Thịt thỏ – Thức ăn, vị thuốc
Thịt thỏ là loại thịt trắng, nhiều nạc, giàu sinh dưỡng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thịt thỏ chứa 38,4% nước, 11,8% protid, 4,4% lipid, 11,6mg% calci, 123,2mg% phospho, 0,9mg% sắt, 4,2mg% vitamin PP…
Theo quan niệm y học cổ truyền thịt thỏ có tên thỏ nhục, vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê, chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát (nhất là những người vừa ốm dậy), dạ dày nóng gây nôn,..
Sau đây là một số bài thuốc
Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, gầy yếu: thịt thỏ 100-200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo tàu 15-20g, rồi ăn nóng. Ngày làm một lần, một tuần ăn 2 lần. Mỗi liệu trình ăn 7-10 ngày.
Bài 2: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Thịt thỏ 100-200g, câu kỷ tử 15g. Đun nhỏ lửa với nước đến khi thịt nhừ, thêm ít muối, ăn làm một lần trong ngày. Dùng 7-12 ngày.
Thịt thỏ hầm câu kỷ tử hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
Video đang HOT
Bài 3:
Chữa chứng bệnh mất ngủ và hay mộng mị, tăng huyết áp: Thịt thỏ 500g, bách hợp, tam thất mỗi vị 12g, rửa sạch thịt thỏ, thái thành miếng, bách hợp, thái tam thất rửa sạch. Cho cả ba thứ vào trong nồi, cho nước vừa đủ ngập, đun sôi xong để nhỏ lửa cho sôi lăn tăn đến khi thịt chín nhừ, cho các gia vị vào là được. Dùng ăn nóng, ngày một lần, dùng liền 5-10 ngày.
Bài 4: Chữa thiếu máu, bổ ích gan thận, bổ trung ích khí: Câu kỷ tử 15g, thịt thỏ 250g. Rửa sạch câu kỷ tử cùng thịt thỏ thái miếng cho vào nồi với lượng nước vừa, dùng lửa nhỏ đun đến nhừ, nêm gia vị vừa đủ là được. Ngày một bữa, ăn thay thức ăn vào bữa cơm.
Bên cạnh đó, các bộ phận của thỏ đều được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trấn tĩnh, giải độc, tiêu sưng, háo khát dưới dạng nước sắc. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan, làm sáng mắt chữa choáng váng do gan yếu. Tuy nhiên, muốn sử dụng các bài thuốc trên cho hiệu quả và phù hợp với từng cơ địa phải đến các cơ sở đông y để được bắt mạch và điều trị.
Theo SK&ĐS
Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc
Ngải cứu là cây quen thuộc trong mỗi gia đình bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bộ phận dùng làm thuốc cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh...
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng ngải cứu:
Chữa kinh nguyệt không đều:
8g ngải cứu khô, đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa và tối. Hoặc ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 8g.
Tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống khi thuốc còn ấm. Cả hai đơn thuốc trên nên uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
Chữa đau đầu:
Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng.
Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.
Trị chứng đau bụng do lạnh:
Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải cứu tươi 70g, hơ nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.
Chữa đau lưng do gai cột sống: Ngải cứu tươi 250g, dấm gạo 150ml, miếng vải mỏng, mềm. Ngải cứu rửa sạch, giã nát. Dấm đun cho nóng. Dùng mảnh vải gói ngải cứu giã nát trộn với dấm đã đun nóng đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, nên hâm nóng thuốc thường xuyên.
Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Và thực hiện liên tục từ 3 - 5 tháng.
An thai:
Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, 50g lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước uống, nên cho ít đường dễ uống. Ngày uống 1 lần sau khi ăn sáng.
Giúp tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh:
Ngải cứu tươi 200g, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất, mỗi vị 10g, gà ri 1 con. Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ xâm xấp nước, cho gia vị vừa đủ, đun cho đến khi gà mềm nhừ.
Nên ăn nóng. Một tuần ăn 1 lần. Bài thuốc này giúp cơ thể khoẻ mạnh, xương cốt dẻo dai.
Theo SKĐS
Bắp cải - Loại rau nhiều dinh dưỡng nhất mùa đông Bạn hãy cải thiện sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng việc chăm chỉ ăn bắp cải ít nhất mỗi lần/ tuần trong mùa đông này để nhận được nhiều dinh dưỡng quý giá nhé! Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bắp cải - Calo: 25 - Chất béo: 0 g - Cholesterol: 0 mg - Natri: 18 mg -...