Thiếu vitamin D có thể khiến tuổi thọ ngắn hơn?
Những người mà lượng vitamin D trong cơ thể thấp có thể tuổi thọ ngắn hơn so với những người có mức độ phù hợp, theo HealthDay.
Shutterstock
Theo dõi hơn 78.000 người Áo qua 20 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người có lượng vitamin D thấp trong máu thì nguy cơ tử vong cao gần gấp 3 lần, so với những người có mức độ phù hợp. Các nhà khoa học cho rằng, nồng độ vitamin D có liên quan rõ ràng nhất với tử vong do biến chứng tiểu đường.
Theo các nhà khoa học, có những lý do chính đáng xác định nồng độ vitamin D liên quan đặc biệt đến bệnh tiểu đường vì vitamin hoạt động như một hormone trong cơ thể, giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Điều đó có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1. Vitamin D cũng quan trọng đối với các tế bào sản xuất insulin và đối với sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Điều đó có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Với các kết quả trên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo người lớn cần nhận được 1.500 – 2.000 IU vitamin D mỗi ngày, trong khi trẻ em và thanh thiếu niên cần nhận được 600 – 1.000 IU vitamin D mỗi ngày.
Theo Thanh niên
Nữ bác sĩ tâm huyết đóng góp cho khoa học Việt Nam
Với 29 bài báo quốc tế ISI (24 bài là tác giả chính) và có 664 trích dẫn các công trình nghiên cứu, có chỉ số ảnh hưởng H index là 14, ThS, BSCKII Hồ Phạm Thục Lan chỉ có một khao khát, làm sao tiếng nói đóng góp cho khoa học của Việt Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, vươn lên trong khu vực.
Video đang HOT
ThS, BS CKII Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng đơn vị chuyển hóa cơ xương, Trung tâm nghiên cứu Y sinh học, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nữ bác sĩ tâm huyết với lĩnh vực cơ xương khớp
Với những nghiên cứu mang tầm ảnh hưởng toàn quốc và đem lại hiệu quả cho ngành y học nước nhà trong việc điều trị bệnh loãng xương ở Việt Nam, ThS, BS CKII Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng đơn vị chuyển hóa cơ xương, Trung tâm nghiên cứu Y sinh học, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh vừa được vinh danh tại Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019 tại Hà Nội.
Trong sự nghiệp nghiên cứu tâm huyết của mình, chị là bác sĩ đầu tiên đã nghiên cứu về thiếu vitamin D và ảnh hưởng của vitamin D tới loãng xương và lao phổi ở Việt Nam. Chị đã phát hiện ra ba gen liên quan tới loãng xương ở người Việt và có những đóng góp trong các lĩnh vực viêm khớp, đái tháo đường và béo phì ở Việt Nam.
BS Lan chia sẻ, những ngày đầu khi về trường giảng dạy và tham gia điều trị tại các bệnh viện thấy nhiều người bị bệnh cơ xương khớp và bệnh mãn tính không lây. "Điều đó thôi thúc tôi làm sao có được những nghiên cứu lớn về dịch tễ, bệnh học để ngay từ đầu có thể tiên lượng, phòng ngừa cho người ta bớt bệnh hơn. Và ngay cả khi bị bệnh rồi cũng phải có biện pháp tích cực, giảm gánh nặng cho bệnh nhân và giảm gánh nặng kinh tế cho xã hội", chị Lan tâm sự.
BS Lan (Áo dài trắng) được vinh danh tại Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019.
Nghiên cứu gần đây nhất của chị được đăng trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism (hơn 100 trích dẫn) đã chỉ ra rằng, lượng cơ là yếu tố quan trọng để đánh giá mật độ xương hơn là lượng mỡ. Công trình này cũng đã được ghi nhận rộng rãi trên thế giới. Chị cũng có nhiều nghiên cứu về lượng cơ trong cơ thể, về chế độ ăn chay được trích dẫn trên các tạp chí quốc tế.
Một trong những điểm mới được giới y khoa ghi nhận là những nghiên cứu của ThS Lan đã chỉ ra tần suất loãng xương của Việt Nam khá cao, tương đương với một số nước người da trắng và trong khu vực. "Lần đầu tiên, nghiên cứu của chúng tôi đã chuẩn hóa được mật độ xương của người Việt. Nhờ đó, giúp cho việc chẩn đoán loãng xương được chính xác, giảm bớt chẩn đoán thừa do sử dụng chỉ số người nước ngoài có mật độ xương cao hơn người Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng tôi cũng chuẩn hóa được phần trăm mỡ trong cơ thể - tiêu chuẩn vàng chẩn đoán béo phì hiện nay, ưu thế hơn là dựa vào chỉ số BMI sử dụng chung cho người châu Á", ThS Lan nói.
Từ nghiên cứu 1.200 người tại Việt Nam, chị Lan đã chỉ ra thực tế, cứ ba người nữ giới thì có một người bị loãng xương và tỷ lệ này ở nam giới là 1/10. Tỷ lệ bị gẫy xương đốt sống lên tới 27-28%, nghĩa là trong 10 người thì có 3-4 người gẫy xương đốt sống. Tình trạng thoái hóa khớp tương tự như vậy, lên tới 38% ở người hơn 40 tuổi. "Việt Nam là nước nhiệt đới mà tình trạng thiếu vitamin D khá trầm trọng, không khác gì các nước ôn đới", BS Lan nói.
Muốn khoa học Việt Nam được khẳng định trong khu vực
Dành nhiều tâm huyết cho nghiên cứu khoa học, BS Hồ Phạm Thục Lan đau đáu một tâm sự, so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore... vị trí của Việt Nam trong nghiên cứu khoa học còn khiêm tốn. "Tôi nghĩ người Việt Nam không thua kém các nước chung quanh. Vì thế, các nhà khoa học như chúng tôi luôn muốn tiếng nói và đóng góp của người Việt Nam trong khoa học mạnh mẽ hơn nữa, để trở lại là con rồng của Đông Nam Á", BS Lan chia sẻ.
Vì thế, chị và các cộng sự của mình đã miệt mài nghiên cứu và đã gặt hái được thành tựu là 29 công trình nghiên cứu công bố tạp chí quốc tế, 10 công trình nghiên cứu công bố trên tập san trong nước và 17 đề tài Nghiên cứu khoa học đã báo cáo tại các Hội nghị Quốc tế. Hai năm trước, Việt Nam đã ứng dụng giá trị tham chiếu loãng xương từ nghiên cứu của chị để chẩn đoán chính xác tình trạng loãng xương của người Việt Nam.
BS Lan có nhiều đóng góp cho lĩnh vực cơ xương khớp Việt Nam.
Tuy nhiên, BS Lan cũng chia sẻ, những nghiên cứu của chị dù được quốc tế đánh giá cao, nhưng lại chưa được áp dụng nhiều trong thực tiễn.Trong tương lai, chị hy vọng có thể đưa được nhiều nghiên cứu của mình vào thực tiễn, đặc biệt là việc vận dụng những nghiên cứu trong phối hợp dinh dưỡng với vận động vào thực tế, để có những biện pháp can thiệp, chăm sóc cho người trẻ, người già ở các viện dưỡng lão.
Nữ khoa học trẻ này tin tưởng, với sự phát triển mạnh về nghiên cứu khoa học của Việt Nam những năm gần đây, việc nghiên cứu khoa học sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chị cũng tâm sự, những nghiên cứu của chị mới đang dừng lại ở cộng đồng người phía Nam, chưa có được sự nghiên cứu phối hợp ba miền để có được kết quả nghiên cứu tổng hợp cho người Việt Nam. Bệnh cạnh đó, để tìm được đội ngũ cùng chí hướng, cùng suy nghĩ, cùng dấn thân trong khoa học cực kỳ khó khăn. "Tôi chưa có đội ngũ mạnh mà chỉ mới là những cá nhân rời rạc và làm việc bằng tâm huyết. Vì thế, mỗi cá nhân chúng tôi đều mong muốn tìm được những người cùng đồng hành với mình trên con đường chinh phục khoa học này", chị Lan giãi bày.
ThS, BSCKII Hồ Phạm Thục Lan đã giành được năm Giải thưởng xuất sắc trong nghiên cứu khoa học:
1. HOSREM 2012 do thành tựu trong nghiên cứu loãng xương.
2."L'Oreal - UNESCO for women in science" 2015 do đóng góp cho nghiên cứu loãng xương ở châu Á và Việt Nam.
3. Giải thưởng Vinh danh Cống hiến 2016 trong việc xây dựng và phát triển ngành Loãng xương.
4. Giải thưởng Alexandre Yersin 2018 cho các công trình nghiên cứu xuất sắc.
5. Giải thưởng thuyết trình tốt nhất tại Hội nghị quốc tế về xương khớp tại Hồng Công (Trung Quốc) năm 2018.
THIÊN LAM
Theo Nhân dân
Phụ nữ gặp phải rắc rối "khó nói" này, nguy cơ chết sớm tăng 34% Nghiên cứu kéo dài 18 năm của Đại học Harvard (Mỹ) đã tìm thấy mối liên hệ bất ngờ giữa những rắc rối trong chu kỳ kinh nguyệt của quý cô với cái chết sớm. Trong báo cáo vừa trình bày tại Hội nghị và triển lãm của Hiệp hội Y học sinh sản Mỹ lần thứ 75, nhóm nghiên cứu từ Đại...