Thịt lợn không phải “thực phẩm vàng”, nhiều loại khác có giá trị dinh dưỡng còn cao hơn
Bảng so sánh giá trị dinh dưỡng cho thấy, rất nhiều loại thực phẩm có thể thay thế thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng cho người dùng.
Nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm
Lâu nay thịt lợn là món ăn truyền thống và được người dân sử dụng nhiều nhất trong số các loại thực phẩm. Tuy nhiên, hiện thịt lợn đang tăng giá nên việc sử dụng thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của các gia đình. Vì thế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người dân có thể chọn các loại thực phẩm khác sử dụng thay phiên, không nhất thiết bữa cơm nào cũng phải có thực phẩm.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, có rất nhiều loại thực phẩm khác có giá trị về mặt dinh dưỡng người dân có thể sử dụng ví dụ như thịt gà, thịt bò, tôm, cua, cá… thậm chí là các loại hạt cũng rất có giá trị về dinh dưỡng.
Theo tiến sĩ Hưng, không chỉ riêng trong thời điểm thịt lợn đắt mà ngay cả khi thịt lợn được bán với giá thông thường, người dân cũng nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Bởi nhiều chất dinh dưỡng trong thịt lợn không có hoặc có rất ít, nhưng lại có ở những thực phẩm khác.
Bảng so sánh giá trị dinh dưỡng của thịt lợn với các loại thực phẩm khác. Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Ths.Bs. Nguyễn Văn Tiến – Trung tâm Giáo dục Truyền thông (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) người dân cần thay đổi thói quen tiêu dùng, ăn uống để thích ứng với giá cả thị trường, cũng như túi tiền của mình.
Theo đó, giá thịt lợn hiện rất cao, thậm chí cao gấp hơn 2 lần so với các loại thực phẩm khác như cá, trứng các loại, thịt gà, đậu đỗ,… Người tiêu dùng có thể lựa chọn những thực phẩm thay thế có giá tiền thấp hơn như: cá, trứng, đậu, lạc, vừng, mà lại có giá trị dinh dưỡng rất cao và tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Tiến cho rằng, người dân nên ăn thịt ở mức vừa phải (không quá 100g/ngày/người trưởng thành), trung bình 1,5kg thịt/tháng. Tăng cường ăn thịt gia cầm (như gà, vịt, ngan, chim…) và ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần, trung bình 2,5kg cá/tháng.
Ngoài ra, nên tăng sử dụng đậu tương và chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành… (nguồn chất đạm, chất béo quý giá, nhiều hoạt chất sinh học có vai trò chống oxy hóa, chống ung thư và điều hòa chuyển hóa cholesterol) và các hạt họ đậu khác. Nên ăn 2-3kg đậu phụ/tháng.
Cần đảm bảo một tỉ lệ cân đối giữa nguồn chất béo động vật (mỡ lợn, mỡ gà,…) và chất béo thực vật (dầu, đậu tương, vừng, lạc…) . Nên giữ trong khẩu phần hàng ngày ít nhất là 40% chất béo thực vật, chất béo động vật không nên vượt quá 60%, nên ăn phối hợp cả mỡ động vật và dầu thực vật, không nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các chất béo thực vật.
Nhiều loại thực phẩm khác có thể thay thế thịt lợn cho bữa ăn gia đình.
Cách chọn thực phẩm an toàn
Bác sĩ Tiến khuyến cáo, dù là loại thực phẩm nào cũng cần phải đặc biệt chú ý khi lựa chọn để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, ôi thiu. Đồng thời, bác sĩ chia sẻ một số cách chọn thực phẩm sạch, an toàn:
- Chọn thịt (lợn, gà, bò…): Màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu, mùi thuốc kháng sinh. Màu sắc bình thường: thịt lợn màu hồng tươi, thịt bò màu đậm vừa phải (không quá sẫm), thịt trâu màu tím đỏ. Khối thịt săn chắc, có độ dính, mềm và đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.
Video đang HOT
- Chọn cá: Cá còn tươi tốt nhất là cá đang sống. Nếu cá vừa mới chết nhưng thân cá co cứng, khi để cá lên bàn tay thân cá không thõng xuống. Mắt cá trong suốt, nhãn cầu lồi, giác mạc đàn hồi, miệng ngậm cứng, mang màu đỏ tươi, dán chặt xuống hoa khế không có nhớt và không có mùi hôi, vây tươi, sáng óng ánh, dính chặt vào thân, không có niêm dịch hoặc có ít niêm dịch trong, không có mùi ươn ôi.
- Chọn mực nên chọn con to, dày mình, trắng trong, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài đối với mực nang. Lưu ý, mực kém tươi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.
- Chọn trứng: Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, trứng có đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, can xi, sắt, kẽm, se len, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol…
- Thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, đồ đông lạnh… cần chọn sản phẩm có thương hiệu, cơ sở sản xuất uy tín, đầy đủ nhãn mác, thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Giữa 'cơn bão giá' thịt lợn: Mua gì để ăn thay thế mà vẫn đủ chất?
Thịt lợn là thực phẩm phổ biến, cung cấp protein, sắt, kẽm... cho cơ thể. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá thịt lợn đột ngột tăng cao khiến nhiều bà nội trợ chuyển sang sử dụng những sản phẩm thay thế khác.
Thịt gia cầm, nấm, các loại đậu hay trứng... là những thực phẩm lành mạnh, giàu protein, là lựa chọn hoàn hảo để vừa thay đổi khẩu vị, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể chúng ta.
Nguồn thịt từ gà, vịt, gia cầm,... được coi là sự thay thế hoàn hảo cho thịt lợn giữa "cơn bão giá" những ngày cận Tết
Các loại thịt gia cầm có hàm lượng protein cao và tỷ lệ mỡ tương đối thấp. Đây cũng là thực phẩm phù hợp với những người đang có nhu cầu giảm cân do sở hữu loại chất béo không bão hòa dồi dào
Từ thịt gia cầm, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như: Cánh gà chiên nước mắm, vịt sốt vang, gà rang muối, vịt quay,... để thay đổi khẩu vị và làm phong phú cho mâm cơm gia đình
Nấm là loại thực phẩm có hương vị đặc trưng và là món ăn ưa thích của những "tín đồ" ăn chay. Mặc dù là rau củ, nhưng trong nấm chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, đồng, kali, protein,... tốt cho sức khỏe, giúp kiểm soát cân nặng, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tiểu đường,...
Chúng ta có thể bổ sung một số loại nấm vào bữa ăn hàng ngày như: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mỡ...
Với giá thành rẻ và phổ biến, các loại hạt họ nhà đậu có thể thay thế nguồn protein từ thịt lợn
Đậu nành rất giàu protein thực vật, vitamin B, kali, magie... và các nguyên tố vi lượng khác, có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol, đồng thời giúp chúng ta giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng
Ngoài ra, sữa đậu nành cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe của bạn. Bên cạnh protein, sữa đậu nành còn bổ sung vitamin B12, giúp da sáng mịn, mềm mại và tốt cho nội tiết tố của chị em phụ nữ
Đậu Hà Lan được xem là món ăn mang đến cảm giác hạnh phúc vì tác dụng cải thiện tâm trí nổi bật của nó. Loại đậu này chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết như protein. Chúng ta có thể sử dụng đậu Hà Lan như một thực phẩm chay thay thế cho thịt một cách hoàn hảo
Đậu Hà Lan rất dễ ăn. Để mang lại những hiệu quả vượt trội, bạn có thể kết hợp đậu với những loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như: Thịt bò, mộc nhĩ, nấm hương,...
Khoai tây là một nguồn cung cấp protein phổ biến. Ngoài ra, loại rau ăn củ này chứa hàm lượng lớn vitamin B6, loại vitamin này giúp cải thiện sức khỏe hệ thần kinh. Bên cạnh đó, khoai tây còn giúp não bộ hoạt động tốt hơn nhờ duy trì ổn định lượng glucoser trong máu
Chúng ta có thể chế biến khoai tây thành những món ăn đa dạng, phong phú như: Canh gà hầm khoai tây, tôm cuộn khoai tây, khoai tây bỏ lò,...
Với giá thành chỉ từ 2.500đ-3.500đ, trứng xứng đáng được xem là món ăn "ngon, bổ, rẻ" thay thế cho thịt lợn. Trứng là một trong những nguồn cung cấp protein hàng đầu, hỗ trợ hình thành cơ và xương, góp phần duy trì trạng thái khỏe mạnh của cơ thể
Với trứng, các bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tốt sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều trứng bởi sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe tim mạch
Nếu thịt cung cấp sắt cho cơ thể trong bữa ăn hàng ngày thì chúng ta có thể sử dụng các loại rau có màu xanh đậm để thay thế vai trò này của thịt như: Rau cần tây, bông cải xanh, cải bó xôi,...
Ngoài ra, rau xanh là nguồn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, các chất dinh dưỡng cũng như lượng chất xơ dồi dào, giúp giảm cân, đẹp dáng
Các loại hạt giàu protein như hạnh nhân, điều, macca,... có thể thay thế thịt lợn trong việc cung cấp protein cho cơ thể. Không chỉ vậy, trong các loại hạt khô còn rất nhiều chất dinh dưỡng tốt và cần thiết như lipid, carbohydrate, kali,...
Các loại hạt khô có thể ăn trực tiếp rất tiện lợi. Các chuyên gia khuyên rằng, chúng ta có thể chọn bất kỳ loại hạt nào mình thích, miễn là ăn với lượng phù hợp
Đậu phụ là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Trong đậu phụ có chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít cacbonhydrat, giúp ngăn ngừa bệnh tim, ngăn ngừa rụng tóc, làm chậm quá trình lão hóa...
Có rất nhiều món ăn ngon với đậu phụ mà chúng ta có thể chế biến hàng ngày như: Đậu phụ luộc, đậu phụ nấu canh rong biển, đậu phụ sốt cà chua, canh kim chi đậu phụ,...
Cá được coi là một loại thực phẩm "vàng", là sự thay thế hoàn hảo cho thịt lợn
Cá cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là Omega-3, một loại axit béo có lợi cho cơ thể. Chỉ với một món chính là cá, bữa ăn của bạn sẽ đầy đủ chất và vô cùng lành mạnh. Không những có lợi cho người lớn và người cao tuổi, cá còn mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của trẻ em
Kiều Phương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
Bài học rút ra từ câu chuyện chàng trai bị sán dây kí sinh trắng xoá khắp người Chàng trai 18 tuổi ở Thái Lan vừa phải nhập viện do ăn thịt lợn chưa chín và các thực phẩm khác sau khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu, nôn mửa và co giật. Cơ thể cậu đã bị sán dây kí sinh kín người. Nhận biết thực phẩm đã chín có quá khó không? Một trong những nguyên tắc an...