trở lên, có doanh số tăng mạnh và liên tục rơi vào tình trạng cháy hàng vì bị thu gom để đào "Bitcoin xanh".
Truy quét trại trồng cần sa, phát hiện mỏ đào Bitcoin trái phép Trong quá trình truy quét các trang trại cần sa, cảnh sát Anh phát hiện mỏ đào Bitcoin trái phép, dùng điện lậu. Ngày 18/5, cảnh sát Anh được trình báo về một trang trại nghi ngờ trồng cần sa hoạt động trong khu công nghiệp ở Sandwell, ngoại ô của quận West Midlands. Tuy nhiên, khi ập vào, cảnh sát phát hiện...