Thịt thăn sốt chua ngọt ăn là ghiền
Thịt thăn sốt chua ngọt còn có hình thức cực kì bắt mắt nhờ màu đỏ tươi ngon hấp dẫn từ những trái cà chua căng mọng được chế biến thành nước sốt phủ lên trên những miếng thịt đậm đà thơm ngon.
1. Nguyên liệu để nấu món thịt thăn sốt chua ngọt
200g thịt lợn thăn. 1 trái ớt xanh. 1/2 củ hành tây. 1 quả trứng. 2 cọng hành lá. 3 lát gừng. 50g dứa. Nước sốt: tương cà, giấm gạo, muối, rượu trắng, đường, nước, bột ngô. Gia vị ướp: 75g bột ngô, 10ml rượu trắng, 1g muối, 2g ngũ vị hương
2. Các bước hướng dẫn cách chế biến món thịt thăn sốt chua ngọt
Bước 1: Để thực hiện món thịt thăn sốt chua ngọt, các bạn cần chuẩn bị thịt thăn tươi ngon ngoài chợ. Nên chọn những miếng thịt còn mới, không có mùi hôi, bạn có thể kiểm tra độ tươi ngon của thịt thăn bằng cách ấn tay lên miếng thịt, nếu phần thịt vừa bị ấn xuống đàn hồi nhanh, có độ căng thì là thịt tươi còn nếu thịt đã để lâu hoặc có dấu hiệu hỏng thì sẽ dể lại vết lõm.
Bước 2: Khi đã đảm bảo mua được thịt thăn tươi về rồi, bạn đem thịt đi rửa sạch và cắt thành các lát dày. Sau đó chúng ta đem thịt đi ướp với 0ml rượu, 1g muối, 2g ngũ vị hương. Chúng ta để thịt ướp trong khoảng 10 phút.
Video đang HOT
Bước 3: Trứng bạn đập ra bát rồi đánh tan ra, trứng đánh chúng ta đổ vào thịt vừa ướp rồi trộn đều.
Bước 4: Bạn chuẩn bị một đĩa bột ngô, chúng ta sẽ gắp các miếng thịt thăn để lăn qua lớp bột ngô này làm áo thịt.
Bước 5: Bây giờ bạn lấy một chiếc chảo sạch ra đặt lên bếp đun nóng với dầu ăn. Dầu sôi thì bạn thả thịt vào chiên đến khi thấy phía ngoài của các viên thịt trở nên khô hơn thì chúng ta vớt ra để ra đĩa lót sẵn giấy thấm dầu cho bớt dầu thừa.
Bước 6: Chúng ta chiên thịt lần nữa tới khi thịt chín vàng đều.
Bước 7: Tiếp theo, bạn cho ớt và hành tây cắt nhỏ vào xào sơ cho bớt mùi hăng rồi vớt ra, để sẵn chuẩn bị chế biến. Chúng ta cho các nguyên liệu để làm nước sốt vào cùng một chiếc bát và trộn đều lên với nhau.
Bước 8: Cuối cùng, để hoàn thiện món ăn, bạn bắc một chảo dầu lên bếp đun nóng rồi cho hành gừng vào phi thơm. Hành gừng dậy mùi thơm rồi bạn thêm tương cà với dứa cắt nhỏ vào đảo. Sau đó bạn cho thịt đã chiên ở bước 6 vào chảo, nêm thêm ớt, hành tây vào đảo sơ qua rồi thêm gia vị. Chúng ta đảo đều hết lên một lúc và tắt bếp.
Vậy là món thịt thăn sốt chua ngọt đã hoàn thiện rồi đấy. Thịt thăn sốt chua ngọt làm khá nhanh mà lại cực hấp dẫn nhờ vị chua chua ngọt ngọt, hình thức bắt mắt rất cuốn hút. Với tiết trời thất thường như hiện nay, món thịt thăn sốt chua ngọt sẽ luôn phù hợp bất kể mưa rào hay nắng nóng. Được ăn một bát cơm nóng kèm thịt thăn sốt chua ngọt chắc chắn sẽ kích thích khẩu vị của bất kì ai. Hãy thử thực hiện món ngon này để có thể chăm sóc được gia đình thân yêu ngay cả khi bạn bận rộn với công việc nhé! Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Theo Nhahanghuongsen
Người giữ hồn ẩm thực Hà Nội xưa
Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Lâm, một trong những điểm tham quan nổi tiếng tại làng cổ Bát Tràng. Hà Nội đầu xuân, nắng đủ đẹp, gió đủ mát và lòng đủ xốn xang khi bước vào một không gian yên ả và dịu nhẹ đến lạ kỳ.
Nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Lâm hào hứng giới thiệu với du khách về nét độc đáo của ẩm thực Hà thành.
Làng cổ Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng. 10h sáng, nhà cô Lâm, chú Đức đã có rất nhiều đoàn khách nước ngoài đến thăm. Giống như chúng tôi, họ đến đây tham quan, chụp ảnh lưu niệm và lưu lại để cùng thưởng thức bữa ăn trưa theo đúng hương vị ẩm thực Hà Nội xưa.
Cô Nguyễn Thị Lâm làm dâu Bát Tràng cũng được hơn 50 năm. Đó cũng là số năm cô gắn bó với những món ăn và luôn ý thức về việc gìn giữ nét văn hóa ẩm thực của Hà Nội cổ. Nước da trắng hồng, dáng người nhỏ nhắn thanh thoát và đôi mắt thông minh lanh lợi của cô Lâm khiến người đối diện khó có thể đoán tuổi thật, bởi cô quá trẻ so với tuổi 72. Có hai đoàn du lịch nước ngoài đến cùng chúng tôi, vì không gọi điện đặt trước, nên có thể sẽ không có cỗ ăn vào bữa trưa. Thấy hai vị khách có vẻ thất vọng, cô Lâm lại gật đầu đồng ý làm thêm hai mâm cỗ. Hôm nay nhà không có ai giúp vì con cháu đi vắng hết, một mình cô Lâm "chân năm - tay mười" xoay xỏa lo cả chục mâm cỗ. Chúng tôi đã được thưởng thức những hương vị ngọt mát đậm đà rất khó diễn tả từ các món ăn do cô Lâm nấu. Không cầu kỳ, không trưng trổ, các món ăn giản dị như chính vùng đất nơi này.
Theo lời cô Lâm, mâm cỗ cổ Hà Nội xưa dành cho các gia đình trung lưu trở lên thường có một bát canh bóng nấu với thịt thăn (không phải mọc) và các loại nấm, cà rốt, xúp lơ; đĩa thịt gà thơm phức; bát chim hầm; đĩa su hào xào mực khô; đĩa miến xào dọc mùng; đĩa chả nem chiên; bát măng xào mực; đĩa ngan nướng hành đường; đĩa hạnh nhân và xôi vò chè đường để tráng miệng. Nhìn vào cách bày biện mâm cỗ, người ta có thể đoán được mức độ khá giả của gia đình. Nếu là nhà giàu thường bày cỗ trong 6 bát, 8 đĩa (gọi là cỗ bát trân) tượng trưng cho sự phát tài phát lộc. Còn gia đình trung lưu và bình dân sẽ biện cỗ giản tiện hơn trong 4 bát, 6 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương.
Ngồi trước thềm nắng chia sẻ với PV Báo Lao Động, cô Lâm nói, cô thích nấu ăn từ bé, nhưng chỉ đến khi về làm dâu Bát Tràng, cô mới thực sự say mê các món ăn. Vốn là con gái Hàng Than, nhà có 9 anh chị em, 7 gái 2 trai, cô Lâm là con thứ 3 trong gia đình, nhưng gia đình khá giả nên cô cũng không mấy khi phải vất vả. Tuy nhiên, cô mê nấu ăn từ nhỏ, nên việc nấu ăn phục vụ thực khách du lịch như bây giờ luôn là sự khám phá tạo ra niềm vui mỗi ngày cho cô Lâm.
Có hai con trai, một con gái và có 8 cháu cả nội cả ngoại, cô Lâm kể, lúc trước ông bà còn sống thì tứ đại đồng đường cùng sống tại đây. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, chỉ còn cô Lâm và chú Đức ở trong căn nhà rộng hơn 600 mét vuông này. Các con cô sống gần đấy, đều có những xưởng gốm ở Bát Tràng để lưu giữ nghề của cha ông mặc dù vẫn đi làm đúng chuyên ngành đại học.
Vừa kể chuyện, cô Lâm vừa thoăn thoắt làm hết việc này đến việc khác. Hầu như không có cả thời gian nghỉ ngơi, nhưng chưa bao giờ thấy vợ chồng cô nói to với nhau. Lúc nào cũng thủ thỉ gọi nhau là "mình ơi" khiến những người trẻ như chúng tôi rất ngưỡng mộ.
Gió sông Hồng thổi mát lạnh. Con đường vào Bát Tràng vẫn tĩnh lặng yên bình. Nơi ấy, vẫn còn những người phụ nữ như cô Lâm, luôn tha thiết để lưu giữ hồn cốt của các món ăn Hà Nội cổ.
Theo.laodong.com.vn
Thịt thăn khô khốc chế biển kiểu này ra món lạ vừa thơm lại vừa ngọt mềm Thịt thăn với 100% là phần nạc, khi ăn dễ tạo cảm giác khô, khiến các bà nội trợ không mấy mặn mà, dù vốn biết loại thịt này chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, kết hợp với chút bột, thêm chút hương thơm của mè, đảm bảo món mới chế biến từ thịt thăn dưới đây khiến cả nhà bạn mê tít....