Thịt luộc cuốn lá mơ
Thịt heo luộc rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Với món thịt heo luộc, người ta có thể ăn kèm với nhiều loại rau. Trong đó, thịt heo luộc cuốn lá mơ là món ăn kích thích khẩu vị rất hiệu quả.
Để chế biến món thịt luộc ngon đúng chuẩn, đòi hỏi phải có sự tinh tế và khéo léo ở nhiều khâu. Chọn thịt ngon là khâu rất quan trọng quyết định đến bữa ăn. Thịt luộc ngon phải là thịt của con heo mới mổ, loại thịt có màu hồng tươi, da mỏng, thớ thịt săn chắc.
Khi luộc thịt, nêm chút gia vị và đun nước thật sôi mới thả thịt vào thì miếng thịt mới ngon. Thịt chín, nếu không biết cách bảo quản, làm nguội và thái thịt thì món thịt heo luộc cũng sẽ kém ngon. Bởi vậy, khi luộc thịt đã chín vớt ra và rửa lại bằng nước lạnh, làm như thế miếng thịt sẽ không bị khô và thẫm màu.
Mơ lông (còn gọi là mơ tam thể) ngày nay được trồng nhiều ở các vùng quê, là loại thân leo, dễ trồng, lá có màu tím, trên lá có lông tơ. Lá có vị hơi chát nên khi ăn kèm với thịt heo luộc sẽ làm món ăn bớt béo.
Lá mơ lông được dùng làm thuốc chữa các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày, kiết lỵ, nhiễm giun, giảm đau đại tràng… Vì vậy, ăn thịt luộc với lá mơ lông rất tốt cho sức khỏe con người.
Thịt heo luộc cuốn lá mơ luôn song hành với chén nước mắm chanh đường ớt tỏi. Do đó, phải pha chén nước mắm thật hài hòa thì món ăn mới ngon miệng.
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Những món cuốn ngon kiểu Nam Bộ
Nam Bộ là một trong những vùng có ẩm thực phong phú và đặc sắc. Nói đến ẩm thực thì không thể bỏ qua món cuốn, nó là một trong những món ăn phong phú và hấp dẫn của ẩm thực nơi đây.
Được chế biến từ những nguyên liệu thanh đạm, các món cuốn thường dễ ăn và phù hợp nhiều khẩu vị khác nhau. Dưới đây là các dạng cuốn bạn sẽ gặp khi ghé thăm Nam bộ.
1. Gỏi cuốn
Trong mỗi chiếc, bún được cuốn chung với một con tôm nhỏ, vài lát thịt ba chỉ, một chút rau thơm và giá hẹ. Cách làm khá đơn giản, chủ yếu phụ thuộc vào chén nước chấm với sự hòa quyện đầy đủ hương vị cà rốt, củ cải thái sợi, một ít hạt bắp nấu nhuyễn, đậu phộng rang và ớt cay. Ngoài ra, người miền Nam còn pha thêm chút nước cốt dừa tạo vị hơi béo, ngọt.
Do có bún nên gỏi cuốn thường to, ăn khoảng 2-3 chiếc là no
2. Bì cuốn
Món bì cuốn thường không có bún ăn kèm. Nguyên liệu chính chỉ gồm da và thịt heo thái nhỏ trộn thính, ăn với rau sống các loại như xà lách, diếp cá, tía tô. Tất cả nguyên liệu hòa vào nhau trong lớp bánh tráng mỏng vuông vức, gọn gàng. Khi ăn, thực khách sẽ chấm với nước mắm chua ngọt đỏ hồng. Nhiều người mê mẩn món này bởi vị thanh bùi, chua cay khó cưỡng.
Thính đóng vai trò đặc biệt, tạo nên bản sắc riêng cho món bì cuốn
3. Bò bía
Bò bía là một trong những món ăn giản dị được ưa thích tại vùng đất Sài Gòn phồn hoa. Nhân cuốn gồm rau diếp cá, húng quế, củ sắn và tép riu xào, lạp xưởng gói trong chiếc bánh tráng mỏng và chấm tương đen, rắc thêm chút đậu phộng. Bò bía có vị hơi ngọt là món ăn yêu thích của giới trẻ.
Bò bía là món ăn thân thuộc với học sinh - sinh viên Sài Gòn
4. Thịt luộc, bánh tráng phơi sương
Nhắc đến bánh tráng phơi sương, những người sành ăn thường nghĩ ngay tới một loại đặc sản vùng Trảng Bàng, Tây Ninh. Đây là loại bánh được làm khá cầu kỳ, tráng hai lớp, sau đó đem phơi nắng cho khô rồi nướng qua lửa, cuối cùng mới hứng sương đêm.
Bánh được yêu thích bởi độ dẻo, dai và mằn mặn đặc biệt. Thực khách thường cuốn bánh chung với thịt heo luộc thật tươi và mềm, vừa nạc vừa mỡ. Rau ăn kèm gồm 18 loại, đa phần là rau dại, tạo nên đủ mùi vị chua, chát, ngọt, béo thơm cho mỗi cuốn.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng nổi tiếng từ rất lâu trong giới đam mê ẩm thực
5. Thịt kho, bánh tráng nhúng
Bánh tráng làm từ bột gạo, phơi khô cho giòn cứng, trước khi ăn phải vuốt nước cho mềm. Người dân Nam bộ thường gọi là bánh tráng nhúng. Món này ăn kèm thịt kho hột vịt béo ngậy.
Trong đó, đĩa thịt kho phải gồm những miếng vừa nạc vừa mỡ, kèm trứng vịt xắt làm tám miếng. Kết hợp dưa, giá, tỏi, củ kiệu, hành tím muối chua cùng hẹ, thực khách cuốn tất cả nguyên liệu này thật đều tay vào những lát bánh tráng dai mềm. Món này thường được chấm với nước thịt kho.
Nguyên liệu chính cho món bánh tráng nhúng là thịt kho, củ kiệu và giá chua
Theo Vnexpress
Bánh tráng phơi sương Bánh tráng phơi sương thường được dùng để làm món cuốn với thịt luộc (như thịt heo hoặc bò) ăn kèm với rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, gỏi, cá chiên, bún... hoặc có thể ăn kèm với muối Tây Ninh. Bánh tráng phơi sương thường được dùng để làm món cuốn với thịt heo luộc. Trong 3 ngày 27, 28, 29/9...