Thịt đông lạnh sau bao lâu vẫn ăn được?
Đông lạnh các sản phẩm thịt là cách tốt nhất để giữ cho chúng tươi lâu hơn ngày hết hạn thông thường. Nhưng thịt có thể được đông lạnh trong bao lâu mà vẫn an toàn khi ăn?
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bất kỳ thực phẩm nào được bảo quản ở đúng 0F (-17,8oC) đều an toàn để ăn vô thời hạn.
USDA nói rằng việc giữ thực phẩm đông lạnh “ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật làm hư hỏng thực phẩm cũng như gây bệnh từ thực phẩm”.
Nhưng hãy lưu ý: Quy tắc này áp dụng cho thịt được bảo quản ở chính xác là 0F mà không có sự dao động về nhiệt độ – nó phải được đông lạnh đồng đều ở nhiệt độ này để tránh vi khuẩn có hại. Quá trình rã đông và đông lạnh lại có thể can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của vi khuẩn và nấm mốc trong thực phẩm cũ, cho phép chúng nhân lên khi nhiệt độ tăng đủ.
Và trong khi việc nấu nướng đúng cách và sau đó ăn thực phẩm đã đông lạnh ở 0F trong nhiều năm sẽ không khiến bạn bị bệnh, song có lẽ bạn sẽ không thích mùi vị của nó. Vì vậy, USDA khuyến nghị nên vứt bỏ thịt, bít tết và sườn chưa nấu chín sau một năm để trong tủ đá và thịt xay chưa nấu chín sau 4 tháng. Trong khi đó, thịt chín đông lạnh nên bỏ đi sau 3 tháng.
Video đang HOT
Một lưu ý khác: Tuy thịt đông lạnh hết hạn vẫn có thể ăn được, cách an toàn nhất để đảm bảo bạn không ăn thực phẩm vượt quá thời hạn khuyến nghị là ghi ngày hết hạn lên thịt trước khi cho vào tủ cấp đông. Điều này sẽ giữ cho bản thân bạn và những người khác trong gia đình an toàn tránh khỏi các bệnh do thực phẩm gây ra.
Cẩm Tú
Theo WH
Những căn bệnh có thể mắc phải khi không khí văn phòng bị bẩn!
Hiện nay, tầng lớp lao động trí thức đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Do đặc thù công việc, họ thường xuyên phải hoạt động trong văn phòng. Vì vậy, nếu không có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề vệ sinh và môi trường xung quanh nơi làm việc, dân văn phòng có thể dễ dàng mắc một số bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và gây ra thiệt hại cho công ty do những tác nhân sau đây:
Máy điều hòa: máy lạnh hay máy điều hòa không khí trong văn phòng sẽ làm tổn thương đường hô hấp vốn rất nhạy cảm với sự tăng giảm thất thường giữa nhiệt độ trong phòng và môi trường bên ngoài của con người. Thêm vào đó, việc sử dụng máy trong một thời gian dài mà không thường xuyên vệ sinh sẽ làm phát sinh vi khuẩn có hại cho hệ hô hấp và tăng nguy cơ gây nên các chứng bệnh viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản.
Bụi bẩn
Những bộ hồ sơ lâu ngày hay những góc khuất không được vệ sinh sẽ đóng bụi, phát tán trong không khí của phòng làm việc. Do đó, có thể gây nên triệu chứng của bệnh kích ứng da và các bệnh dị ứng liên quan mà viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh thường gặp nhất của nhân viên văn phòng.
Nấm mốc và vi sinh vật
Điều kiện lý tưởng để nấm mốc sinh trưởng và phát triển là môi trường ẩm thấp, có nước rò rỉ, nhiệt độ ẩm đặc biệt phát tán nhanh trong môi trường đông đúc và hít thở chung một bầu không khí bị nhiễm bẩn và không gian hạn chế. Nếu đồng nghiệp của bạn đang bị cúm và hắt hơi, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm cúm.
Không gian và vật dụng
Vì mở máy lạnh liên tục nên các cửa sổ cũng như cửa ra vào văn phòng đều được đóng kín, cộng thêm là nhân viên, máy photocopy, máy fax, vi tính,.. cũng góp phần thải ra một lượng khí độc hại. Vì vậy, nồng độ CO2 trong không khí là khá cao, gây cảm giác ngột ngạt, khó thở làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Do đó, cách tốt nhất để hạn chế và phòng ngừa các bênh mà bạn có thể mắc phải khi làm việc trong văn phòng là giữ vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc và sinh hoạt của mỗi người. Thường xuyên lau dọn phòng ốc, làm sạch bụi bẩn và xác các loại côn trùng. Nếu văn phòng có sử dụng máy điều hòa, để hạn chế sự phát triển của nấm mốc và vi sinh vật, nên có lịch lau rửa máy điều hòa thường xuyên và điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải. Các văn phòng cần được thường xuyên kiểm tra, sửa chữa những chỗ rò rỉ nước và làm sạch những nơi ẩm thấp để phòng tránh nấm mốc và côn trùng.
Hãy bảo vệ nhân viên của bạn bằng các làm cho không khí an toàn và sạch: Bụi, khí carbon monoxide và amoniac chỉ là một vài trong số các chất có thể có trong không khí nhân viên của bạn hít thở mỗi ngày. Nhân viên vệ sinh công nghiệp được chứng nhận của chúng tôi có thể đo mức độ của chất gây ô nhiễm không khí tại nơi làm việc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết.
PV
Theo seatimes
Cứ mỗi khi gió lạnh tràn về, cư dân mạng lại kêu than căn bệnh gây ngứa ngáy khắp cơ thể này Tiết trời mát mẻ của mùa thu khiến những người có cơ địa da nhạy cảm dễ gặp phải các bệnh dị ứng. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm không khí hanh khô nên khiến nhiều loại vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn. Trên Facebook gần đây lại lan truyền nhau một vài hình ảnh về bệnh mề đay - một căn...