Thịt lợn trong nước chịu sự cạnh tranh của thịt lợn nhập khẩu và loại thịt khác
Dù giá thịt lợn trên thị trường cả nước có phần “hạ nhiệt” hơn trước, song vẫn ở mức cao. Nhiều người nội trợ đã chuyển hướng tiêu dùng sang thịt lợn nhập khẩu và thay thế thịt lợn bằng các loại thịt gà, vịt, ngan…
Thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn nhiều so với trong nước
Tại khu vực Hà Nội, sau khi hàng loạt doanh nghiệp chăn nuôi lớn cam kết giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg từ 1/4, giá thịt lợn bán lẻ trên thị trường ghi nhận có “hạ nhiệt” song vẫn ở mức khá cao.
Giá thịt lợn tại nhiều chợ dân sinh ở trung tâm Hà Nội dao động từ 140.000 – 170.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể như, thịt thăn, ba chỉ loại ngon được bán với giá 150.000 – 170.000 đồng/kg; thịt mông sấn 130.000 – 140.000 đồng/kg; sườn 160.000-165.000 đồng/kg; móng giò 120.000 đồng/kg…
Khi nguồn cung trong nước hạn chế, giá cả vẫn đắt đỏ thì việc nhập khẩu thịt lợn đang được thúc đẩy khá mạnh mẽ.
Thịt lợn nhập khẩu từ Tây Ban Nha được bày bán tại một cửa hàng trên phố Hai Bà Trưng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính từ đầu năm đến cuối tháng 3/2020, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 39.191 tấn thịt lợn, tăng tới 312% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thịt lợn và sản phẩm thịt lợn nhập khẩu từ Canada 25,81%, Đức 20,59%, Ba Lan 13,77%, Brazil 9,68%, Hoa Kỳ 7,65% và Nga 2,62%.
Tham khảo bảng giá thịt lợn nhập khẩu trên thị trường cho thấy, đa số đều thấp hơn thịt lợn trong nước rất nhiều. Chẳng hạn, bảng giá bán lẻ thịt lợn đông lạnh từ Nga của Công ty TNHH Nhiêu Lộc cao nhất có sản phẩm thịt ba chỉ rút sườn với giá 98.000 đồng/kg, thịt ba chỉ lạng sườn 92.000 đồng/kg, nạc đùi 80.000 đồng/kg, nạc vai 77.000 đồng/kg, ba chỉ sườn và da 83.000 đồng/kg. Tương tự, thịt lợn đông lạnh nhập từ nhiều thị trường của Công ty thực phẩm Hữu Nghị cũng có giá khá rẻ.
Tại một địa chỉ bán online EDBC rao bán, thịt lợn nhập khẩu của hãng Miratorg, giá sườn, ba chỉ là 130.000 đồng/kg, tảng 3 chỉ tầm 2 – 3kg.
Tại nhiều siêu thị lớn như Vinmart, Co.op mart, Big C bày bán khá nhiều sản phẩm thịt đông lạnh như thịt bò Úc, Mỹ… nhưng không tìm thấy thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Theo đại diện các siêu thị này, họ không bán thịt lợn nhập khẩu mà chỉ bán thịt lợn trong nước. Việc nhập khẩu thịt lợn sẽ được tính đến khi nguồn cung trong nước khan hàng, thiếu thịt lợn, còn lại vẫn ưu tiên hàng trong nước.
Còn tại siêu thị MM Mega Market, hiện nay có bán thịt lợn nhập khẩu như móng giò, sườn, thịt ba chỉ, nạc vai…
Video đang HOT
Thịt đông lạnh được bán tại siêu thị Mega Market Hoàng Mai.
Về giá bán cụ thể, sườn sụn giá 109.900 đồng/kg, nạc vai 144.900 đồng/kg, thịt ba rọi không da 154.900 đồng/kg, tim lợn giá 79.900 đồng/kg, sườn non 124.900 đồng/kg, xương ống 34.900 đồng/kg, đuôi lợn có giá 94.900 đồng/kg, cốt lết có giá 124.900 đồng/kg…
Với mức giá này, giá thịt lợn nhập khẩu đang rẻ hơn phân nửa so với thịt lợn trong nước bán tại chợ dân sinh, siêu thị.
Nhiều người chuyển hướng tiêu dùng
Khảo sát nhanh trên thị trường chợ online của phóng viên cho thấy, gần đây mặt hàng thịt lợn nhập khẩu từ Canada, Nga, Đức, Tây Ban Nha… xuất hiện nhiều với giá khá rẻ từ 90.000-120.000 đồng/kg. Nếu mua buôn với số lượng lớn giá sẽ chỉ dao động từ 70.000-100.000 đồng/kg. Còn nếu mua lẻ, giá cao hơn một chút, cụ thể: Móng lợn sẽ có giá 75.000-90.000 đồng/kg, sườn cánh buồm 100.000-130.000 đồng/kg, sườn cốt lết 120.000 đồng/kg, ba chỉ 120.000-130.000 đồng/kg…
Chị Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) là một trong những người bán hàng thịt lợn nhập khẩu online cho hay, giá sườn tại chợ đang ở mức 170.000-180.000 đồng/kg, giá sườn ở siêu thị cũng gần 300.000/kg, trong khi sườn nhập khẩu chỉ 115.000 đồng/kg.
Theo chị Hương, bình thường thịt lợn nhập khẩu này chủ yếu giao cho các nhà hàng, bếp ăn tập thể khu công nghiệp nhưng hiện các nhà hàng đóng cửa nên trên thị trường mới xuất hiện bán lẻ nhiều như vậy.
Trên nhiều diễn đàn, group các chung cư, thịt vịt, ngan được rao bán với giá rẻ.
Mặt khác, do giá thịt lợn trong nước quá cao, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang ăn thịt lợn nhập khẩu, thịt bán chạy nên nhiều đầu mối đã nhập về để bán sỉ, lẻ cho khách.
Bên cạnh sự lựa chọn thịt lợn nhập khẩu, nhiều người nội trợ lại chọn cách đa dạng hóa món ăn gia đình và chuyển sang ăn các loại thịt gà, vịt, ngan… khi các loại thực phẩm này đang có giá khá rẻ.
Chị Nguyễn Thị Thanh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, chị cùng đồng nghiệp tại cơ quan mua chung thịt ngan số lượng lớn, giá ngan chỉ 45.000 đồng/kg. Mua 2 con ngan tổng trọng lượng hơn 7 kg sau khi làm sạch chỉ tốn 520.000 đồng, gia đình chị lọc ra được khá nhiều thịt, chế biến nhiều món thơm ngon.
Giá ngan, gà, vịt thời điểm này cũng khá rẻ. Ở nhiều địa phương, gà đồi tại Bắc Giang, Phú Thọ có giá rao bán chỉ 80.000 đồng/kg; giá vịt chỉ khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg. Mức giá này khá phù hợp với mức thu nhập của nhiều người dân nên hiện nay trên mâm cơm của nhiều gia đình, thịt lợn đã được thay thế bằng các loại thịt gia cầm, thủy cầm.
Trung Hiếu – Minh Phương
GIC đã thoái vốn khỏi công ty sở hữu VinMart?
Credit Suisse AG chi nhánh Singapore và Ardolis Investment, đại diện cho quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore - GIC đã không còn sở hữu cổ phần tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM.
Ngày cấp thay đổi đăng ký kinh doanh là 12/2/2020. Hiện, VCM vẫn có vốn điều lệ là 6.437 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ cấu cổ đông của VCM không ghi nhận sự tham gia của cổ đông nước ngoài. Trước đó, tỷ lệ vốn nước ngoài tại VCM đạt 16,26%.
Thương vụ của GIC vào tháng 9/2019 đã định giá hệ thống Vincommerce lên đến hơn 3 tỷ USD.
Vào đầu tháng 8/2019, Vingroup đã tách Vincommerce thành hai công ty mới là Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh và Thương mại P&S và Công ty Cổ phần Phát triển thương mại dịch vụ Adayroi.
Cùng với việc chia tách, Vingroup cũng thành lập VCM để gián tiếp nắm giữ cổ phần trong VinCommerce.
Sau tái cấu trúc, VCM sở hữu 100% vốn Vincommerce và là công ty mẹ của hệ thống bán lẻ Vinmart, Vinmart .
Đến tháng 9/2019, thông qua công ty con là Ardolis Investment, GIC đã chính thức sở hữu 9,75% vốn tại VCM, trong khi Credit Suisse chi nhánh Singapore sở hữu 6,5%.
Tại thời điểm đó, GIC cũng tuyên bố dẫn đầu một nhóm các nhà đầu tư rót 500 triệu USD vào VCM.
Theo thông tin chúng tôi có được, GIC - thông qua công ty con Ardolis Investment - cùng chi nhánh Singapore của Credit Suisse đã mua hơn 104,66 triệu cổ phần phổ thông, tương ứng với 16,26% cổ phần của VCM. Trong đó, Ardolis nắm giữ 9,76% và Credit Suisse nắm giữ 6,5%. Ardolis Investment hiện cũng trực tiếp sở hữu 5,64% cổ phần của Masan Group.
Nếu như toàn bộ 500 triệu USD đã được giải ngân đổi lấy 16,26% cổ phần thì GIC đã định giá VCM ở mức 3,08 tỷ USD.
Sau giao dịch trên, Vingroup vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 64,3% cổ phần của VCM. Tuy nhiên, đến đầu tháng 12/2019, do thay đổi chiến lược kinh doanh, Vingroup đã tuyên bố rút khỏi mảng bán lẻ, chuyển giao lại hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart cùng VinEco (tất cả đều thuộc sở hữu của công ty VCM) sang cho Masan Group.
Theo đó, tập đoàn Masan của ông Nguyễn Đăng Quang nhận 83,74% cổ phần phổ thông của VCM. Ngoài ra, Masan sẽ phát hành quyền chọn được nhận cổ phần tại một công ty con mới thành lập cho Vingroup. Công ty mới này sẽ sở hữu cổ phần và vận hành VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
Sau sáp nhập, Masan thành lập ra một công ty tiêu dùng, theo Masan là lớn nhất Việt Nam. Masan là cổ đông nắm 70% của công ty mới.
Hiện, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang đã trực tiếp đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM và Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce.
Với việc Masan Group mới chỉ tiếp quản 83,74% cổ phần của VCM thì tại thời điểm cuối năm 2019, nhóm GIC/Credit Suisse vẫn nắm giữ 16,26% cổ phần còn lại.
Tuy nhiên cập nhật trên hệ thống đăng ký kinh doanh thì đến ngày 12/2/2020, cả GIC và Credit Suisse đều đã không còn nắm giữ cổ phần tại VCM. Hiện vẫn chưa rõ là nhóm nhà đầu tư này đã thoái vốn hoàn toàn hay chuyển đổi cổ phần sang pháp nhân mới.
Khánh Hà
Theo Enternews.vn
GIC và Credit Suisse không còn là cổ đông tại công ty mẹ của chuỗi Vinmart, Vinmart + Credit Suisse AG chi nhánh Singapore và Ardolis Investment, đại diện cho quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore - GIC đã không còn sở hữu cổ phần tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM - công ty mẹ của chuỗi Vinmart, Vinmart . Ngày cấp thay đổi đăng ký kinh doanh là 12/2/2020. Hiện, VCM vẫn...