Thịt lợn nhập ồ ạt về Việt Nam, giá thịt ‘nội’ vẫn ‘nóng’
Mặc dù lượng thịt lợn nhập khẩu tăng 300% nhưng giá thịt lợn trong nước tại chợ và các siêu thị vẫn không vì thế mà giảm.
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 13/4, nước ta nhập khẩu hơn 46.402 tấn thịt lợn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó nhập khẩu từ Canada 24,59%, Đức 19,32%, Ba Lan 14,14%, Braxin 9,50%, Mỹ 8,39%, Tây Ban Nha 6,72%, LB Nga 4,04%… Nhưng dường như, khối lượng lớn này vẫn chưa đủ để hạ “nhiệt” giá thịt lợn trong nước. Trong suốt thời gian qua, dư luận xôn xao vì giá thịt lợn liên tục tăng cao, nhiều lần lập kỷ lục. Dù đã có nhiều chỉ đạo từ Chính phủ và các bộ ngành, trong khi các doanh nghiệp chăn nuôi lớn cũng khẳng định sẽ giảm giá thịt lợn xuống dưới 70.000 đồng/kg nhưng đến nay, giá thực phẩm này trên thị trường vẫn rất cao.
Giá lợn hơi trong nước vẫn ở mức cao, có nơi trên 90.000 đồng/kg. (Ảnh: Ngọc Khánh)
Tại chợ dân sinh, giá thịt lợn bán lẻ những ngày gần đây chưa có dấu hiệu giảm. Cụ thể, sáng 27/4, giá thịt ba chỉ dao động từ 160.000 – 170.000 đồng/kg, chân giò rút xuơng có giá 150.000 – 165.000 đồng/kg, sườn non dao động từ 200.000 – 220.000 đồng/kg tùy từng chợ.
Chi Lê Thị Thu, tiểu thương bán thịt tại chợ Vĩnh Hồ (Đống Đa) cho biết: “Gần đây, nhiều khách mua hàng hỏi sao giá thịt lợn nhập rẻ mà thịt tại chợ vẫn cao, tôi cũng chỉ biết giải thích rằng do giá lợn hơi cao, các lò mổ nhập vào cao nên đến tay chúng tôi giá cũng không hề rẻ, gần 140.000 đồng/kg thịt lợn mảnh dẫn tới việc giá bán lẻ vẫn cao. Thịt lợn nhập khẩu có tác động gì đến giá thịt trong nước được bán ở chợ đâu”.
Cũng theo chị Thu, khi giá lợn hơi có biến động tăng hay giảm thì giá thịt lợn tại chợ sẽ có độ trễ nhất định, thường là 2 – 3 ngày, việc này phụ thuộc vào giá từ các lò mổ khi giao cho tiểu thương.
Giải thích nguyên nhân giá thịt lợn cao, đại diện một chợ đầu mối cho biết, do giá lợn khu vực miền Nam tăng cao, trong khi nguồn cung không đủ, hiện nay phần lớn lợn đang tiêu thụ tại thị trường miền Bắc đều từ miền Nam chuyển ra dẫn tới giá lợn tại miền Bắc tăng theo.
Trong khi đó, tại các siêu thị, giá thịt lợn cũng chỉ giảm nhẹ so với trước đây. Tại siêu thị Vinmart, thịt ba chỉ quế đang được niêm yết với giá 219.900 đồng/kg, chân giò không xương có giá 182.900 đồng/kg, nạc vai là 209.900 đồng/kg, sườn non giá 229.900 đồng/kg.
Video đang HOT
Giá thịt lợn trong siêu thị vẫn chưa có nhiều thay đổi. (Ảnh: Ngọc Khánh)
Còn tại siêu thị Lottemart, thịt ba chỉ có giá 185.000 – 195.000 đồng/kg, sườn non heo được niêm yếtu 209.000 đồng/kg, thịt chân giò có giá 169.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Bắc cũng đang ở mức cao. Điển hình tại Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình… đang có giá cao nhất, dao động từ 91.000 đồng/kg – 94.000 đồng/kg. Khu vực Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… thấp hơn từ 2 – 3 giá và được thương lái thu mua quanh 90.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, sau khi tăng mạnh vào tuần trước thì đến nay đang có xu hướng giảm nhẹ. Các tỉnh thành lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An… nằm trong khoảng giá 87.000 đồng/kg – 91.000 đồng/kg.
Trước tình trạng giá thịt lợn vẫn tăng cao sau nhiều nỗ lực kìm giá của các cơ quan chức năng, Tổng cục Quản lý Thị trường mới đây có văn bản gửi các tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng thịt lợn.
Trong đó, Tổng cục Quản lý Thị trường yêu cầu các Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để nắm bắt tình hình thị trường, diễn biến cung – cầu, giá bán của mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm từ lợn để xây dựng phương án kiểm tra và đề xuất các giải pháp góp phần nhằm ổn định thị trường.
Bên cạnh đó, các Cục cần phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, kiểm soát các cơ sở chăn nuôi, gi ết mổ, cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho lạnh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán.
Ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với mặt hàng thịt lợn.
Cần tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển kinh doanh lợn thịt và thịt lợn không rõ nguồn gốc hoặc chưa qua kiểm dịch lưu thông trên thị trường. Xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Việc vận chuyển, thu mua, buôn bán lợn sống và thịt lợn trái phép qua biên giới cũng sẽ được tăng cường kiểm soát, nhất là đối với các khu vực biên giới, giáp cửa khẩu, đường mòn, lối mở.
Ngọc Khánh
Giá thịt lợn cuối tuần tại siêu thị giảm mạnh tới 25% dù lợn hơi vẫn ở mức 80.000 đồng/kg
Nỗ lực giảm giá thịt lợn đang được nhiều siêu thị triển khai trong bối cảnh giá mặt hàng này vẫn đang "cố thủ" ở mức cao ngoài chợ dân sinh.
Giá cả thị trường hai ngày cuối tuần ghi nhận, lợn hơi tại miền Bắc và miền Nam vẫn ở quanh mức 80.000 đồng/kg, cao hơn 10.000 đồng so với giá niêm yết của nhiều doanh nghiệp lớn đang cam kết bình ổn giá.
Giữa lúc dịch Covid- 19 tiếp diễn và giá thịt lợn vẫn "nhảy múa" ở ngoài chợ dân sinh, một vài hệ thống siêu thị đã triển khai khuyến mãi thịt lợn từ 3-15%, cao nhất lên tới 25%, đưa giá mặt hàng này về mức từ 130.000 - 170.000 đồng/kg tùy loại để kích cầu mua sắm.
Đơn cử, tại BigC, thịt vai còn 127.000 đồng/kg (giảm 20%), nạc dăm còn 149.000 đồng/kg (giảm 10%). Các mức giảm thấp hơn là nạc thăn, ở mức 8%, đưa giá thịt về còn 149.000 đồng/kg. Chân giò heo giảm còn 119.500 đồng/kg. Sườn non còn từ 169.000 đồng/kg sau khi đã giảm 11% giá, thịt ba chỉ còn 145.900 đồng/kg.
Saigon Co.op cũng giảm giá thịt lợn trên toàn hệ thống từ ngày 8-22/4 với mức giảm lên tới 25%. Trong đó, sườn non lợn và ba rọi là hai loại có sức tiêu thụ tốt, giảm đến 18%.
VinMart giảm giá thịt heo cho ngày cuối tuần. Trong đó, chân bắp giò heo Vissan 500gram có giá 57.000 đồng, thịt heo xay Vissan 200gram giá 28.000 đồng. Sau gần hai tuần cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, với sự chung tay của các nhà sản xuất và phân phối, hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn rất dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
Thịt lợn được điều chỉnh giá tại các siêu thị để bình ổn giá.
Trong khi đó, giá thịt lợn ngoài chợ truyền thống khá biến động và vẫn neo cao do giá nhập hàng không giảm.
Trước đó, để bình ổn giá thịt lợn, Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm giá, tăng đàn, tái đàn, đồng thời cho phép tăng nhập khẩu thịt để kéo giá xuống.
Tuy nhiên, sau 10 ngày các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đồng loạt giảm giá lợn xuống 70.000 đồng/kg, giá thịt lợn ngoài thị trường vẫn "cố thủ" ở mức 160.000 - 180.000 đồng/kg. Lý giải về điều này, Bộ Công Thương cho hay, giá thịt lợn chưa thể giảm nhanh do số lượng doanh nghiệp cam kết giảm giá thịt chỉ chiếm khoảng 35% thị phần, 65% còn lại thuộc về các doanh nghiệp không cam kết giảm giá.
Ngoài ra, do dịch tả heo châu Phi xảy ra năm 2019 làm tổng thiệt hại mất 20% về số lượng, khối lượng thiệt hại mất 9,3%. Đây là một thiệt hại lớn không chỉ cho người chăn nuôi mà làm giá cả thịt heo tăng cao trong một thời gian.
Hơn nữa, còn rất nhiều khâu trung gian, nhất là khâu g-iết mổ nhỏ lẻ đến khâu bán hàng nhỏ lẻ, dẫn đến người tiêu dùng chưa được hưởng giá thành giá thấp như mong muốn. Một nguyên nhân nữa là giá thành sản xuất cao vì phải đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát các khâu.
Hoàng Linh
Thịt lợn trong nước chịu sự cạnh tranh của thịt lợn nhập khẩu và loại thịt khác Dù giá thịt lợn trên thị trường cả nước có phần "hạ nhiệt" hơn trước, song vẫn ở mức cao. Nhiều người nội trợ đã chuyển hướng tiêu dùng sang thịt lợn nhập khẩu và thay thế thịt lợn bằng các loại thịt gà, vịt, ngan... Thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn nhiều so với trong nước Tại khu vực Hà Nội, sau...