Thịt lợn mán Hòa Bình đặc sản của đồng bào Mường
Thịt lợn mán Hòa Bình là món đặc sản không thể nào không nhắc tới của đồng bào Mường của núi rừng Hòa Bình.Các bạn hãy cùng tìm hiểu đôi nét về món thịt lợn mán Hòa Bình qua bài viết sau nhé!
Thịt lợn mán Hòa Bình:
Bên cạnh, cách chế biến cầu kì, thì việc lựa chọn loại thịt lợn làm món ăn này cũng rất quan trọng. Thịt được chọn phải là giống lợn mán khỏe mạnh, được nuôi theo phương thức gần gũi thiên nhiên, không chuồng trại, tự kiếm thức ăn từ các loại rau rừng nên thịt săn chắc, ít mỡ nhiều nạc, giòn mà thơm ngọt.
Cách làm thịt lợn mán:
Lợn mán sau khi cắt tiết, người Mường không cạo lông ngay mà đem thui vàng, thui đến đâu cạo lông đến đó để giữ cho hương vị thịt trọn vẹn nhất và cũng để lớp da lợn có màu vàng ươm như mật ong rất đẹp mắt. Sau khi thui kỹ, thịt lợn mán được rửa sạch và xẻ thành từng tảng đem luộc chín trên bếp than hồng.
Video đang HOT
Món thịt lợn mán Hòa Bình luộc:
Kỹ thuật luộc thịt cũng lắm công phu, lợn mán phải được luộc trên bếp củi rừng, và canh sao cho ngọn lửa luôn đều, chỉ cần hơi to hoặc nhỏ lửa một chút cũng có thể làm ảnh hưởng đến món ăn.
Khi mùi thơm tỏa ra cũng là lúc món lợn mán thui luộc chín tới. Nhanh chóng vớt thịt ra đĩa rồi xắt thành những miếng mỏng vừa ăn. Độc đáo ở chỗ, lợn mán luộc được người Mường bày trí trên là chuối rừng tạo nét riêng độc đáo của món ăn nơi đây.
Thưởng thức món thịt lợn mán luộc:
Bên ngoài miếng thịt có màu vàng ong do bị lửa thui, còn bên trong miếng thịt chín tới có màu hồng nhạt, mềm, da giòn, ngọt thịt và tỏa mùi thơm quyến rũ. Những miếng thịt lợn mán nóng hổi được chấm với muối hạt dổi nướng giã nhỏ, tạo nên hương vị đậm đà của muối rang, vị ngọt thanh của thịt lợn mán và vị cay cay của hạt dổi. Chỉ mộc mạc vậy thôi mà món lợn mán thui luộc đã chinh phục được cả những thực khách khó tính nhất.
Thưởng thức món thịt lợn mán luộc
Thịt lợn mán thui luộc đã trở thành món ăn truyền thống của đồng bào nơi đây. Họ dùng món thịt lợn mán thui luộc trong những ngày lễ tết, cưới hỏi, hay những lần khách quý ghé thăm để cầu may mắn, sức khỏe và an lành. Nếu có dịp bạn đừng quên thưởng thức món thịt lợn mán thui luộc của đồng bào Mường Hòa bình nhé!
Rựa mận cà sáy
Là món ăn truyền thống, rựa mận hay còn gọi là giả cầy có thể nấu nhiều món như rựa mận từ thịt dê, thịt mèo, thịt lợn... Trong đó, rựa mận từ cà sáy đặc sản Tiên Yên chắc hẳn sẽ khiến thực khách có cảm nhận mới.
Có dịp về Quảng Ninh, ra Miền Đông hoặc tới vùng đất ngã ba sông Tiên Yên, chắc hẳn thực khách không thể bỏ qua món đặc trưng của vùng đất này: Cà sáy. Đây là giống gia cầm đặc biệt được lai giữa con vịt và ngan. Vì thế, thịt cà sáy có hương vị rất riêng, mang những đặc trưng, ưu điểm của cả vịt và ngan.Thịt cà sáy mềm vừa phải, ngọt thịt, không tanh không mềm mà cũng không cứng, dày khô như ngan.
Nguyên liệu để chế biến món rựa mận cà sáy.
Trong dân gian, ở vùng đất này, người dân địa phương vẫn có câu: "Gà lọt giậu, chó sáu bát". Câu này, theo lý giải của những người già là một cách dân gian hướng dẫn chọn món ngon: Gà thì chỉ nên ăn thịt khi vừa lọt qua bờ giậu; chó thì chỉ nên ăn thịt khi mới đánh được sáu bát tiết canh. Đồng thời câu này muốn nói món rựa mận vốn nức tiếng trong dân gian. Từ cách chế biến truyền thống và đặc sản địa phương, nhiều người sành ăn, các đầu bếp ở Tiên Yên đã kết hợp 2 món đặc sản dân dã này thành một món ăn đặc biệt: Rựa mận cà sáy.
Anh Nguyễn Huy Dực, đầu bếp Nhà hàng Rùa (phố Lý Thường Kiệt, Tiên Yên), chia sẻ: Cũng từ hiểu biết và mày mò nghiên cứu mà chúng tôi đã tìm cách phối hợp, biến món ăn truyền thống này thành đặc sản mang hương vị vùng đất ngã ba sông. Rựa mận cà sáy chế biến không quá khó nhưng cần lựa chọn nguyên liệu, chế biến và gia giảm gia vị cho phù hợp.
Để có món rựa mận cà sáy ngon, trước hết, người chế biến cần chọn đúng nguyên liệu. Ngon nhất vẫn là cà sáy được nuôi thả ở các vùng Đông Hải, Đại Dực có thịt săn chắc. Kinh nghiệm là không nên chọn con quá to, già, thịt sẽ dai mà ngon nhất là cà sáy từ 7 tháng đến 1 năm tuổi, đạt trọng lượng 2,5 - 2,7kg. "Trong dân gian vẫn lưu truyền bí quyết chọn cà sáy ngon rất đơn giản. Chọn những con đủ lớn, có cánh đủ dài. Khi đứng, cánh chúng đan chéo vào nhau, phần lông cuối cánh sẽ tạo thành hình chéo dấu nhân là phù hợp" - anh Dực cho biết thêm.
Hấp dẫn rựa mận cà sáy.
Món rựa mận cà sáy không thể thiếu các nguyên liệu cơ bản như giềng, mẻ, mắm tôm... Các gia vị này sẽ được ướp chừng 10 - 30 phút với cà sáy sau khi chặt miếng. Để thêm đậm vị, món ăn được cho thêm khoai lang hay khoai môn vừa tạo độ sánh, dinh dưỡng vừa có tác dụng hút mỡ tránh ngấy. Đồng thời không thể thiếu các gia vị phù hợp với cà sáy như: lá nếp, nước cốt dừa, bơ nấu từ lạc rang lên và một chút tiết cà sáy... Đây là các gia vị, nguyên liệu nấu kèm tạo nên màu sắc, độ ngọt và hương vị đặc trưng khó quên của món ăn" - đầu bếp Nguyễn Huy Dực chia sẻ bí quyết.
Cà sáy sau đó được cho vào nồi đun vừa đủ trong thời gian ngắn là có thể bắc ra ăn. Cà sáy rựa mận ăn nóng, kèm bún hoặc bánh mỳ, vừa thơm bùi vị cà sáy, vừa giàu dinh dưỡng.
Và có lẽ không ít thực khách sẽ không quên được hình ảnh món ăn khói nghi ngút, hương vị nồng nàn của món rựa mận, khúc biến tấu từ cà sáy đặc sản cho cả những người không ăn được thịt chó. Về Tiên Yên, dạo phố đi bộ cuối tuần, thực khách nên một lần thưởng thức món ăn độc đáo này.
Tiết canh cá ăn quá "phê" chuẩn đặc sản miền núi phía Bắc Nhiều người quá quen, thậm chí là "nghiện" món tiết canh vịt, tiết canh heo nhưng chắc chưa được thưởng thức tiết canh cá bao giờ. Đây được coi là đặc sản của người dân ở một số tỉnh miền núi phía Bắc ưa chuộng. Tuy nhiên cách chế biến ra sao, có giống với các loại tiết canh khác hay không thì...