Thịt thỏ bổ cho người gầy yếu
Thịt thỏ có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê, chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát, những người vừa ốm dậy, dạ dày nóng gây nôn, đái ra máu.
Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: Thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thuỷ hoặc nấu chín nhừ với táo tàu 20g, rồi ăn nóng. Ngày làm một lần.
Chữa đái tháo đường: Thịt thỏ 200g, kỷ tử 15g. Đun nhỏ lửa với nước đến khi thịt nhừ, thêm ít muối, ăn làm một lần trong ngày. Dùng 10 ngày.
Chữa can thận bất túc, tóc bạc sớm, người gầy còm khô khẳng, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối, thần kinh mệt mỏi, tứ chi mềm yếu: Thịt thỏ 500g, vừng đen 30g, hành, gừng, mì chính, muối tiêu, dầu vừng, nước sốt lượng vừa đủ.
Thỏ mổ thịt lột vỏ bỏ da, móng chân, nội tạng. Cho thịt vào trong nồi nhúng cho đến hết máu ở thịt, sau khi sôi, hớt bọt, bỏ vào đó các thứ gia vị nói trên như hành, gừng, muối tiêu, xong đun tiếp cho thịt chín, vớt ra, để hơi nguội đôi chút , lại bỏ vào trong nồi nước sôi, đun nhỏ lửa 1 giờ, vớt ra để nguội.
Video đang HOT
Thịt thỏ có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê,
chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát…
Chặt thành miếng vuông khoảng 2cm bày lên đĩa to. Đem vừng đen vo sạch xong rang chín thấy có mùi thơm. Ở trong bát đã bỏ sẵn mì chính, dầu vừng, trộn đều vừa khoả vừa bỏ vừng đen đã rang chín kỹ vào sau đó tưới nước sốt đó lên đĩa thịt thỏ bày sẵn ăn kèm với các thứ gia vị kèm theo.
Chữa chứng bệnh bội nhiễm do điều trị các loại ung thư bằng tia phóng xạ gây nên, bị bệnh ở mạch vành của tim, bị xơ cứng mạch máu, bị trẹo đau vùng thắt lưng, chân tay tê, mất ngủ và hay mộng mị, cao huyết áp: Rửa sạch bách hợp, thái tam thất thành những lát nhỏ.
Rửa sạch thịt thỏ, thái thành miếng. Cho cả ba thứ vào trong nồi, cho nước vừa phải vào đun sôi xong để nhỏ lửa cho sôi lăn tăn đến khi thịt chín nhừ, cho các gia vị vào là được.
Nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trần tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng…
Xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan. Ngày dùng 16 – 20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Tiết thỏ có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, lương huyết, chữa các chứng ngộ độc.
Uống ngay khi mới cắt tiết thỏ, mỗi lần một chén nhỏ. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính, tán bột, rắc để làm lành các vết thương, vết bỏng, nhất là những vết lâu ngày không khỏi.
Óc thỏ (thỏ não) luyện với đinh hương, nhũ hương và xạ hương làm thành viên, uống làm thuốc trợ sản chữa đẻ khó.
Đầu thỏ (thỏ đầu cốt) 1 cái, làm sạch, chặt nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hết làm một lần trong ngày để chữa cam lỵ, trẻ em trúng độc, sang lở.
Ăn thịt thỏ có khi cũng có tác dụng phụ, có một số người không nên ăn, nhất là những người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm tình dục, Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với cá loại thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn.
Theo Bee
Món ăn trị bệnh thiếu máu
Đông y cho rằng, điều trị bệnh thiếu máu, ngoài việc tăng cường dinh dưỡng và bổ máu, cần phải bắt đầu từ bổ thận, vì tinh hoa trong thận tạo ra máu.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu
Theo lương y Vũ Quốc Trung (TP.HCM), thông thường, thiếu máu là do dinh dưỡng không đầy đủ (nhất là thiếu sắt), mất máu mãn tính hoặc có thể do cơ thể suy nhược. Biểu hiện của bệnh thiếu máu ngoài huyết sắc tố giảm, còn kèm theo hàng loạt triệu chứng như: nóng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, hay hoảng sợ, tim đập nhanh, ngủ không yên, mệt mỏi rã rời, móng tay lõm xuống dễ bị nứt nẻ, đầu óc không tập trung, ăn không ngon, nếu là nữ thì kinh nguyệt hay thất thường (chu kỳ kinh không đều).
Đông y cho rằng, điều trị bệnh thiếu máu, ngoài việc tăng cường dinh dưỡng và bổ máu, cần phải bắt đầu từ bổ thận, vì tinh hoa trong thận tạo ra máu. Nếu có bệnh xuất huyết mãn tính như xuất huyết nhiều lúc hành kinh, bệnh giun móc, xuất huyết vì loét dạ dày... phải kịp thời điều trị. Trước khi bồi bổ dinh dưỡng phải chú trọng điều chỉnh khả năng tiêu hóa và tiếp thu thức ăn của dạ dày. Ngoài những thực phẩm bổ máu như thịt cá, cần tăng cường vitamin C, và các chất diệp lục có trong các loại hoa quả và rau tươi có màu sắc như: quýt, cam, táo chua, đào, cà, hồng, rau cần, hạnh đào, nho, sữa ong chúa, nấm mèo đen...
Nếu bị bệnh dạ dày, không nên uống thuốc trị bệnh cùng lúc với thuốc bổ máu và bổ sắt.
Thuốc bổ máu không được uống cùng với thuốc tetracylin, sẽ gây cản trở cho việc hấp thụ. Có một số thuốc gây ức chế cho việc bổ máu như: Cloromixin, cimetidine... trong thời kỳ điều trị thiếu máu, cố gắng không nên dùng những thuốc này.
Những món ăn và bài thuốc cho người thiếu máu
Về ăn uống, theo lương y Vũ Quốc Trung, có thể dùng một số món dưới đây cho những người thiếu máu như:
- Dùng nửa kg lươn, làm sạch rồi đem nấu với 100g vị thuốc hoàng kỳ, nêm nếm gia vị vừa dùng; dùng tiết heo và rau chân vịt mỗi thứ 250g đem nấu canh để ăn.
- Lấy 20g mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), 10 trái hồng táo, cùng một ít đường đỏ đem nấu chung để dùng; dùng 50g táo đỏ, 50g đậu xanh đem nấu chung, rồi cho đường đỏ vào. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 15 ngày trong 1 đợt; Lấy 9g cùi long nhãn, 15g lạc nhân (còn cả vỏ đỏ bên ngoài) cùng một lượng nước vừa đủ đem nấu ăn. Dùng 2 cái xương ống chân dê, 20 trái táo đỏ, một lượng gạo nếp vừa đủ. Đập nát xương dê cho cùng táo đỏ và gạo nếp vào nấu cháo loãng, mỗi ngày ăn 2-3 lần như thế, ăn nửa tháng là 1 đợt.
- Dùng 150g gan heo, 300g rau chân vịt. Rau rửa sạch, thái đoạn, gan thái mỏng. Nấu nước khi nước sôi thì cho gừng, muối, và gan cùng rau vào nấu đến chín để dùng.
- Lấy 50g gân bò, 50g kê huyết đằng, 12g cao bổ xương. Tất cả rửa sạch cho vào nồi nước nấu liên tục trong 1 tiếng đồng hồ để lấy nước dùng.
- Dùng một con gà mái tơ (chừng 1,5 kg), 15g vị thuốc đương quy, 30g đảng sâm. Gà làm sạch bỏ hết nội tạng, sau đó cho đương quy, đảng sâm, hành, gừng vào trong bụng con gà, cột lại rồi đem ninh với lửa nhỏ cho đến nhừ, đem ăn.
Theo Thanh niên