Thịt heo nấu đông
Trở về Nam định cư sinh sống đã hơn 30 năm, nhưng ký ức về nồi thịt heo nấu đông ngon lành má tôi nấu mỗi dịp tết hồi còn ở Bắc vẫn in đậm trong tôi mỗi khi mai vàng phương Nam khoe sắc.
Má bảo quê mình trong Nam, tết trời vẫn nóng, có lẽ do vậy dân quê mình không có tập quán nấu thịt đông. Tập kết ra Bắc, má tôi biết nấu là nhờ xóm giềng người Bắc bày cho. Rất đơn giản, thịt heo, ngon nhất là chân giò và thủ; chút tiêu, chút muối hoặc nước mắm ngon; đổ nhiều nước, đun sôi, hầm nhỏ lửa cho thật rục là được. Để qua đêm, sáng ra là có nồi thịt đông ngon lành. Đến bữa, chỉ cần xắn miếng đặt lên đĩa, thêm đĩa dưa hành hoặc cải chua muối xổi, chỉ nhìn đã ứa nước miếng. Hồi đó, cái gì cũng thiếu cũng thèm, chẳng đợi bữa, chốc chốc lũ nhóc chúng tôi lại lén giở nắp nồi thịt đông… “nếm”. Mỗi lần có khách đến chúc tết, má lại dọn món thịt đông, dưa muối xổi. Trời lạnh, bên chai rượu chanh Hà Nội, thực khách ra chiều tâm đắc lắm. Đến tuổi cắp sách đến trường, tôi biết thêm câu đối dân gian dịp tết: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
Những năm gần đây, đời sống có phần khá lên, nhiều dịp cận tết, cả nhà cứ băn khoăn không biết nên chuẩn bị mua sắm, nấu nướng những món gì cho hợp. Chợ, cửa hàng, siêu thị… hàng hóa phong phú. Các món một thời được coi là “xịn” như xúc xích Đức xông khói, patê gan ngỗng… nay cũng không còn là của ngon vật lạ. Lạp xưởng, chả lụa thành món ế. Lại thêm thông tin thực phẩm chế biến sẵn thường có chất phụ gia bảo quản hại sức khỏe, thực phẩm nhập khẩu lọt lưới kiểm tra an toàn thực phẩm… ai cũng ái ngại.
Có năm, tôi đề xuất nấu thịt đông, bỏ tủ lạnh cho đông. Ai ăn cũng khen ngon, nhất là cánh mày râu đến chơi tết. Thú thật, giáp tết sau, thấy cánh phụ nữ tối tăm mặt mũi đi mua sắm, dọn dẹp vệ sinh, trang hoàng… tôi không nỡ nhắc món thịt đông nữa.Tuy vậy, trong đầu tôi bỗng nảy ý nghĩ tại sao các nhà sản xuất thực phẩm có thương hiệu của ta không làm món thịt đông, đóng gói công nghiệp hợp chuẩn vệ sinh, gửi bán trong hệ thống siêu thị uy tín? Thời buổi ăn cái gì cũng sợ, nhịp sống công nghiệp bận rộn, nếu biết thương mại hóa, tiện lợi hóa các món ăn ngon dân dã truyền thống, không phụ gia độc hại, có thể cho thành công bất ngờ.
Video đang HOT
Theo tuổi trẻ
[Chế biến] - Chân giò hầm măng
Món truyền thống của người miền Bắc trong những ngày Tết kéo dài.
Nguyên liệu:
- 1 kg chân giò
- 200g măng
- Hành hương, muối, tiêu, mùi.
Cách làm:
- Cắt bỏ phần măng cứng, cắt măng thành từng khúc vừa ăn.
- Pha 3 lít nước với 1 thìa nhỏ muối, ngâm măng trong nước muối qua ít nhất 6 tiếng, xả lại nước lạnh.
- Luộc măng khoảng 10 phút, sau khi nước sôi, vớt ra một miếng nhấm thử xem còn đắng không, nếu còn đắng thì đổ bỏ nước luộc cũ, đổ lại nước mới, luộc lần hai. Khi nhấm thử măng, không còn thấy đắng thì vớt ra, xả lại nước lạnh, để ráo.
- Chân giò rửa sạch, chặt miếng vừa, ướp với 2 thìa nhỏ muối, 1/2 thìa nhỏ hạt tiêu và hành tím băm. Ướp trong vòng 30 phút.
- Dùng nồi lớn, cho chân giò vào xào sơ cho thịt săn lại, đổ nước sôi vào ngập hơn mặt thịt. Khi nước sôi lại, cho măng vào, thêm nước cho ngập măng, nhỏ lửa, hầm măng cùng với thịt cho đến khi thịt mềm.
- Khi hầm xong, nước còn sấp mặt thịt và măng là vừa, nêm lại theo khẩu vị với chút muối cho vừa miệng.
Cún Khang
Theo ngôi sao
[Chế biến] - Giò thủ Bạn có thể để giò trong tủ lạnh ăn dần. Món ăn này có phần tai, lưỡi... ăn sần sật, kết hợp với mộc nhĩ ăn rất ngon. Nguyên liệu: - 1 cái mũi lợn - 3 cái tai lợn - 1 cái lưỡi lợn - 2 khoanh chân giò hoặc 200g thịt ba chỉ hoặc thịt nạc lưng - Vài cái mộc...