Thịt, cá để được bao lâu trong tủ lạnh?
Ngày nay hầu hết gia đình sắm tủ lạnh để dự trữ thức ăn. Một số bà nội trợ do bận rộn không có thời gian đi chợ hàng ngày nên hay mua nhiều thực phẩm tươi sống, nhất là thịt và cá về bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông – rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt, cá này về lâu dài dễ sinh bệnh.
Do đó, theo khuyến cáo của chuyên gia y tế thế giới, không nên dự trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Trước khi cho cá vào tủ lạnh, để thực phẩm ráo nước, nên bỏ đầu, mang và các phần thuộc ruột, đóng gói cẩn thận, không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Nhiệt độ thích hợp khi bảo quản cá là từ 3-5 độ C, còn thịt là từ 4-7 độ C
Không nên để cá trong tủ lạnh quá 2 ngày.
Một công bố mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy ngay cả thức ăn chín để trong tủ lạnh lâu ngày cũng không an toàn chút nào. Chẳng hạn món gà và đậu tây được chế biến tối hôm trước, ăn không hết để trong tủ, hôm sau đem ra dùng thì đã thấy có tới 10.000 con vi khuẩn. Do đó, theo các nhà khoa học, các loại thịt kể cả được nấu chín, tối đa chỉ để được trong tủ từ 3-4 ngày.
Không nên biến tủ lạnh thành kho “dự trữ hàng”, có nghĩa là thực phẩm nào cần thiết mới cho vào tủ lạnh để bảo quản, tránh tình trạng thực phẩm cũ sắp hết hạn để lẫn thực phẩm mới vô tình bạn đã “kết liễu” tuổi đời của thực phẩm mới nhanh hơn, do vi khuẩn của thực phẩm cũ nhanh tràn sang thực phẩm mới. Trong tủ cũng phải luôn có khoảng trống để không khí lạnh lưu thông.
Thực phẩm khi cho vào tủ lạnh nên bọc kín bằng túi bóng, hộp nhựa, kim loại. Thực phẩm ướp lạnh càng chế biến nhỏ càng tốt để nhiệt độ được lạnh đều, tránh tình trạng thực phẩm để to quá, bên ngoài thì lạnh, bên trong thì đang bị phân huỷ.
Cuối cùng bạn nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh, kiểm tra cánh tủ xem có kín không, có đủ lạnh không. Nếu có vấn đề thì phải gọi thợ sửa ngay lập tức.
Video đang HOT
Megafun
Top món ăn dặm mẹ KHÔNG nên để tủ lạnh
Có những thực phẩm cho con sẽ hoàn toàn bị mất chất nếu mẹ bảo quản trong tủ lạnh.
Vừa đi làm vừa chăm con, hầu hết các chị em thường có xu hướng mua trước các loại thức ăn vào cuối tuần hay đầu ngày để sẵn trong tủ lạnh để tiện chế biến cho bé. Tuy nhiên, trên thực tế có một số thực phẩm nếu giữ lạnh sẽ mất đi các chất dinh dưỡng vốn có hoặc không tốt cho hệ tiêu hóa của bé sau này.
Mẹ nên lưu ý những loại thực phẩm sau đây để có thể chế biến các món ăn cho bé được ngon lành và giàu dinh dưỡng hơn.
1. Cà chua
Chắc rằng mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi cà chua được liệt vào danh sách này. Mua cà chua dự trữ sẵn trong tủ lạnh để nấu đồ ăn cho bé và cả nhà đã là một thói quen thường ngày của nhiều chị em. Vậy tại sao lại là cà chua? Vì loại quả này sẽ mất toàn bộ hương vị nếu cứ để trong tủ lạnh.
Quá trình làm lạnh sẽ làm cả chua mất khả năng chín tự nhiên, mà mẹ vẫn biết là, cà chua chỉ ngon khi để chín tự nhiên mà thôi. Ngoài ra, hơi lạnh từ tủ sẽ phá vỡ kết cấu của quả cà chua, cụ thể là lớp màng bên trong vỏ cà, khiến cho quả cà chua tươi ngon mọng nước trở nên đầy những bột. Cách tốt nhất mẹ nên bảo quản cà chua là để vào trong rổ ở nơi mát mẻ thoáng khí.
2. Khoai tây
Nếu mẹ nào vẫn giữ thói quen để khoai tây vào tủ lạnh để nấu canh cho bé thì hãy từ bỏ thói quen này ngay. Khoai tây để lạnh sẽ làm cho chất bột có trong khoai chuyển hóa thành
đường nhanh chóng, và cuối cùng mẹ sẽ cho bé ăn một củ khoai tây ngọt và lắm sạn. Khoai tây sẽ được bảo quản tốt nhất nếu mẹ để vào trong túi giấy ở chỗ tối và thoáng mát. Túi giấy là lựa chọn tốt nhất bởi nếu là bao ni lông thì sẽ quá kín và không khí bên ngoài không thể lọt vào được.
3. Hành tây
Nếu để hành tây vào tủ lạnh, không lâu sau mẹ sẽ thấy hành trở nên mềm nhũn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hương vị món súp mẹ nấu cho bé. Những nơi khô ráo, mát mẻ là môi trường tốt nhất để bảo quản hành tây.
Có một lưu ý hết sức quan trọng nữa là, hành tây mà để chung với khoai tây sẽ làm cho cả hai thực phẩm này hỏng nhanh hơn. Vì thế mẹ cần lưu ý để riêng rẽ hai loại củ này.
Hành tây sẽ sớm mềm nhũn trong tủ lạnh (hình minh họa)
4. Quả bơ
Với nhiều bé, bơ luôn là món khoái khẩu bởi độ béo ngậy và thơm ngon, đặc biệt là khi mẹ trộn với sữa hoặc đánh sinh tố cho con . Bơ còn là loại quả giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều chất béo có lợi.
Nếu mẹ mua bơ chưa chin cho bé, đừng"dại"cho vào tủ lạnh vì có thể 5 ngày sau mẹ bỏ ra, quả bơ vẫn còn cứng nguyên và rất khó ăn. Còn nếu bơ đã chin rồi thì mẹ có thể vô tư giữ trong tủ lạnh
5. Tỏi
Nếu để tỏi trong tủ lạnh, mẹ sẽ nhanh chóng có "thành quả" là một nhánh tỏi mọc đầy mầm. Không chỉ vậy, tỏi để trong tủ lạnh rất dễ trở nên mềm và khó chế biến. Món xào của mẹ mà thiếu tỏi thì có thể bé sẽ lên ý kiến ngay.
6, Bánh mì
Miếng bánh ngon lành sẽ trở nên khô và cứng (hình minh họa)
Bánh mì sẽ nhanh chóng trở nên khô roong khi mẹ cho vào tủ lạnh. Chắc hẳn bé sẽ không muốn bữa ăn sáng của mình lạnh ngắt và khô cứng. Tuy nhiên, nếu mẹ mua loại bánh mì sandwich đã cắt lát, mẹ có thể bọc kĩ rồi cho vào tủ đông, khi nào cần ăn, mẹ lấy ra rã đông rồi nướng lại cho bé ăn, lát bánh mì khi đó lại có mùi vị rất tuyệt đấy. Có điều mẹ cần lưu ý, bánh mì tuy đã được bảo quản ở tủ đông nhưng mẹ chỉ nên dùng trong tối đa là 4 ngày thôi nhé.
7, Dầu ô liu
Chắc hẳn mẹ không muốn chai dầu của mình đặc quánh đâu nhỉ (hình minh họa)
Nếu gia đình đang có bé ăn dặm, chắc sẽ không thể thiếu 1 chai dầu ô liu ở trong bếp. Nhưng mẹ nhớ tuyệt đối không nên cho dầu vào trong tủ lạnh vì dầu để tủ lạnh sẽ đông đặc lại y như bơ. Làm sao mẹ có thể nấu cháo cho bé bằng dầu đông đặc đúng không nào
8, Mật ong
Mật ong không cần thiết phải trữ trong tủ lạnh. Loại thực phẩm này có hạn sử dụng là mãi mãi nếu được đóng kín nắp. Nếu mẹ cho mật ong vào tủ lạnh, mật sẽ bị kết tủa và sẽ trông như những hạt pha lê nhỏ, mẹ khó có thể lấy để làm món bánh mì chấm mật ong ngon lành cho bé nữa.
Theo Khampha
Bạn đã bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh đúng cách? Nhiều người cho rằng với các loại rau xanh và củ quả, chỉ cần cho hết vào ngăn mát là có thể giữ được chúng tươi ngon. Tuy nhiên, thực tế việc bảo quản chúng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí nếu bảo quản không đúng cách còn làm mất hàm lượng dinh dưỡng. Hãy cùng tham khảo những mẹo vặt dưới...