Thịt dê chữa bệnh
Ăn thịt dê nhiều trị được bệnh gầy yếu, mệt mỏi, nôn ợ, đau bụng… mỡ dê còn có tác dụng trừ phong giải độc, kiết lỵ, nổi mề đay, mẩn ngứa.
Thịt dê rất giàu chất dinh dưỡng, thông thường được dùng làm món ăn trong Đông y còn dùng để làm thuốc có tác dụng bổ huyết, bổ gan, sáng mắt. Theo y học cổ truyền thịt dê có tác dụng trừ hàn, bổ khí huyết, khai vị, tăng thể lực, thông sữa, có lợi cho sản phụ. Ăn thịt dê nhiều trị được bệnh gầy yếu, mệt mỏi, nôn ợ, đau bụng… mỡ dê còn có tác dụng trừ phong giải độc, kiết lỵ, nổi mề đay, mẩn ngứa.
Dưới đây là một số bài thuốc từ thịt dê:
Bài 1: Bài thuốc dùng cho người bị thận hư, cơ thể suy nhược, đau thắt lưng kéo dài. Thận dê: 500g, xì dầu, hành, gừng, bột nêm, dầu ăn, ớt. Thận dê sửa sạch, bỏ màng, bỏ gân, thái miếng mỏng vừa ăn, ướp với chút bột nêm trộn đều. Cách chế biến: Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành, cho thận dê vào, đảo đến khi thịt chín mềm, cho gừng, xì dầu, hành lá, ớt. Cách 3 ngày ăn 1 lần. Ăn liên tục 7 lần.
Bài 2: Bài thuốc dùng để điều trị suy nhược hao gầy, đau xương sống: Xương sống dê 1kg, gạo tẻ 100g, hành, gừng, muối vừa đủ; cách chế biến như sau: Xương sống dê rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa trong 4 giờ. Gạo tẻ vo, đãi sạch, cho vào nồi khác, nấu bằng nước hầm xương, đun to lửa cho sôi, để lửa nhỏ ninh nhừ, cho gừng, muối vào. Có thể ăn kèm thịt dê nếu thích, cách 3 ngày ăn 1 lần. Ăn liên tục 5 lần.
Thịt dê rất giàu chất dinh dưỡng, thông thường được dùng làm món ăn bồi bổ sức khỏe.
Bài 3: Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, dùng cho người thận hư, liệt dương, người mới ốm dậy yếu mệt: Thịt dê 500g, dầu ăn, hành tây, gừng, muối, bột nêm, ớt ngọt, rượu trắng. Cách chế biến như sau: Thịt dê thái miếng mỏng, cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành, trút thịt vào xào gần chín, cho tiếp gừng, ớt thái sợi, đảo nhanh tay, cho thêm chút rượu, nêm muối, bột nêm vừa ăn, cách 3 ngày ăn 1 lần. Ăn liên tục 7 lần.
Bài 4: Bài thuốc đem lại hiệu quả cao cho những người bị bệnh ít tinh trùng: Thịt dê 90g, thục địa 30g, dâm dương hoắc 50g, cẩu khởi tử 30g, cho vào nồi, nước vừa đủ và đun nhỏ lửa chừng 4 tiếng, sau đó nêm gia vị vừa miệng, cách 3 ngày ăn 1 lần. Ăn liên tục 7 lần.
Bài 5: Bài thuốc chữa bệnh cho những người yếu thận, hay bị hoa mắt ù tai, yếu sinh lý. để điều trị bệnh huyết hư, đau mỏi thắt lưng ở người già: Thịt dê nạc 500g, xương sống dê 1 bộ, thỏ ty tử 10g, hoài sơn 50 g,gạo tẻ 100g, nhục thung nhung 20g, hạch đào 2 quả, hành, gừng, tiêu, rượu, muối thích hợp, đun lửa nhỏ vài tiếng, đợi đến khi thịt dê chín nhừ là được.
Lưu ý: Khi chế biến thịt dê, nấu kèm với thuốc bắc để chữa trị bệnh thì phải tham khảo và làm theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc Đông y.
Bác sĩ Trần Thị Hải
Theo SK&ĐS
Video đang HOT
Những đại kỵ khi ăn lòng lợn không phải ai cũng biết
Lòng lợn là món ăn ưa thích của khá nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết có những 'đại kỵ' khi ăn lòng lợn bởi món ăn này có thể gây ngộ độc, nhiễm bệnh, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng người ăn.
Ảnh minh họa: Internet
Nội tạng và huyết động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng, protein, sắt và các loại vitamin, nhưng lại có hàm lượng cholesterol cao, dễ bị nhiễm bẩn và các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại sức khỏe như giun, sán, nhiễm liên cầu lợn Streptococcus suis.
Do vậy, khi nội tạng, huyết động vật không được làm sạch và nấu chín kỹ hoặc không có nguồn gốc rõ ràng, những loại vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Ăn tiết canh lòng lợn có chứa liên cầu lợn thậm chí còn có thể gây ra triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp.
Không ăn lòng lợn chưa chín kỹ
Nội tạng động vật như gan, tim, dạ dày, thận... có hàm lượng calo cao. Những bộ phận này không được làm sạch kỹ và làm chín hoàn toàn sẽ dễ trở thành ổ vi khuẩn, gây các bệnh nguy hiểm cho con người như kiết lỵ, tả, thậm chí là viêm gan.
Người ăn phải lòng lợn không làm sạch và nấu chín dễ bị nhiễm ký sinh trùng, gây bệnh nguy hiểm.
Ảnh minh họa: Internet
Không dùng lòng lợn để qua đêm
Lòng lợn là loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn dù bạn đã làm sạch, chế biến và bảo quản cẩn thận đến mức nào. Món ăn này để qua đêm rất dễ bị ôi thiu hay có mùi khó chịu. Cách tốt nhất là nên mua một lượng vừa đủ và ăn hết trong bữa. Nếu còn thừa nên đổ đi.
Không nên ăn quá nhiều lòng lợn
Lòng lợn là món ăn không thích hợp với những người có tiền sử huyết áp cao, tim mạch, bệnh tiểu đường. Ăn quá nhiều món này cũng dẫn tới các căn bệnh nan y như bệnh gout, huyết áp cao, tim mạch... bởi nó chứa rất nhiều cholesterol xấu, acid uric.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, người lớn chỉ nên ăn 50-70g/lần, trẻ nhỏ: 30-50g/lần.
Ảnh minh họa: Internet
Nguy cơ bị nhiễm khuẩn
Theo nhiều nghiên cứu đã được chứng minh, các bộ phận của lợn như: gan, tim, dạ dày, thận... có hàm lượng calo cao. Khi ăn những miếng lòng lợn không được làm sạch sẽ và chín, chúng dễ trở thành "ổ vi khuẩn" gây nên các bệnh nguy hiểm như: thương hàn, kiết lị, bệnh tả và thậm chí là viêm gan.
Nếu ăn lòng lợn không được làm sạch sẽ và nấu chín, những ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây nên những căn bệnh nguy hiểm kể trên.
Tăng nguy cơ bệnh nan y
Lòng lợn là món ăn giàu đạm rất bổ dưỡng nhưng đồng thời chúng cũng chứa nhiều cholesterol xấu, acid uric...
Nếu ăn lòng lợn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ các căn bệnh nan y như bệnh gút, tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao... Chúng thực sự sẽ khiến người mắc bệnh gout, tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao tiến triển xấu thêm.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị cảm, mệt mỏi
Cháo lòng có rất nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Những bệnh này có thể lây sang người ăn. Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, không nên ăn cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh.
Người có đường tiêu hóa kém
Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Đặc biệt, những người có đường tiêu hóa kém ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu..., các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe. Nặng hơn có thể tử vong.
Ảnh minh họa: Internet
Người béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch
Trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.
Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì... cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.
Bà bầu
Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.
Ngoài ra, nếu gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao - chất có khả năng gây ung thư gan ở người.
Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh, trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng... chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Nghiên cứu thành công tác dụng kháng viêm của cây bá bệnh Theo Đông y, cây có vị đắng, tính ấm, dùng chữa nhiều bệnh như: ăn không tiêu, tiêu chảy, nôn mửa, kiết lỵ, ghẻ lở, mụn nhọt, đau mỏi lưng. Cây bá bệnh mọc ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây Ninh... Mới đây, các nhà khoa học của Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm...