Thiếu vốn, dự án Đại học Quốc gia Hà Nội chưa biết khi nào hoàn thành

Theo dõi VGT trên

Dự án xây đô thị đại học hiện đại bậc nhất Đông Nam Á bị chậm do mới được cấp 8% vốn và vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đ.ánh giá việc triển khai dự án đầu tư xây dựng trường ở Hòa Lạc rất chậm so với kế hoạch đề ra.

Sau 15 năm từ ngày khởi công (năm 2003), dự án mới làm được 6 tuyến đường, 3 khu nhà, đền bù giải phóng mặt bằng được 75% diện tích, nhưng chưa có khu tái định cư cho người dân vào ở. Trong khi kế hoạch đặt ra là đến năm 2025, trên khu đất 1.000 ha sẽ có 8 đại học, 5 khoa trực thuộc, 5 viện, 10 trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học và các trung tâm nghiên cứu liên hợp, 10 đơn vị phục vụ. Toàn bộ cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội ở nội thành được dời lên Hòa Lạc.

Dự án bị chậm tiến độ, theo Phó giám đốc Hải, do được cấp vốn quá ít. Từ năm 2003 đến nay, dự án mới được đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, bằng 8% tổng vốn ước tính (25.800 tỷ đồng).

Khó khăn thứ hai là khu Hòa Lạc thuộc ranh giới giữa Hà Nội và Hà Tây (cũ) nên ban đầu gặp khó trong thu hồi đất. Chế độ đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân ở Hà Nội, Hà Tây khác nhau. Khi sáp nhập hai địa phương, việc đền bù được quy chung về một khung của Hà Nội, nhưng như thế chế độ đền bù của người thuộc đất Hà Tây (cũ) lại mâu thuẫn với người trước đó.

Đến giờ dự án vẫn chưa giải phóng toàn bộ mặt bằng do chưa bố trí được khu tái định cư để người dân đến ở. Hơn 10 năm qua, đã nhận t.iền đền bù nhưng nhiều hộ gia đình vẫn sinh sống, trồng cấy trên mảnh đất đáng ra họ đã phải di dời. Đây là khó khăn phát sinh do việc đầu tư không theo kế hoạch.

“Tới đây, sau khi có khu tái định cư, việc giải phóng mặt bằng với những hộ dân còn sinh sống trong dự án có lẽ vẫn phức tạp”, ông Hải nói.

Thiếu vốn, dự án Đại học Quốc gia Hà Nội chưa biết khi nào hoàn thành - Hình 1

Khu Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc rộng hơn 1.000 ha hiện còn nhiều diện tích đất trống, cỏ cây phủ đầy. Ảnh: Giang Huy.

Dựng nhà tạm làm nơi nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên

Cái thiếu nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội là giảng đường và khu nghiên cứu. Trường hiện có 45.000 sinh viên, 4.000 cán bộ, gần chạm tới quy mô phục vụ của dự án ở Hòa Lạc là 63.500 học sinh, sinh viên, 6.550 cán bộ, nhân viên. Tuy nhiên, tổng diện tích của trường ở nội thành Hà Nội chỉ 15,6 ha, phân bố lẻ tẻ tại các quận. Đại học Quốc gia Hà Nội do đó chỉ đáp ứng được tối thiểu quy định về cơ sở vật chất, diện tích mặt sàn giảng đường trên sinh viên.

“Cơ sở vật chất là nút thắt phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội”, ông Hải nói và cho biết nhà trường phải làm 7 nhà tạm ở cơ sở Hòa Lạc cho giảng viên trường thành viên là Đại học Khoa học Tự nhiên có chỗ nghiên cứu khoa học. Cơ sở hiện tại của trường ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) không còn diện tích đáp ứng nhu cầu này.

Việc có một cơ sở rộng rãi với đủ không gian để học tập, nghiên cứu, theo ông Hải, là mong muốn của cán bộ giảng viên, sinh viên nhà trường. Dự án ở Hòa Lạc rất được ngóng đợi, vì tạo điều kiện cho nhà trường phát triển theo đúng tiêu chuẩn của một đại học quốc gia, hướng tới mục tiêu đạt đẳng cấp quốc tế.

Video đang HOT

Chưa khẳng định bao giờ hoàn thành dự án

Năm 2008, dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được chuyển cho Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư. Từ thời điểm đó đến năm 2017, đơn vị này tập trung làm đường sá chạy khắp khu đất 1.000 ha. Cuối năm 2017, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận lại vai trò chủ đầu tư dự án. Đầu năm 2018, trường khởi công xây dựng khu giảng đường với mặt sàn là 15.000 m2 cho Đại học Khoa học Tự nhiên, dự kiến 1,5-2 năm sẽ hoàn thành.

Trước vướng mắt về vốn, năm 2017 Thủ tướng đã đồng ý ưu tiên cấp vốn giải phóng mặt bằng tái định cư; cho vay ODA… và có những cơ chế đặc thù đối với dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Tuy nhiên, Phó giám đốc Nguyễn Hoàng Hải chưa thể khẳng định thời điểm nào sẽ hoàn tất tổng thể dự án và di dời toàn bộ Đại học Quốc gia Hà Nội lên cơ sở mới. “Việc này phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan”, ông nói.

Về mục tiêu di dời Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm giảm tải cho nội đô (theo đề án năm 2013), ông Hải cho rằng “khó đạt được”. Đề án đặt mục tiêu lấy 7,44% vốn đầu tư dự án ở Hòa Lạc từ việc xã hội hóa chuyển giao tài sản và quyền sử dụng đất các cơ sở hiện nay của trường. Tuy nhiên, với khoản kinh phí không hề nhỏ đó, các chủ đầu tư xã hội hóa khó có thể dùng nó vì mục tiêu giảm tải cho nội đô.

Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt và thông qua báo cáo t.iền khả thi năm 2003, với mục tiêu phát triển một đô thị đại học hiện đại, tiên tiến bậc nhất Đông Nam Á.

Cuối năm 2003, dự án được khởi công. Kế hoạch đặt ra là đến năm 2015, trên khu đất 1.000 ha sẽ có 9 đại học thành viên, 8 viện, 13 trung tâm nghiên cứu, 4 trường THPT chuyên với quy mô hơn 41.000 sinh viên, học sinh học tập. Toàn bộ cơ sở hiện nay của Đại học Quốc gia Hà Nội ở nội thành được di dời lên Hòa Lạc.

Năm 2013, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể, dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được mở rộng thành 1.113 ha, thời gian thực hiện kéo dài đến năm 2025. Ngoài 1.000 ha là khu đại học và các cơ sở nghiên cứu cao cấp, diện tích còn lại là khu tái định cư. Dự án sẽ phục vụ cho khoảng 60.000 sinh viên, 3.500 học sinh chuyên và 6.550 cán bộ, nhân viên.

Tổng vốn đầu tư ước tính được nâng từ 7.320 tỷ đồng (năm 2003) lên hơn 25.800 tỷ đồng, trong đó 82,63% là vốn nhà nước.

Theo Quỳnh Trang (VnExpress)

Tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nghiên cứu của GS Phan Huy Lê

"Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tìm ra cộng sự để giúp nghiên cứu về nghệ thuật quân sự Việt Nam từ góc độ văn hóa, đó là GS Phan Huy Lê. Tôi có may mắn được Thầy Lê chọn để cùng làm việc nghiên cứu", GS -TSKH Vũ Minh Giang (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ với PV Dân Việt.

Tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nghiên cứu của GS Phan Huy Lê - Hình 1

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh IT).

Hôm nay (27.6), tại Hà Nội diễn ra Lễ viếng và truy điệu GS Phan Huy Lê (ông qua đời ngày 23.6) - một nhà khoa học nghiên cứu lịch sử kiệt xuất. Nhân dịp này PV Dân Việt có trò chuyện với GS -TSKH Vũ Minh Giang, người là học trò cũng là cộng sự nhiều năm với GS Phan Huy Lê.

Tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nghiên cứu của GS Phan Huy Lê - Hình 2

GS Phan Huy Lê làm việc không ngừng nghỉ (ảnh thethaovanhoa.vn).

Thưa ông, là người học trò, là cộng nhiều sự nhiều năm của GS Phan Huy Lê, ông nhận thấy GS. Lê có những đóng góp đặc biệt gì mà dân gian vẫn luôn ví ông là "tứ trụ" trong lĩnh vực Sử học?

- Có thể nói GS Lê là đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học với nhiều nét đặc biệt. Trước hết GS Lê là nhà Sử học sinh ra để tổng kết các kết quả nghiên cứu của chính bản thân và giới sử học trong và ngoài nước. GS đã có những công trình rất lớn mang tính tổng kết, ví dụ như nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam nâng lên thành nghệ thuật quân sự.

Ông từng giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu này có những tư tưởng rất lớn như quân sự không chỉ là chuyện chiến tranh mà là những sáng tạo của một dân tộc vì sự tồn vong của mình, do đó nó là phạm trù văn hóa. Nhìn quân sự như một lĩnh vực thuộc văn hóa, nghệ thuật là nét rất mới.

GS Phan Huy Lê có cuốn Lịch sử văn hóa Việt Nam - Tiếp Cận Bộ Phận vừa được g.iải t.hưởng Hồ Chí Minh, đó là công trình có những đúc kết, tổng kết lớn.

Điều đặc biệt nữa ở GS Phan Huy Lê chính là việc tiếp nhận những phương pháp nghiên cứu mới trên thế giới vào Việt Nam rất hiệu quả. GS là nhà khoa học xã hội nhưng rất say mê sử dụng các thiết bị kỹ thuật, sử dụng các phương pháp tính toán, định lượng, thống kê...Từ đó GS có không ít đóng góp trong việc nghiên cứu, ví dụ như địa bạ. Nói về địa bạ có hàng vạn bản làm sao mô tả theo kiểu nghiên cứu truyền thống mà phải thống kê, định lượng, đưa vào máy tính. Nói thế để thấy GS Lê là người có những đóng góp rất lớn trong việc vận dụng thiết bị mới, phương pháp mới vào nghiên cứu.

Việc phân chia giai đoạn này, lĩnh vực kia để nghiên cứu là điều tất yếu của khoa học nhưng rất cần cái nhìn tổng hợp có tính chất liên ngành, việc này GS Lê được coi là ngọn cờ đầu. Ông là người sáng lập ra ngành Việt Nam học của Việt Nam, sau đó có ảnh hưởng rất lớn ra thế giới. Ông đứng ra với tư cách là trưởng ban tổ chức, cùng với các học trò, cộng sự tổ chức 4 hội thảo quốc tế về Việt Nam học. Từ đó quy tụ những nhà nghiên cứu về Việt Nam trên toàn thế giới.

Tại sao GS được đề cao là "tứ trụ", bởi còn nét đặc sắc nữa. Ông là biểu tượng của giới Sử học Việt Nam trên trường quốc tế. GS Lê đi đến đâu ở đó họ nhìn lịch sử Việt Nam theo một cách khác. Uy tín quốc tế của nhà khoa học không phải là chỉ là đem lại vẻ vang cho cá nhân nhà khoa học đó mà qua đó để bầu bạn quốc tế nhìn nhận về một nền khoa học, một nền Sử học của nước ta.

Tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nghiên cứu của GS Phan Huy Lê - Hình 3

GS -TSKH Vũ Minh Giang (ảnh PV).

Ông có thể nói rõ hơn việc GS Phan Huy Lê giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu khoa học quân sự?

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tìm ra cộng sự để giúp nghiên cứu về nghệ thuật quân sự Việt Nam từ góc độ văn hóa, đó là GS Phan Huy Lê. Tôi có may mắn được Thầy Lê chọn để cùng làm việc nghiên cứu.

Bấy lâu nay nghiên cứu chiến tranh ở Việt Nam chủ yếu chúng ta nghiên cứu từ góc độ quân sự như chiến thuật, chiến lược, thậm chí cũng có thể gọi là nghệ thuật nhưng xuất phát từ góc độ quân sự là chính.

Ở đây tư tưởng lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chúng ta phải nhìn chiến tranh giữ nước như một sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam. Sáng tạo văn hóa là thế nào? Nói tới văn hóa thì định nghĩa đầy đủ nhất, toàn diện nhất chính là tất cả những thứ do con người sáng tạo ra vì mục đích tồn tại và phát triển của cộng đồng mình. Để tồn tại và phát triển là phải sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ cuộc sống, tạo ra những giá trị văn hóa để hưởng thụ, tạo ra những thiết chế tín ngưỡng để gửi gắm đức tin, tạo ra những quy chế, quy phạm để buộc xã hội tuân theo để có trật tự...

Quay trở lại vấn đề thì tầm nhìn sâu sắc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thế này: Chúng ta là dân tộc luôn luôn phải đối phó với ngoại xâm, phải luôn dành tâm sức, thời gian, trí tuệ cho lẽ tồn vong, vậy đó có phải văn hóa không? Nhìn sáng tạo trong quân sự của dân tộc ta từ góc độ văn hóa, tức là sáng tạo văn hóa vì cuộc sống thì vấn đề sâu sắc. Từ đó mới giải thích được chiến tranh nhân dân, giải thích được sự sáng tạo đến đỉnh cao trong chiến tranh giữ nước. Và từ đó đi đến một hệ luận (mệnh đề trực tiếp suy ra từ một tiên đề nào đó, trong quan hệ với tiên đề ấy) là không nhìn từ góc độ văn hóa không giải thích được những chiến thắng được ví như huyền thoại của dân tộc ta.

Trong lịch sử dân tộc ta điển hình có cuộc chiến kháng chống quân xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII. Có thể thấy quân Mông - Nguyên đi xâm lược khắp lục địa Á -Âu, đi tới đâu thắng lợi tới đó, lớn như Đại Tống cũng không đương đầu được.

Còn nước nhỏ như nước ta lại thắng được quân Mông -Nguyên. Họ đ.ánh đến 3 lần vẫn thua, mà thua đến mức thảm bại. Phải chăng là do tài năng quân sự của chúng ta hơn, nói vì tài năng quân sự có thể còn nhiều tranh cãi. Có thể nói đây chính là sáng tạo của một dân tộc phải tiếp cận từ góc độ văn hóa thì mới nhìn ra được.

Với hướng đi này việc nghiên cứu về những trang sử liên quan đến kháng chiến chống ngoại xâm, sau đó tổng kết thành nghệ thuật quân sự Việt Nam của GS Lê và cộng sự là phát hiện mới, đóng góp lớn cho kho tàng tri thức Việt Nam.

Cuốn sách "Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc" là một trong những thành quả của việc nghiên cứu này thưa ông?

- Cuốn sách "Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc" được GS Phan Huy Lê viết cùng các nhà khoa học khác đó chính là những tổng kết. Cuốn sách đã nói để dập tắt hoàn ý chí xâm lược của kẻ thù thế nào dân tộc ta cũng phải có một trận quyết chiến chiến lược. Nhưng làm sao để không bị quân xâm lược nghiền nát ngay bởi sức mạnh lúc ban mai, việc tránh địch lúc ban mai thế nào?. Đó không chỉ là mẹo, nghệ thuật theo kiểu nhìn từ góc độ quân sự, mà muốn tránh được phải có dân, phải đưa cả dân tộc vào cuộc kháng chiến.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhìn được từ rất xa, tổng kết đó không phải đến bây giờ mới có. Trong lịch sử dân tộc có câu chuyện khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lâm bệnh nặng, vua Trần Anh Tông có hỏi kế sách giữ nước khi giặc xâm lăng tới. Hưng Đạo Vương có câu nói mang tính chất tổng kết thắng lợi: Dân tộc ta thắng được giặc dữ là vì trên dưới đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức. Không có một câu nào nói về binh thư, nói về tướng sĩ, về vũ khí. Trên dưới đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức là gì, đó chính là văn hóa.

Xin cảm ơn GS (!)

GS, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn (Cộng hòa Pháp), sinh ngày 23.2.1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.GS Phan Huy Lê từng là:- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (1988-2016)- Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.- Nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội- Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hóa- Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại, Khoa Lịch sử- Nguyên Chủ nhiệm Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội- Chủ nhiệm Đề án Khoa học Xã hội cấp Quốc gia Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam.Ông đã được tặng: G.iải t.hưởng Hồ Chí Minh, G.iải t.hưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ; Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba; Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Cộng hòa Pháp), G.iải t.hưởng Văn hóa châu Á Fukuoka (Nhật Bản).

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội
13:10:28 21/09/2024
3 mẹ con ở Nghệ An bị lũ cuốn: Tìm thấy t.hi t.hể người mẹ
12:08:22 21/09/2024
Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng
14:23:52 20/09/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Phát hiện tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin
15:34:55 21/09/2024
Tài khoản bỗng nhận được 660 triệu đồng, tài xế taxi lập tức tìm cách trả lại
21:30:37 20/09/2024
Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng
12:14:56 20/09/2024
'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú
14:26:33 20/09/2024
3 mẹ con bị lũ cuốn khi qua cầu tràn ở Nghệ An
21:35:52 20/09/2024

Tin đang nóng

Bác dâu khóc lụt nhà trong đám tang bà nội, nhưng lý do bác xin cái áo khoác của bà "làm kỉ niệm" khiến tôi bàng hoàng
05:58:17 22/09/2024
Rap Việt mùa 4: Nữ rapper cực xinh được 2 Anh trai ra tay hỗ trợ, 4 HLV chọn và cú "twist" không ngờ!
07:23:03 22/09/2024
Danh sách dàn sao đình đám dự lễ cưới hào môn của nữ diễn viên hạng A với thiếu gia gia kém 9 t.uổi
06:51:10 22/09/2024
Em chồng vào nhà bố mẹ tôi chẳng hỏi ai, thản nhiên mở tủ lạnh ăn hết sạch hoa quả rồi nhắn tin chê "mua toàn đồ rẻ tiền"
06:04:03 22/09/2024
Mỹ nhân được ví như tiên nữ nhờ điệu múa kiếm, chỉ xuất hiện 3 giây mà viral khắp cõi mạng
05:57:10 22/09/2024
Những nữ phụ 'ghi điểm' trên sóng phim giờ vàng
05:58:19 22/09/2024
Phúng Phính flex tiệc cưới sa hoa nhất bản, bị nhắc vô ơn Hoàng Hường, phán gắt?
08:11:32 22/09/2024
Ngắm vẻ đẹp tuyệt mỹ của hot girl Gia Lai
06:12:00 22/09/2024

Tin mới nhất

Sạt lở dưới chân cầu Hạc Trì ở Phú Thọ, mái kè đứt gãy nham nhở

08:23:47 22/09/2024
Do ảnh hưởng của nước lũ sông Lô dâng cao trong thời gian vừa qua, tuyến kè bờ sông tại phố Phong Châu, phường Bạch Hạc bị sạt lở, uy h.iếp đến an toàn giao thông và cuộc sống người dân.

Hơn 20 đặc công lặn tìm du khách rơi xuống biển trong lúc chụp ảnh

07:01:38 22/09/2024
Nhiều lực lượng cùng đặc công nước được huy động tìm kiếm thanh niên 25 t.uổi, trượt chân rơi xuống biển bị sóng cuốn mất tích ở Ninh Thuận.

Giá vàng vượt 2.600 USD, phá vỡ mọi kỷ lục

12:23:19 21/09/2024
Lần đầu tiên giá vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng. Đà tăng phi mã của vàng nhẫn trong nước cùng diễn biến đi lên của thế giới. Kim loại quý trên thị trường quốc tế đã vượt 2.600 USD.

Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

12:19:28 21/09/2024
Ngày 21/9, UBND tỉnh Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại 2 khu vực xóm Rài (xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn) và xóm Rằng (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc).

Bình Phước: Mưa lớn gây hư cầu dân sinh, một người dân mất tích

12:12:37 21/09/2024
Mưa lớn nhiều ngày qua đã gây hư hỏng hàng loạt cầu dân sinh ở H.Bù Đăng (Bình Phước), cuốn trôi 1 người dân mất tích.

Chục nghìn con bị c.hết do bão lũ, giá thịt lợn lập đỉnh cao mới

11:57:01 21/09/2024
Chia sẻ với PV. VietNamNet chiều 20/9, ông Hoàng Văn Chung ở xã Phú Lương (Sơn Dương, Tuyên Quang) phấn khởi khoe, sáng nay ông vừa bán được 40 con lợn với giá 69.000 đồng/kg. Nhẩm tính, mỗi con lợn xuất chuồng ông lãi khoảng 1,5 triệu ...

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm

Ghé thăm ngôi làng trăm năm làm ngói âm dương ở Cao Bằng

Du lịch

08:33:38 22/09/2024
Cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 30km, thôn Lũng Rì nằm nép bên triền núi, nổi tiếng với nghề làm ngói âm dương hàng trăm năm qua.

Mỹ nhân đắt giá nhất showbiz 20 năm chưa từng thất bại, thần thái đỉnh cao xứng danh quốc bảo nhan sắc

Sao châu á

08:33:25 22/09/2024
Theo truyền thông Thái Lan, năm nào Aum Patcharapa cũng lọt top diễn viên quyền lực, diễn viên được yêu mến nhất, địa vị trong giới giải trí hơn 20 năm không hề suy chuyển.

Quang Hùng MasterD bất ngờ xuất hiện tại Rap Việt và nhận ngay 1 chọn từ BigDaddy!

Tv show

08:29:42 22/09/2024
Không khó để thấy, NSX Rap Việt lại một lần nữa thừa giấy vẽ voi , tận dụng tối đa tài nguyên của gà nhà để tạo độ thảo luận tối đa cho tập 1 của show.

Đ.ánh hội đồng làm nhiều người trọng thương, 5 bị cáo lãnh 23 năm tù

Pháp luật

08:28:34 22/09/2024
N.ạn n.hân trong vụ án này là Võ Thanh Huynh, Nguyễn Văn Nghiệm, Trương Hữu Nghĩa và Trương Văn Út, ngụ cùng địa phương với các bị cáo.

Duy Mạnh tại liveshow Anh Em Kết Đoàn với Tuấn Hưng: Hát, rap và nhảy như nghệ sĩ Gen Z!

Nhạc việt

08:22:19 22/09/2024
Biểu diễn hàng loạt ca khúc trước đó nhưng với Tôi Là Dân 37, Duy Mạnh chơi lớn khi mang lên sân khấu dàn vũ đoàn và khuấy đảo bầu không khí.

Hằng Du Mục lộ dấu hiệu đáng lo

Netizen

08:11:54 22/09/2024
Hằng Du Mục luôn là cái tên nóng trong làng livestream và nhận được nhiều sự chú ý của dân mạng. Bên cạnh khả năng bán hàng, nhiều người còn phải nể phục Hằng Du Mục bởi sự chăm chỉ và nhiệt huyết của cô trong công việc.

Duy Mạnh nói gì mà khiến Tuấn Hưng quỳ vái ngay trên sân khấu?

Sao việt

08:10:47 22/09/2024
Những chia sẻ, hành động của Tuấn Hưng và Duy Mạnh trong đêm nhạc tái hợp sau 14 năm khiến khán giả không khỏi thích thú.

Công Phượng chính thức có bến đỗ mới

Sao thể thao

07:59:34 22/09/2024
Tối 21/9, CLB Bình Phước xác nhận kí hợp đồng với t.iền đạo Nguyễn Công Phượng. T.iền đạo gốc Nghệ gia nhập đội bóng miền Đông Nam Bộ theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm.

Ấn Độ đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới

Thế giới

06:55:11 22/09/2024
Ngoài ra, Ấn Độ đang tập trung vào các công nghệ phát thải thấp như hydro xanh, amoniac xanh, lò phản ứng hạt nhân nhỏ và thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon để đạt được các mục tiêu về khí hậu của mình.

Love Next Door tập 11: Jung Hae In và Jung So Min khóa môi ngọt lịm khiến netizen bấn loạn

Phim châu á

06:44:28 22/09/2024
Tập 11 Love Next Door phát sóng vào tối thứ bảy đã nhận về nhiều sự ủng hộ tích cực từ người hâm mộ bởi tình tiết phim dần có sự thay đổi và chạm đến khán giả nhiều hơn.

Cách làm cơm tấm sườn nướng thơm phức, ăn sạch đĩa của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

06:00:53 22/09/2024
Cơm tấm sườn nướng là món đặc sản của người Sài Gòn và được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn chưa biết cách làm món cơm tấm sườn nướng như thế nào hãy tham khảo công thức dưới đây nhé!