‘Thính dâm’ – Sự lệch lạc của tình dục giới trẻ
“Để vơi bớt khao khát trong lòng, anh đã năn nỉ tôi “gần gũi” qua phone. Anh cầu xin tôi dùng những ngôn từ liên quan đến sex để nói cho anh nghe…
Bởi chỉ có như vậy mới làm cho anh bớt nhớ. Tôi thực sự sốc và cảm thấy sợ hãi về con người anh ấy”…
Nguyễn Mai L (25 tuổi, Kiến An, Hải Phòng) tâm sự về mối tình 2 năm đầy ám ảnh của mình.
Sốc khi bạn trai đòi nghe chuyện… sex
Bạn trai L là bộ đội, tuy cùng quê nhưng hai người thường xuyên xa nhau nên tình cảm, nỗi nhung nhớ về nhau chỉ biết gửi gắm qua chiếc điện thoại. L kể, thời gian đầu, cô sống trong hạnh phúc bởi sự quan tâm, chia sẻ của anh. Dù công việc bận rộn, nhưng nếu được nghỉ phép, hoặc có thời gian, anh luôn tranh thủ về thăm cô dù chỉ trong chốc lát.
L yêu anh và không ngại ngần dâng hiến tất cả. Rồi do bận bịu công việc, anh không thể thường xuyên về thăm cô. Và khoảng thời gian thiếu vắng nhau lâu ngày ấy đã khiến cô phát hiện một điều đáng sợ nơi anh. Nỗi ám ảnh đeo bám cô dai dẳng bắt đầu từ cuộc điện thoại giữa đêm khuya.
“ Anh đã năn nỉ tôi “gần gũi” qua phone. Anh cầu xin tôi dùng những ngôn từ liên quan đến sex để nói cho anh nghe, thậm chí chỉ cần thở hay rên rỉ giống như đang làm tình thật để anh ấy tưởng tượng. Bởi chỉ có như vậy mới làm cho anh bớt nhớ. Tôi thực sự sốc và cảm thấy sợ hãi về con người anh ấy.
Không it nam giơi co sơ thich.. sex phone (Anh minh hoa)
Tôi chết lặng, không tin vào những gì mình nghe thấy. Lúc đó, tôi có cảm giác người đang nói chuyện với tôi không phải là anh mà là một người hoàn toàn xa lạ. Sau 5 lần nghe máy và 5 lần tắt điện thoại, trấn tĩnh lại thấy anh thật khổ sở và mệt mỏi, tôi đành nhắm mắt làm liều.
Khác với nỗi sợ hãi trong tôi, ở đầu dây bên kia tôi cảm nhận rõ sự sung sướng, hoan hỉ nơi anh. Và việc này không chỉ dừng lại buổi tối hôm đó, hầu như ngày nào, cũng vào giờ ấy, anh lại gọi điện “đòi hỏi”. Tôi hết gắt gỏng, quát tháo, đến mềm mỏng khuyên nhủ, thậm chí khóc lóc van xin anh nhưng anh bảo, anh không thể kiềm chế lại được điều đó. Lúc nào cũng có cảm giác muốn nghe. Thật không thể hiểu nổi tại sao anh ấy lại có hành động điên khùng như thế”. L tâm sự.
Cô bảo, vừa giận nhưng cũng lại thương anh và cũng sợ anh đi tìm “của lạ,” nên cô đành chiều theo ý anh. Lúc nào, L cũng trong trạng thái lo lắng, sợ người nhà phát hiện, thời gian đầu cô thực sự sốc và rơi vào trầm cảm. Tình trạng đó kéo dài gần 1 năm, cô nói lời chia tay anh vì không thể chịu đựng thêm được nữa.
Thính dâm: Biểu hiện của sự lệch lạc tình dục
Chị Tuyết Anh cho biết, tại đường dây tư vấn của Linh Tâm, mỗi ngày, có gần 40 cuộc điện thoại của khách hàng yêu cầu một cách hồn nhiên các tư vấn viên nói về bất cứ chủ đề gì chỉ cần liên quan đến tình dục cho họ nghe.
“Thậm chí có những khách hàng, hàng ngày, hàng tuần gọi điện đến chỉ đòi tư vấn viên nói cho họ nghe về chủ đề này. Lúc nào cũng nghĩ các chuyên viên là một đường dây sex phone mà quên đi vai trò của nhà tư vấn. Đối tượng chủ yếu là thanh niên, độ tuổi từ 16 đến 25 và thường là các bạn nam. Đây là một thực trạng đáng báo động trong một bộ phận giới trẻ!”"
Video đang HOT
Rât nhiêu cô gai bât ngơ khi thây ban trai minh co hanh đông như vây (Anh minh hoa)
Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Vũ Tuyết Anh (Trung tâm tư vấn Linh Tâm, Hà Nội), những người muốn nghe, thích nghe về vấn đề tình dục, những cặp đôi yêu nhau hay những cặp vợ chồng xa nhau làm tình qua điện thoại, giúp nhau kích thích bằng cách này, đấy là một hình thức thính dâm.
Điều này xảy ra ở cả nam và nữ khi người đó có nhu cầu, có thể chủ động gọi điện cho người kia rồi kích thích nhau bằng những ngôn từ hết sức gợi dục nhằm đạt khoái cảm. Theo chị Tuyết Anh, ở một góc độ nhất định, thính dâm có thể chấp nhận được ví như những đôi yêu nhau, những cặp vợ chồng xa nhau có thể dùng hình thức này để gắn kết tình cảm. Tuy nhiên sẽ là không tốt nếu người tham gia mắc nghiện trò chơi này. Đó là biểu hiện của sự lệch lạc tình dục.
“Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, nhất là hành vi tình dục thiếu kiểm soát, thứ hai là ảnh hưởng nhiều đến vấn đề tâm lý. Lúc nào đầu óc của người ta cũng nghĩ về những vấn đề như thế, người ta sẽ không còn nhiều thời gian dành cho cuộc sống của mình để nó thoải mái và lành mạnh hơn.
Nếu diễn ra trong một thời gian dài, bị xuất tinh nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Ngoài ra, họ cũng có thể mất dần cảm giác, những khoái cảm tình dục khi quan hệ tình dục thực sự với bạn tình.” Chị nói.
(Theo SK & ĐS)
Nghề lặn thuê và nỗi ám ảnh truyền kiếp
Trong căn nhà tuềnh toàng ở huyện Kỳ Xuân, Hà Tĩnh, người cha 83 tuổi, bà mẹ cũng ở tuổi bát thập đang chăm sóc cậu con trai tàn phế có khuôn mặt đẹp và hiền hậu.
Chàng thanh niên bị tật nguyền trong một lần đi biển với nghề lặn thuê, và còn biết bao thế hệ khác ở huyện Kỳ Xuân vì miếng cơm sẵn sàng tha phương đối đầu với "thuỷ thần". Dư âm của những cuộc "chinh chiến" dưới mặt biển vẫn còn âm ỷ trong mỗi người khi trở về.
Cả xã lặn thuê
Kỳ Xuân là xã nằm ven biển, cách trung tâm huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 20 km, miền quê này từ lâu chủ yếu sống dựa vào nghề biển và nổi tiếng với nghề lặn biển thuê. Nơi đây, lũ trẻ từ nhỏ đã phải chịu bao thiệt thòi vì gia đình không đủ điều kiện để nuôi ăn học.
Bỏ học, lũ trẻ ở nhà theo cha mẹ ra biển và tập bơi. Lớn lên, trẻ con ở vùng biển Kỳ Xuân đều là những tay bơi giỏi, những thợ lặn cừ khôi. Lợi dụng ưu thế, từ năm 1992 khi nghề lặn biển nổi lên với tiền lương hậu hĩnh của những tay chủ tàu trả từ 4 - 5 triệu đồng/tháng, nhiều người, chủ yếu là thanh niên trai tráng trong xã lũ lượt vào biển miền trong như: Quảng Ngãi, Bình Thuận, Nha Trang, đảo Phú Quốc để mưu sinh, mong một ngày đổi đời và thoát cảnh nghèo truyền kiếp.
Ngôi làng ven biển xã Kỳ Xuân nơi có hàng ngàn người làm nghề lặn biển
Và họ đâu biết, ai dám chắc những đồng tiền đó sẽ đảm bảo mạng sống cho họ! Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Tiến Quý (52 tuổi), thôn Bắc Thắng, người có thâm niên sống dưới mặt nước gần 20 năm.
Trong câu chuyện đứt quãng, ông Quý cho biết: "Không phải ai muốn đến với nghề lặn biển cũng được, phải có sức khỏe và chịu được cực khổ trong mọi hoàn cảnh, sự rủi ro của nghề luôn ập đến bất cứ với ai. Nghề lặn biển cực lắm nhưng vì đồng tiền chúng tôi sẵn sàng chấp nhận thôi. Thử hỏi, trong gia đình 6 miệng ăn như gia đình tôi đều dựa vào mấy con tôm, con tép khai thác được thì lấy đâu ra mà cho con cái ăn học?".
Câu chuyện cứ thế trải dài theo lời kể của ông: "Chúng tôi là dân lặn thuê, không phải dân chuyên nghiệp, trang bị đồ dùng thô sơ, có người chủ ghe còn cho bình oxy khi xuống nước nhưng như tôi mấy khi được may mắn đó?. Khi làm việc, mỗi người được chủ ghe phát một chiếc cào sắt, mang một cái vợt để đựng sò, thực vật biển và cấp cho một ống dài đem nối vào mũi cung cấp ôxy. Để lặn được sâu và không bị nổi lên, chủ tàu phát thêm mỗi thợ một túi chì nặng trên 10kg buộc vào người. Cứ thế họ làm việc hàng giờ với thủy thần".
Ông Nguyễn Tiến Quý ngày trở về để lại di chứng của bệnh tật
Đã đi làm thuê cho người khác thì hầu hết các thợ lặn ở Kỳ Xuân đều không quản khó khăn. Cuộc sống của những tay thợ lặn thuê là 12/24 giờ sống dưới mặt nước ở dưới độ sâu 18 - 30 sải tay (thói quen của những người đi lặn thường đo độ sâu bằng sải tay, 1 sải tay dài khoảng hơn 1,5m).
Lịch làm việc bắt đầu từ 7 giờ, kết thúc khi đến giờ ăn. Bữa cơm trưa cũng vội vàng, nghỉ ngơi khoảng 5 - 7 phút lại tiếp tục ngâm mình xuống biển miệt mài nhặt sò. Số tiền họ nhận được là 50% tiền bán được từ sò, thực vật biển mà họ nhặt được bao nhiêu.
Điều đáng sợ nhất của nghề lặn biển là không may bị ép nước (còn gọi là chứng bọt mạch máu) nhiều người chết oan chỉ vì nó, nếu kịp thời giảm ép được thì cũng bị tàn phế về sau. "Người bị chết thì có nhiều nguyên nhân có thể vì nước đẩy, gặp dòng nước độc hay áp suất thay đổi đột ngột nên tắc mạch máu cũng vì xoắn vòi, tuột vòi hay là tắt máy nổ nên thiếu ôxy... Khi gặp nạn dưới mặt nước do không kịp tháo chì nên số phận của họ nằm lại với biển khơi", ông Minh kể lại câu chuyện buồn.
Ngày về chít khăn tang
Xã Kỳ Xuân có 1.700 hộ dân, có gần 1.000 người đi làm nghề lặn biển thuê. Từ năm 1992 - 2010 có gần 100 người bị chết, 12 người sống thực vật, 55 người đang mắc chứng bệnh khác...
Có những cuộc trở về trong niềm vui chờ đón, nhưng cũng có những cuộc trở về đầy nước mắt đau thương. Đâu đó vẫn còn những nỗi đau không thể nguôi ngoai bởi nghề lặn biển thuê. Chỉ tính, trong 15 năm có 55 người đã bỏ mạng lại cho "thủy thần", để lại "mẹ hóa con côi". Đó là chưa kể đến những người mang trong mình sự tàn phế suốt đời ngày trở về.
Chúng tôi đến gia đình anh Nguyễn Văn Nhị (41 tuổi), thôn Bắc Thắng vừa tròn 100 ngày sau khi anh bị sóng thủy thần cướp đi sinh mạng. Khói hương trên bàn thờ vẫn còn nghi ngút, người vợ Dương Thị Châu vẫn chưa nguôi ngoai cơn đau đớn khi mất chồng, con mất cha.
Chị nấc lên từng tiếng khi kể về anh: "Trước khi anh mất còn gọi điện nói, hết tháng này sẽ "giải nghệ" luôn, không ngờ...Cũng vì nợ nần ngân hàng chồng chất, 4 đứa con ăn học mà anh phải đi lặn biển thuê. Anh chết, gia đình cũng chỉ biết rằng anh bị ép nước quá lâu dưới biển!...".
Nguyễn Thị Lan Hương, 12 tuổi đứa con thứ 2 của gia đình nạn nhân của lặn biển thuê anh Nguyễn Văn Nhị trước bàn thờ bố
Trong căn nhà lụp xụp ấy, tài sản lớn nhất là chiếc Tivi 14 inch, có một người vợ trẻ và 4 đứa con thơ với nước mắt lã chã, mũi còn quẹt chưa sạch khiến chúng tôi không khỏi xúc động, xót thương.
Nhiều người ở xã Kỳ Xuân đón chồng trở về trên chiếc xe tang, cũng có người không nhìn được mặt chồng lần cuối.
Nỗi đau của người vợ mất chồng trong cuộc mưu sinh nghiệt ngã vẫn hằn sâu trong khuôn mặt chị Lê Thị Hạnh (39 tuổi), thôn Xuân Tiến. Chồng chị anh Lê Văn Hảo (44 tuổi) phải bỏ mạng vĩnh viễn dưới biển khơi không tìm thấy xác khi chưa tròn 35 tuổi. Anh ra đi, nỗi đau còn đó hơn 8 năm nay, chị vẫn ở vậy bươn chai đủ nghề nuôi 3 người con.
Trong ngôi nhà 3 gian lụp xụp, chị Hạnh nhìn lên bàn thờ chồng buồn rầu nói: "Tất cả chỉ vì cái nghèo vì cơm áo gạo tiền!". Tất cả 4 miệng ăn trong gia đình sẽ dựa vào những bó chè xanh đang ình ịch chất đầy trên chiếc xe đạp đã tàn tã mà chị Hạnh sẽ bán hôm nay.
Những gia đình không may mắn như chị Châu, chị Hạnh... ở xã Kỳ Xuân không hiếm và vẫn còn đó như một lời cảnh báo cho những gia đình khác khi tìm đến cái nghề đầy nguy hiểm này.
Thân tàn ma dại
Về Kỳ Xuân, dọc đường làng chúng tôi gặp rất nhiều người đi cà nhắc, người di chuyển bằng xe lăn, đó là những nạn nhân của nghề lặn biển. Câu chuyện về những người chồng, người bố, người anh bỏ mạng vì cuộc sống mưu sinh hay những người thoát chết trở về thì bị tàn phế cả đời vẫn còn đau nhói trong mỗi người dân nơi đây.
Dù đã "rửa tay gác kiếm" với nghề lặn biển thuê hơn 10 năm nhưng những kỷ niệm với nghề vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí ông Nguyễn Thế Minh (55 tuổi), thôn Đại Thắng, xã Kỳ Xuân.
Ông đến với nghề từ năm 1995, thấy dân trong xã kiếm được nhiều tiền gửi về cho vợ con nên ông cũng quyết ra đi kiếm sống. Ai ngờ có làm mới biết gian nan, kiếm được đồng tiền thiên hạ đâu dễ. Có lần ông bị chuột rút loay hoay mãi dưới mặt nước hơn 25 phút may mắn anh em kịp thời kéo lên mới thoát chết. Giờ trông ông khỏe mạnh nhưng mỗi khi trở trời là đau nhức toàn thân, chân tê buốt.
Người bố già 83 tuổi chăm sóc cậu con trai Phạm Công Hồng bị bại liệt nằm một chỗ
Anh Phạm Công Hồng (35 tuổi), thôn Bắc Thắng là nạn nhân của "nước ép". Trong căn nhà tuềnh toàng, người cha già 83 tuổi đang chăm sóc đứa con trai tàn phế nằm một chỗ, người mẹ già 82 tuổi đang hỳ húi trong bếp thổi cơm trưa. Còn anh nằm đó, một chàng thanh niên với khuôn mặt trẻ, đẹp, đôn hậu, miệng cười tươi rói khi thấy chúng tôi đến hỏi thăm.
Câu chuyện buồn năm xưa được anh lật ngược quá khứ: "Năm 1998 khi chúng tôi lặn trộm để mò san hô thì bất ngờ Kiểm ngư phát hiện, do chủ tàu hoảng sợ kéo chúng tôi lên quá đột ngột nên tôi bị ép nước. Lên khỏi mặt nước tôi choáng váng, đau bụng, không thể nhấc nổi chiếc chân, rồi được đưa đi cấp cứu nhưng đã quá muộn...hậu quả là tôi nằm "bẹp" từ ngày đó đến nay".
Câu chuyện về anh Hồng chàng thanh niên lặn biển thuê 35 tuổi, tàn tật, không vợ chỉ có 2 người bố mẹ già chăm sóc anh hơn 11 năm trời như một nốt lặng đau buồn cho bao lớp thanh niên trong huyện.
Người cha già ngồi bên Hồng nghẹn ngào nói: "Số phận đã an bài thế cô ơi! Thôi thì trời cho sao nhận vậy, thế cũng là may lắm rồi. Nhưng hai thân già đã ở cái tuổi gần đất xa trời, điều day dứt nhất trong lòng tui là không biết nay mai 2 ông bà chết đi, Hồng sẽ sống ra sao...". Giọt nước mắt lăn trên đôi má sâu hóm của ông Giàng sao mà khiến người khác xót xa đến thế!...
Những câu chuyện về thân phận người làm nghề lặn biển thuê sẽ phải viết tiếp những trang bất hạnh, tang tóc đau thương nếu không có cách nào khác để định hướng nghề nghiệp và những người dân nơi đây vẫn thờ ơ với mạng sống của mình.
"Hầu hết những người đi lặn thuê nơi đây là nông dân vì miếng cơm manh áo. Họ hành nghề chui không đóng tiền bảo hiểm chỉ thỏa thuận miệng với chủ ghe nên khi rủi ro không ai đứng ra chịu. Chính quyền xã đã khuyến cáo nhiều về sự nguy hiểm của nghề lặn, những năm trước chưa có một công việc nào khác để người dân kiếm sống, nên dân vẫn không có cách nào khác là đi lặn biển thuê", Ông Nguyễn Đình Ninh, Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân, nói.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nữ sinh và ám ảnh bạo lực Rất nhiều người tỏ ra vô cùng bức xúc và phẫn nộ... "Nhìn cảnh bạn ấy bị đánh mình sợ quá khóc không ra tiếng, nước mắt cứ thế trào ra, vừa thương bạn vừa sợ hãi vô cùng... ... Nếu người đang bị đánh không phải bạn ấy mà là mình thì sẽ ra sao, khi xung quanh mọi người chỉ cười...