Thiếu úy CSGT nói gì khi bị cho là “diễn kịch” té ngửa ra đường?
Thiếu úy CSGT Công an TP.Quy Nhơn (Bình Định), người bị ngã ngửa ra đường trong lúc nói chuyện với thanh niên xuất hiện trong clip được đăng tải trên mạng xã hội, khẳng định mình bị ngã thật chứ không phải “diễn kịch”.
Chiều 9.11, thiếu úy Đinh Công Hoàng Linh, Đội CSGT Công an TP.Quy Nhơn, xác nhận anh chính là người bị ngã ra đường trong clip đang lan truyền trên mạng xã hội mà nhiều người cho là giả vờ ngã dẫn đến người thanh niên bị khống chế, đưa về trụ sở.
“Tại thời điểm chúng tôi có mặt ở hiện trường vụ TNGT vừa xuất hiện một cơn mưa rất lớn nên nước lênh lánh, đường trơn trượt. Do vậy, trong lúc giằng co với Phạm Thanh Qua để đưa xe vi phạm về trụ sở cơ quan chờ xác minh, làm rõ thì tôi bị Qua húc cù chỏ vào ngực. Tuy va chạm không đau, lực không mạnh nhưng do lúc đó mất thế, đường lại trơn nên tôi mới ngã ra sau” – thiếu uý Linh trần tình.
Trả lời về việc nhiều thông tin trên mạng xã hội cho rằng việc ngã ra đường là do CSGT cố tình “diễn kịch”, tạo ra “cú ngã nghiệp vụ” để có cớ xử lý đối tượng, thiếu úy Linh khẳng định sự thật không phải như vậy. “Việc tôi ngã ra đường là thật chứ không phải “diễn” hay “ngã nghiệp vụ” như mọi người nghĩ. Những ai ở trong hoàn cảnh tôi lúc đó mới biết, chứ xem clip làm sao xác định được” – thiếu uý Linh nói.
Thiếu úy CSGT Đinh Công Hoàng Linh (bên trái) trong lúc giằng co với Phạm Thanh Qua.
Liên quan đến vụ việc này, cùng ngày, thượng tá Huỳnh Dư Phi Long, Trưởng Công an TP.Quy Nhơn, cho biết các thanh niên có hành vi cản trở CSGT thi hành nhiệm vụ đã được mời đến cơ quan công an làm việc. Tại đây, họ đã nhận lỗi vì hành vi sai trái của mình. Những thanh niên này nhận thức không đúng vì cho rằng công an chỉ giữ 1 xe trong vụ tai nạn là không công bằng nhưng sự việc không phải như vậy.
“Cơ bản vụ việc đã rõ, về hành vi cản trở, chống đối người thi hành công vụ thì công an có thể xem xét được. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ xem xét xử lý ở mức độ giáo dục là chính để các thanh niên này nhận thấy sai. Phải làm rõ vụ việc để có cơ sở giúp dư luận hiểu được vụ việc không đúng bản chất như clip” – ông Long thông tin.
Như đã thông tin, ngày 8.11, trên mạng xã hội Facebook lan truyền với tốc độ chóng mặt về clip CSGT Công an TP.Quy Nhơn giằng co với 2 thanh niên trong lúc xử lý một vụ TNGT. Đặc biệt, trong clip có đoạn vị CSGT bất ngờ ngã ngửa khi đứng bên cạnh và nói chuyện với một thanh niên nên thu hút hàng triệu lượt người xem. Nhận định về cú ngã ngửa này của vị CSGT, nhiều người cho rằng thiếu úy Linh ngã theo kiểu “nghiệp vụ”, tức giả vờ ngã để bắt giữ xe. Bởi lẽ, trong tư thế đứng trụ, CSGT này khó có thể bị ngã mạnh như thế, ngoại trừ người thanh niên có… “nội công thâm hậu”.
Theo Đội CSGT Công an TP.Quy Nhơn, khoảng 23 giờ ngày 7.11, trước số nhà 324 đường Diên Hồng (phường Ngô Mây, TP.Quy Nhơn) đã xảy ra vụ TNGT giữa xe máy 77L1-303.79, do Huỳnh Hiệp Xuyên (SN 1983; ngụ xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ) điều khiển với xe máy 77L1-938.49 do Phạm Thanh Tuấn (SN 1996) điều khiển, chở theo Phạm Thanh Qua (SN 1997) và Phạm Ngọc Tuyển (SN 1996; cùng ngụ xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Nhận được tin báo, Công an phường Ngô Mây đã có mặt bảo vệ hiện trường vụ TNGT, đồng thời thông báo Đội CSGT Công an TP.Quy Nhơn đến giải quyết vụ việc. Vài phút sau đó, đại úy Nguyễn Lê Nhung cùng thiếu úy Đinh Công Hoàng Linh tới hiện trường để khám nghiệm, thu thập dấu vết vụ TNGT.
Video đang HOT
Trong quá trình thực nghiệm thu thập dấu vết, Qua và Tuyển có những lời lẽ xúc phạm, chửi bới, cản trở lực lượng CSGT thi hành công vụ. Sau khi khám nghiệm hiện trường xong, tổ công tác CSGT đưa 2 phương tiện trong vụ TNGT về trụ sở chờ xác minh làm rõ thì Qua và Tuyển giằng co, cản trở.
Lợi dụng tình huống trên, Xuyên lấy xe của mình bỏ chạy. Thấy vậy, Qua và Tuyển hô hoán, bảo tại sao không đưa xe 77L1-303.79 về trụ sở cơ quan công an giải quyết mà chỉ đưa xe 77L1-938.49 về. Trong lúc giằng co, không cho CSGT đưa xe đi, Qua đã dùng chỏ húc vào ngực thiếu úy Linh khiến CSGT này ngã ngửa ra sau.
Công an TP.Quy Nhơn khẳng định trước hành động của Qua, lực lượng Công an phường Ngô Mây đã khống chế, đưa về cơ quan xử lý theo quy định.
Đến sáng 8.11, CSGT Công an TP.Quy Nhơn đã xác định được chủ xe máy 77L1-303.79 trong vụ TNGT trên đã bỏ chạy và đưa về trụ sở Công an TP.Quy Nhơn để xử lý theo quy định.
Theo Công an TP.Quy Nhơn, thời điểm trước khi xảy ra TNGT, Tuấn điều khiển xe máy 77L1-938.49 chở theo Qua và Tuyển từ quán nhậu trên đường Diên Hồng đi ra, khi đến địa điểm trên thì va chạm với xe máy 77L1-303.79. Trong quá trình giằng co với CSGT đang làm nhiệm vụ, Qua và Tuyển có dấu hiệu say xỉn.
Theo Đức Anh (Người lao động)
Dự án điện mặt trời: Làm kinh tế không đánh đổi môi trường
Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng về những thắc mắc, băn khoăn của người dân liên quan đến dự án điện mặt trời trên đầm Trà Ổ (huyện Phù Mỹ).
Người dân cùng giám sát
Ngày 5/11, tại thôn Mỹ Phú Bắc, xã Mỹ Lợi (huyện Phù Mỹ, Bình Định), Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã trực tiếp đối thoại với người dân vùng dự án điện mặt trời trên đầm Trà Ổ.
Tại buổi đối thoại, các ý kiến người dân tập đều thể hiện sự lo lắng nếu tỉnh Bình Định đồng ý cho nhà đầu tư triển khai dự án điện mặt trời ở đầm Trà Ổ sẽ ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến mưu sinh của người dân. Bởi bao đời nay phần lớn hộ dân ở đây sống dựa vào nguồn khai thác thủy sản trên đầm.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đối thoại với người dân liên quan đến dự án điện mặt trời.
Một người dân thôn Mỹ Phú Bắc, lo lắng: "Tổng diện tích đầm hơn 1.200ha, dự án điện mặt trời sẽ triển khai trên diện tích 60ha mặt nước và một phần mặt đất, người dân sẽ giảm diện tích đánh bắt, nếu đánh bắt lấn sang khu vực bờ phía địa phương khác có ảnh hưởng gì không? Đặc biệt là 35 hộ dân có ghe, thuyền hành nghề trên đầm phải có chính sách bồi thường hợp lý, bố trí chuyển đổi ngành nghề phù hợp".
Ông Đỗ Văn Hươn (thôn Mỹ Phú Bắc) - một hộ dân có ghe đánh bắt trên đầm Trà Ổ, cho rằng: "Nếu dự án điện mặt trời trên đầm Trà Ổ sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương thì rất tốt. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là có gây ô nhiễm môi trường hay không? Việc hỗ trợ đền bù cho dân trong vùng như thế nào?".
Trong khi đó, nhiều người dân cũng bày tỏ sự lo lắng rằng, đối với những lao động lớn tuổi lâu nay sống bằng nghề khai thác thủy sản trên đầm. Nếu bây giờ họ không còn được đánh bắt trên đầm thì họ sẽ làm gì để sống.
Người dân băn khoăn về dự án sẽ ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống bằng nghề khai thác thủy sản trên đầm Trà Ổ.
Liên quan đến băn khoăn của người dân, ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết sẽ mời người dân cùng tham gia giám sát dự án: "Thôn cử 3-5 người uy tín ở đó để cùng giám sát việc thi công dự án. Trong quá trình thực hiện, nếu nhà đầu tư làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như sản xuất, kinh doanh của người dân thì kiến nghị UBND huyện để xử lý kịp thời", ông Dũng nói.
ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định sẽ để người dân địa phương cùng tham gia giám sát khi nhà đầu tư triển khai dự án. "Xã thành lập tổ giám 3-5 người tín của địa phương và trả lương đàng hoàng để cùng tham gia giám sát, nếu nhà đầu tư làm không đúng cam kết thì tỉnh sẽ kiên quyết đóng cửa nhà máy", ông Dũng nói.
Làm ảnh hưởng tới dân, lãnh đạo sẽ từ chức?
Theo ông Nguyễn Hữu Vui - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho rằng, diện tích xây dựng dự án điện mặt trời chỉ 60ha/ 1.200ha, diện tích mặt nước bị chiếm chỉ mất 2,75%. So với diện tích này thì diện tích mặt nước bị che khuất không ảnh hưởng đáng kể đến hệ sinh thái trên đầm mà đôi lúc còn ảnh hưởng tích cực cho các loại thủy sinh phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng chia sẻ với người dân.
Trong khi đó, ông Lê Đức Thoa - Giám đốc Công ty Năng lượng tái tạo Việt Nam, khẳng định: "Dự án điện mặt trời là dự án sử dụng năng lượng sạch, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến môi trường. Dự án chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ trên đầm Trà Ổ, không ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh kế của người dân. Riêng khu vực trên đất liền chiếm diện tích rất nhỏ không ảnh hưởng đến việc chăn thả trâu bò của bà con".
Ông Thoa cam kết: "Nhà đầu tư sẽ luôn đồng hành và chia sẻ với người dân vùng dự án. Ưu tiên sử dụng lao động địa phương, làm đường, cấp điện chiếu sáng, xây dựng nhà văn hóa thôn, trường học, hỗ trợ sinh kế...".
Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định), khẳng định: "Trách nhiệm lãnh đạo của một địa phương mà làm để hại dân thì không nên làm lãnh đạo nữa. Đã làm lãnh đạo thì làm cái gì phải nghĩ cái lợi cho dân, nếu làm ảnh hưởng tới người dân thì cũng nên từ chức".
Tại buổi đối thoại, ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định hứa sẽ thực hiện đúng với những gì đã cam kết với người dân, bồi thường thỏa đáng, ưu tiên sử dụng lao động địa phương, đặc biệt với 35 hộ dân có ghe, xuồng hành nghề trên đầm Trà Ổ.
Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ Nguyễn Văn Dũng nói sẽ từ chức nếu dự án gây hại cho dân.
Ông Dũng cũng yêu cầu xã thành lập tổ giám sát, trong đó có người dân thôn Mỹ Phú Bắc cùng theo dõi, giám sát quá trình triển khai dự án điện mặt trời tại đầm Trà Ổ. Các thành viên này sẽ được chính quyền trích kinh phí để trả lương. Để đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người dân khi thực hiện dự án điện mặt trời, không chỉ ký cam kết, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định sẽ đích thân gửi văn bản cam kết đến người dân thôn Mỹ Phú Bắc.
"Đầm Trà Ổ là tài nguyên chung của nhân dân huyện Phù Mỹ, của tỉnh, chính quyền sẽ không để xảy ra chuyện ảnh hưởng tới việc hành nghề của người dân quanh đầm. Nếu có phần tử xấu nào cản trở người dân khai thác trên đầm, cứ báo cáo cơ quan chức năng tỉnh sẽ xử lý nghiêm", ông Dũng nói.
Doãn Công
Theo Dantri
Giám đốc công ty đóng tàu 67 hư hỏng bất ngờ khóc giữa cuộc họp: Tan nát hết rồi! Gần 2 năm trôi qua với hàng chục cuộc họp, thế nhưng khoản tiền đền bù, hỗ trợ 811 triệu đồng cho 5 ngư dân Bình Định có tàu 67 hư hỏng, đến nay phía Công ty TNHH Đại Nguyên Dương vẫn chưa chi trả. Thiệt hại hơn 9 tỷ, ngư dân chỉ mong hỗ trợ 811 triệu Chiều 28.9, Sở NN&PTNT tỉnh...