Thịt bẩn, xử lý không xuể
Trong khi người dân vẫn mù mờ với thịt sạch, thịt bẩn thì cơ quan chức năng, những người “gác cổng” bữa ăn cho dân vẫn bất lực nếu như không muốn nói là làm ngơ trước thực trạng này.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Quang- Phó chi cục trưởng Chi cục thú y Đồng Nai cho biết, chỉ trong năm 2011, các cơ sở giết mổ ở tỉnh này cung cấp trên 2 triệu tấn thịt lợn cho thị trường trong tỉnh và trên 600 tấn thịt lợn cho TPHCM và Bình Dương.
Lượng thịt trên chủ yếu đến từ huyện Trảng Bom và TP Biên Hòa. Tuy nhiên, ông Quang thừa nhận việc kiểm soát giết mổ hiện nay còn nhiều bất cập.
“Hiện Đồng Nai vẫn tồn tại trên 200 lò giết mổ heo hoạt động trái phép, tập trung nhiều nhất ở TP Biên Hòa và huyện Trảng Bom. Riêng tại phường Long Bình, TP Biên Hòa có trên 60 lò mổ trái phép”- ông Quang nói.
“Các lò mổ này đưa ra thị trường lượng thịt không được kiểm soát tương đương với lượng thịt được kiểm soát. Ngay như chợ thịt lợn Tam Hòa, mỗi đêm bán hàng trăm con lợn, phần nhiều là lợn được giết mổ chui”- vẫn theo ông Quang.
Đại diện Chi cục thú y Đồng Nai cho rằng, giết mổ chui vẫn còn đất sống bởi hoạt động này ít tốn chi phí, không chịu sự quản lý của cơ quan chức năng vì vậy lò mổ chui có thể trà trộn đưa heo bệnh ra thị trường và thu về lợi nhuận cao.
Video đang HOT
Những vụ bắt giữ heo bẩn chỉ là tảng băng nổi, hàng chục tấn heo bẩn vẫn tìm cách đổ về TPHCM mỗi ngày. Ảnh: L.N.
Còn đại diện phường Long Bình, nơi có trên 60 lò mổ heo lậu cho rằng, do địa bàn rộng trong khi phường chỉ có một cộng tác viên thú y nên xử lý lò mổ heo lậu như bắt cóc bỏ đĩa.
Không kể tại cửa ngõ giao thông các tỉnh miền Tây với TPHCM, mỗi ngày có khoảng 1.500 con heo sống và 1.600 heo giết mổ qua Trạm Kiểm dịch động vật An Lạc để về các lò giết mổ, chợ đầu mối An Lạc và các chợ lẻ ở TPHCM.
Tại cửa ngõ tiếp giáp TPHCM với Đồng Nai, mỗi ngày lượng heo qua Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức khoảng 4.000 con và hàng trăm con khác được đưa qua Quốc lộ 1K.
“Có những ngày trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp CSGT Rạch Chiếc bắt giữ 10-15 vụ vận chuyển thịt lậu, thịt thối với số lượng lên đến hàng nghìn tấn”- bà Đặng Thị Tuyết- Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cho biết.
Tuy nhiên, theo bà số thịt bắt giữ chỉ là “phần nổi của tảng băng”, bởi một lượng thịt bẩn gấp hàng chục lần như vậy lọt vào TPHCM không kiểm soát được.
Không chỉ heo lậu ở Đồng Nai tuồn về TPHCM bị bắt giữ, mà thịt bẩn, thối ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc cũng tràn về khiến cho việc ngăn chặn gần như “phát hiện được chừng nào hay chừng ấy”.
Ông Phan Xuân Thảo- Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết, hiện mỗi ngày TPHCM tiêu thụ khoảng 450 tấn thịt các loại, trong đó nguồn thịt của thành phố chỉ đảm bảo hơn 20%.
Theo ông Thảo khoảng 80% thịt từ các tỉnh vào thành phố khiến cho việc kiểm soát, kiểm tra vệ sinh thú ý gặp khó khăn. Đó là chưa kể số thịt lậu bằng nhiều cách lén lút vào thành phố, ra các chợ không kiểm soát được.
Bà Tuyết cho rằng thương lái heo lậu rất ma mãnh, để chuyển heo lậu trót lọt thường có những xe chạy trước tiền trạm rồi gọi điện thông báo cho nhau. Nếu gặp kiểm dịch là họ sang từ xe lớn qua xe nhỏ để tìm đường tránh né nên rất khó phát hiện.
Theo bà Tuyết, hầu hết số thịt bẩn bắt giữ được từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc khi thịt đã bốc mùi, thậm chí có dòi và đang trong thời kỳ phân hủy.
Tuy nhiên, sau khi bắt giữ hàng chỉ bị tiêu hủy vì chủ hàng không có mặt, toàn nhờ người khác vận chuyển thuê và khi vào thành phố thì có người nhận hàng nên xử lý chỉ như muối bỏ bể.
Để tránh Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức và Đội CSGT Rạch Chiếc hoạt động trên Quốc lộ 1A ở cửa ngỏ vào TPHCM, nhiều thương lái nhỏ thịt heo ra các bao nylon 20-50kg.
Những xe này thường “ngụy trang” bằng cách bố trí một vài “hành khách” để ngành chức năng khó phát hiện. Sau khi qua được trạm kiểm dịch Thủ Đức, tài xế bắt đầu gọi cho các mối quán cơm và các chủ sạp bán thịt ở chợ lẻ ra đón ở những điểm cố định trên quốc lộ 1A để lấy hàng.
Theo 24h
Phát hiện 15 vụ vận chuyển, kinh doanh thực phẩm "bẩn"
Chiều 3.7, đoàn kiểm tra liên ngành thú y H.Bình Chánh (TP.HCM) đã phát hiện, xử lý 15 trường hợp vi phạm về kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm "bẩn".
Tang vật gồm 235 con gia cầm (kể cả gia cầm sống và làm sẵn) với trọng lượng gần nửa tấn và 900 trứng vịt.
Toàn bộ lô hàng này không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, buộc phải tiêu hủy.
Theo Thanh Niên
Kinh dị bò khô giá... siêu rẻ! Để cho ra "lò" 1 kg bò khô phải bỏ ra ít nhất 500 nghìn đồng để mua 2 kg thịt bò tươi chế biến. Vậy nhưng, không hiểu sao giá bò khô rao bán trên thị trường TPHCM hiện chỉ từ 150 - 200 nghìn đồng/kg! Theo tiết lộ của một cán bộ thú y có nhiều năm "chinh chiến" trên mặt...