Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá… ăn thế nào để tốt nhất cho sức khỏe?
Mỗi loại thịt trong thế giới tự nhiên lại cung cấp cho cơ thể con người những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe riêng. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách thì có ngày bổ hóa thành độc.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thịt có thể được chia thành 2 loại:
- Thịt đỏ: Tất cả các loại thịt từ động vật có vú, chẳng hạn như lợn, gia súc, cừu…
- Thịt trắng: Các loại thịt khác, bao gồm thịt gia cầm và thủy sản, đều là thịt trắng.
Thịt trắng được WHO khẳng định là tốt cho sức khỏe hơn thịt đỏ.
Điều này là bởi thịt đỏ có nhiều chất béo và giàu axit béo bão hòa, là một yếu tố nguy cơ đối với cholesterol trong máu. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thịt đỏ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau như ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày, ung thư nội mạc tử cung và ung thư phổi…
Trong khi đó, so sánh về hàm lượng axit béo và thành phần axit béo, thịt trắng tốt cho sức khỏe hơn thịt đỏ.
Thịt đỏ không thể ăn được?
Đừng hiểu sai. Thứ nhất, thịt đỏ chỉ là có nguy cơ gây ung thư, không chắc chắn gây ung thư.
Thứ hai, một lượng lớn thịt đỏ (hơn 500g mỗi tuần) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Miễn là việc tiêu thụ loại thịt này của bạn được kiểm soát, bạn không cần phải hoảng sợ.
Cuối cùng, thịt đỏ rất giàu giá trị dinh dưỡng. Nó không chỉ là nguồn cung cấp protein chất lượng cao mà còn giàu chất dinh dưỡng như sắt, vitamin B và khoáng chất. Đây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta.
Vì vậy, chúng ta vẫn có thể ăn thịt đỏ, nhưng nên chú ý đến lượng thịt đỏ ăn hàng ngày. Tốt hơn là bạn nên ăn thịt trắng và đỏ xen kẽ để nó lành mạnh hơn!
Ăn thịt đỏ và thịt trắng thế nào cho tốt?
1. Thịt trắng: Chỉ nên ăn khoảng 50-100g mỗi ngày (tương đương với 1-2 quả trứng).
Video đang HOT
Cá
Cá có ưu điểm là protein cao, ít chất béo, giàu vitamin và khoáng chất, hương vị thơm ngon, dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Lưu ý: Bệnh nhân mắc bệnh gút nên thận trọng. Đồng thời, bệnh nhân mắc bệnh gan, xơ gan, không nên ăn nhiều.
Tôm
Tôm là thực phẩm giàu protein và ít chất béo. Tôm biển có hàm lượng protein cao hơn và các axit béo không bão hòa như DHA và EPA cũng phong phú hơn.
Lưu ý: Tôm nên ăn luộc để ít mất chất dinh dưỡng.
Thịt gà
Thịt gà là nguồn protein chất lượng cao, chứa nhiều phospholipids, dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Lưu ý: Da gà có rất nhiều lipit, do đó bạn nên hạn chế ăn da gà.
Thịt vịt
Thịt vịt chứa nhiều vitamin B và vitamin E hơn các loại thịt khác. Đồng thời, thịt vịt cũng chứa niacin phong phú, là một trong hai loại coenzyme quan trọng trong cơ thể con người.
Lưu ý: Thịt vịt không phù hợp với những người bị suy nhược và bị viêm ruột mạn tính. Không nên ăn nhiều thịt vịt quay.
2. Thịt đỏ: Tổng lượng thịt đỏ nên ăn không vượt quá 50g mỗi ngày. Và cố gắng chọn phần thịt nạc, ăn ít nội tạng động vật (50-100g mỗi tuần).
Thịt bò
Giàu protein và nhiều chất sarcosine, nhưng ít chất béo, hiệu quả cho sự phát triển cơ bắp và sức mạnh.
Lưu ý: Các sợi cơ của thịt bò thô và khó tiêu hóa. Tốt nhất nên chọn thịt bò mềm.
Thịt cừu
Nó rất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều canxi, sắt và vitamin D hơn thịt lợn và thịt bò. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, thịt cừu được coi là thuốc bổ.
Lưu ý: Người bị bệnh gan, cao huyết áp, viêm ruột cấp tính hoặc các bệnh truyền nhiễm khác và sốt không nên ăn.
Thịt lợn
Giàu hàm lượng sắt, là một nguồn vitamin B tốt (đặc biệt là vitamin B12).
Lưu ý: Axit béo bão hòa và cholesterol tương đối cao, đặc biệt là ở phần mỡ. Do đó, hãy cố gắng kiểm soát lượng thịt mỡ ăn vào và ăn thịt nạc.
Nguồn: Aboluowang, The Health, Healthline
Theo Helino
Ăn thịt trắng cũng có thể hại như thịt đỏ
Ăn nhiều thịt gia cầm, còn gọi thịt trắng, cũng làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giống như thịt bò.
Trong nhiều năm nay cuộc tranh luận giữa thịt đỏ và thịt trắng vẫn chưa ngã ngũ, kèm theo đó là những lời khuyên về việc nên ăn thịt trắng như thịt gà để thay cho thịt đỏ như thịt heo, thịt bò để giảm lượng cholesterol cơ thể.
Tuy nhiên một nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition vào tháng 6 vừa qua cho thấy thịt gia cầm, hay còn gọi là thịt trắng, vẫn có khả năng làm tăng cholesterol trong máu nếu bạn không điều chỉnh chế độ ăn của mình.
Nghiên cứu này đến từ Đại học California ở San Francisco (UCSF- Mỹ) do GS.TS Bác sĩ Ronald Krauss, tác giả nghiên cứu về xơ vữa động mạch tại Viện Nghiên cứu Bệnh viện Nhi Oakland, cùng đồng nghiệp thực hiện.
Nghiên cứu của UCSF- Mỹ cho hay nếu tiêu thụ quá nhiều thịt trắng cũng gây ra nhiều cholesterol xấu. Ảnh: Internet
"Tôi rất ngạc nhiên khi tác động của thịt trắng lên lượng cholesterol giống hệt như thịt đỏ", bác sĩ Ronald Krauss nói.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên loại thịt tưởng lành mạnh nhưng lại làm tăng cholesterol xấu được dùng trong thử nghiệm của UCFS; lại vô cùng phổ biến và thậm chí được nhiều người áp dụng cho thực đơn ăn kiêng: thịt gà nạc.
113 tình nguyện viên được chỉ định ngẫu nhiên ăn theo ba chế độ khác nhau. Chế độ đầu tiên nhiều thịt bò nạc, chế độ thứ hai nhiều thịt gà hoặc gà tây nạc, chế độ thứ ba nhiều protein thực vật. Cứ 30 ngày, tình nguyện viên lại thay đổi chế độ dinh dưỡng để đến cuối công trình thử đủ cả ba loại.
Sau mỗi tháng, các nhà nghiên cứu đo lượng cholesterol LDL hay còn gọi là cholesterol xấu của tình nguyện viên. Kết quả cho thấy chế độ ăn nhiều thịt, dù là gà hay bò, đều làm tăng lượng cholesterol LDL so với chế độ ăn giàu protein thực vật.
Các tác giả nhận định phát hiện này có thể không ảnh hưởng đến những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, người đang muốn giảm lượng cholesterol LDL nên cân nhắc giảm bớt cả thịt đỏ lẫn thịt trắng và sử dụng nhiều protein thực vật hơn.
Không chỉ thế, các tác giả này cũng nhấn mạnh thêm rằng kết quả trên chỉ cho thấy bạn không nên ăn quá nhiều một loại thịt nào, chứ không khuyến cáo loại bỏ thịt trắng hay thịt đỏ trong khẩu phần vì mỗi loại thịt đều có giá trị dinh dưỡng riêng. Ví dụ như thịt đỏ là nguồn cung cấp protein, kẽm, sắt, vitamin B12 chất lượng cao. Một miếng thịt nạc khiêm tốn trong khẩu phần sẽ đem lại lợi ích sức khỏe tối ưu.
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị chế độ dinh dưỡng kết hợp cân bằng giữa thịt gia cầm, cá, protein thực vật và thịt đỏ nạc. Ngoài ra, nên duy trì cân nặng hợp lý và chăm vận động.
Ngoài ra nếu là tín đồ của thịt, người tiêu dùng có thể hạn chế phần nào tác động của cả 2 loại thịt này lên mức cholesterol bằng cách chọn loại chất béo tốt. Những người dùng chất béo không bão hòa (có trong dầu ô liu, dầu ăn ép từ các loại hạt như đậu nành, hướng dương, đậu phộng, dầu cải, trái bơ...) có mức tăng cholesterol xấu rất ít cho dù họ ăn thịt trắng hay thịt đỏ. Trái lại, nếu dùng chất béo bão hòa (có trong bơ, mỡ, các loại dầu nhiệt đới như dầu cọ, dầu dừa...) dường như gặp một tác động "cộng dồn" khiến mức tăng cholesterol cao hơn nhiều ở cả 2 nhóm ăn thịt trắng- thịt đỏ.
HẠ QUYÊN
Theo plo.vn
Những người có 5 đặc điểm này, cơ thể sẽ có khả năng "miễn dịch" với ung thư Mặc dù ung thư là khủng khiếp, nhưng nó có nhiều hơn một nguyên nhân, và là kết quả của sự kết hợp giữa nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Marc Tollis, trợ lý giáo sư tại Đại học Bắc Arizona (Hoa Kỳ), đã thành lập một nhóm nghiên cứu các cơ chế ức chế ung thư tiềm tàng của các loại...