Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ: Trung Quốc cải tạo Gạc Ma là liều lĩnh!
Quốc tế lo ngại khi Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại Gạc Ma là hoàn toàn có căn cứ. Đây là hành động liều lĩnh, chủ quan…
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Ủy viên, Đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm thuộc Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã chia sẻ quan điểm của mình trước thông tin trên báo chí quốc tế, Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại Gạc Ma thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
PV: – Thưa ông, thời gian gần đây thông tin về việc Trung Quốc đang tiến hành xây đảo nhân tạo tại Gạc Ma thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam liên tục được đề cập trên các phương tiện thông tin quốc tế. Kể từ giữa tháng 5 tới nay việc xây dựng vẫn đang được tiến hành và giới quan sát tiếp tục nhận định Trung Quốc đưa nhiều đội xây dựng xuống các khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của VN với ý đồ biến 6 bãi đá ngầm (Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Tư Nghĩa và Én Đất) thành đảo nhân tạo. Đặc biệt trên tờ Asahi Shimbun còn đưa ra những hình ảnh chụp từ vệ tinh cuối tháng 7 cho thấy tại Gạc Ma đã xuất hiện nhiều lối đi, cây dừa, cầu tàu và một số công trình phi pháp. Ông có biết thông tin này và có bình luận gì?
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ: - Thông tin này đúng là từ hồi trung tuần tháng 5 đã xuất hiện chỉ sau vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Về nguyên tắc luật biển và chủ quyền của Việt Nam thì có thể thấy việc làm của Trung Quốc là không đúng. Về luật pháp quốc tế cũng cho thấy Trung Quốc đang làm liều, bất chấp tất cả.
Tôi cho rằng chúng ta phải đấu tranh hết sức mềm dẻo để khẳng định chủ quyền.
Bức ảnh được chụp ngày 25/2/2014 bằng máy bay giám sát của Philippines cho thấy một tàu của Trung Quốc được sử dụng để mở rộng các kết cấu và đất đai trên đảo Gạc Ma
Video đang HOT
PV: - Giới chuyên gia quân sự quốc tế lo ngại rằng Gạc Ma được xây dựng là nằm trong dự án của Trung Quốc biến đảo Gạc Ma thành một tiền đồn không quân trên biển Đông. Trong khi đó Hoàng Sa có vị trí chiến lược nằm gần trung tâm của biển Đông, Trung Quốc có thể dùng quần đảo này làm căn cứ cho các hoạt động bán quân sự như áp dụng lệnh đánh bắt do họ đơn phương áp đặt hoặc cấm các tàu thuyền nước ngoài vào khu vực. Ông có đồng tình với những lo lắng này và có chia sẻ gì?
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ: – Lo ngại này hoàn toàn có căn cứ và những tuyên bố cũng như hành động của Trung Quốc cho thấy sự liều lĩnh, chủ quan và coi thường luật pháp quốc tế, ảnh hưởng tình hữu nghị 2 nước.
Trước những lo ngại của giới chuyên môn quốc tế thì Việt Nam cũng có những lo ngại tương tự. Trung Quốc đã triển khai những việc làm mà luật pháp quốc tế không cho phép. Như thế là hành động trắng trợn.
Cho nên tôi nghĩ rằng Chính phủ cần có những chuyển động mạnh mẽ hơn đối với việc làm này.
PV: – Nếu mưu đồ này của Trung Quốc là có thật cùng với những hành động leo thang liên tiếp trên Biển Đông thời gian qua, theo ông, Việt Nam và các nước trong ASEAN phải làm gì?
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ: – Trước những động thái này của Trung Quốc không còn cách nào khác là Việt Nam phải đấu tranh, trước hết là những biện pháp mềm dẻo. Bằng mọi cách vẫn giữ được biên cương, biển đảo là số 1.
Nếu Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên Biển Đông là vi phạm DOC và tuyên bố ứng xử trên biển Đông. Theo tuyên bố này là phải giữ nguyên hiện trạng để bảo đảm đàm phán tiến tới ký kết quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC.
Trước thông tin này tôi cho rằng phía Nhà nước cần tìm hiểu cặn kẽ và có những phản ứng phù hợp. Tôi cho rằng không riêng gì Việt Nam phản ứng mà các nước ASEAN cũng biết sẽ phải làm gì khi Trung Quốc làm việc này.
PV: -Được biết trước đó liên quan đến câu chuyện Trung Quốc đặt hạ giàn khoan trái phép trên Biển Đông thuộc thềm lục địa của Việt Nam, Chính phủ đã chuẩn bị hồ sơ chứng lý để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, vậy những vấn đề trên theo ông có nên bổ sung thêm tư liệu vào hồ sơ hay không, thưa ông?
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ: - Từ vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Việt Nam cũng đã chuẩn bị nhiều phương án, song việc khởi kiện phải cân nhắc thời điểm cũng như việc củng cố các chứng lý để đảm bảo một cách chắc chắn. Động thái tiếp theo khi Trung Quốc triển khai việc xây dựng đảo nhân tạo thì nhân dân nước họ cũng thấy các nhà cầm quyền Trung Quốc cũng không nên làm như thế. Đương nhiên họ biết chắc chắn lãnh thổ của họ tới đâu nhưng nay lại đi tuyên bố và có những hành động trái pháp luật là không chấp nhận.
Nhà nước ta luôn có chủ trương đấu tranh nhưng vẫn cần phải giữ được quan hệ để phát triển đất nước. Hiện nay dựa trên lẽ phải quốc tế chúng ta đã có phương pháp đấu tranh hợp lý, song tôi cho rằng với Trung Quốc phải có những đấu tranh liên tục để đôi bên cùng phát triển. Chúng ta không nên để họ ỷ thế nước lớn rồi muốn làm gì cũng được.
Việc bổ sung tư liệu này vào hồ sơ kiện thì các cơ quan chức năng nhà nước mình nên quan tâm nghiên cứu kỹ, dựa trên những điều kiện, cơ sở pháp lý hợp pháp thì hoàn toàn có thể bổ sung để có tư liệu một cách liên hoàn. Những gì thuộc về chủ quyền của Việt Nam thì đã quá rõ ràng.
Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!
(Theo Đất Việt)
Trung Quốc xây căn cứ quân sự trái phép ở Trường Sa
Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để biến nơi đây thành căn cứ quân sự, theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (trụ sở ở Canada).
Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động phi pháp tại Gạc Ma
Việc xây dựng căn cứ quân sự phi pháp trên đảo Gạc Ma, dài 5.000 m và rộng 400 m, không những giúp Trung Quốc củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này trên biển Đông mà còn giám sát các hoạt động hải quân của Mỹ trong khu vực, Want China Times dẫn lại thông tin từ tạp chí Kanwa Defense Review.
Kanwa Defense Review cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể đặt một trạm radar trên Gạc Ma và biến nơi đây thành một căn cứ quân sự.
Theo Kanwa Defense Review, Trung Quốc cũng đang xây dựng một đường băng dài 2.000 m trên Gạc Ma.
Chính quyền Philippines hồi tháng 5.2014 cũng lên tiếng tố cáo Trung Quốc xây dựng đường băng trái phép ở Gạc Ma, cho biết Bắc Kinh đã chuyển đất cát và vật liệu xây dựng đến Gạc Ma, theo AFP.
Với đường băng dài 2.000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa.
Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca.
Đây sẽ là một mối đe dọa cho Việt Nam cùng những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực, theo Kanwa Defense Review.
Kể từ tháng 2.2014, Trung Quốc tăng cường các hoạt động xây dựng trái phép, đưa vật liệu đến Trường Sa.
Theo Thanh Niên
Đảo hóa trái phép Gạc Ma không giúp Trung Quốc có thêm 200 hải lý Chính Trung Quốc lại đang phản đối Nhật Bản đòi áp dụng quy chế đảo cho 1 đảo nhân tạo ở rặng san hô Okinotorishima trên biển Philippines. Trung Quốc đổ đất cát đắp nền trái phép tại đá Gạc Ma hòng biến nó thành đảo nhân tạo, phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Tờ Trung ương Nhật báo, cơ quan...