Thiếu tiền hỗ trợ bà con Sài Gòn, MTQ kêu gọi thêm “chút xíu”
Nếu thường xuyên quan tâm đến hoạt động thiện nguyện, chắc hẳn, nhiều người sẽ không còn lạ với cái tên Nguyễn Đỗ Trúc Phương.
Những ngày Sài Gòn trở bệnh, cô nàng lại tất bật kêu gọi ủng hộ để có thể hỗ trợ bà con.
Trúc Phương giúp đỡ người lao động tự do gặp khó khăn ở Sài Gòn.
Sau khi kêu gọi ủng hộ 2 trường hợp từng gây chú ý trên mạng xã hội là ông chú bảo vệ Bùi Quang Vinh và cụ Nguyễn Văn Diên chụp ảnh dạo ở nhà thờ Đức Bà, Trúc Phương tiếp tục hành trình đến với bà con đang bị ảnh hưởng bởi dịch ở trên địa bàn thành phố.
Ông Bùi Quang Vinh bật khóc khi được Phương kêu gọi MTQ giúp đỡ.
2.000 phần quà hỗ trợ được Phương cùng nhóm thiện nguyện lên kế hoạch thực hiện. Được biết, dự kiến số tiền được sử dụng lên tới 123 triệu đồng. Tuy nhiên, sáng ngày 12/7, Phương cho biết hiện tại quỹ chỉ còn 107 triệu đồng. Để trọn vẹn hành trình, Trúc Phương đăng dòng trạng thái “xin” các mạnh thường quân thêm số tiền còn thiếu. Trên trang cá nhân cô nàng viết:
“Em xin thêm chút xíu nữa thôi, vì dự định là 123 triệu đồng mà em chỉ còn 107 triệu đồng trong quỹ thôi. Em xin quyên góp để làm thêm 700 phần cho: 386 hộ khuyết tật, hộ khiếm thị ở Sài Gòn (đã có danh sách) và Cho các hộ ở Quận 7, Quận 9.”
Cô nàng nhỏ bé giữa hàng cứu trợ bà con gặp khó khăn. (Ảnh: Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Chỉ sau vài phút đăng tải, số dư của quỹ liên tục tăng. Phương xúc động cho biết: “Em Phương nhận hơn 40 triệu đồng rồi, mọi người đừng chuyển cho em nữa nha. Đợi em làm hết, cần nữa em sẽ xin thêm ạ. Mùa dịch ai cũng khó khăn, mọi người giữ tiền phòng thân nhé. Em Phương thay mặt Sài Gòn xin chân thành cám ơn đồng bào gần xa ạ”. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 70 triệu đồng được các mạnh thường quân gửi tới tài khoản của cô.
Phía dưới bài đăng, nhiều cư dân mạng đã gửi lời chúc cùng sự biết ơn vô cùng tới cô gái xinh đẹp này.
Phương truyền đến năng lượng tích cực cho nhiều hoàn cảnh nghèo khó.
- “Chị chúc em có sức khỏe để làm thật nhiều giúp cho bà con có hoàn cảnh khó khăn.
- Thấy thương em quá. Người làm từ thiện biết đủ là dừng và lo cho mọi người phòng tiền dịch. Đáng trân trọng!
Video đang HOT
- Cảm ơn bạn nhiều lắm, Sài Gòn thật may mắn khi nhận được sự giúp đỡ của bạn. Mong bạn thật nhiều sức khoẻ.
- Cảm ơn “cô tiên”. Mãi mạnh khoẻ để giúp đỡ nhiều người em nhé”. – một số bình luận của cư dân mạng.
Một cô gái rất nhỏ bé nhưng mang đến nhiều giá trị lớn lao.
Trước đó, nhiều người không khỏi xúc động trước hoàn cảnh của ông cụ hát rong bán vé số. Biết được trường hợp này, Phương đã ngay lập tức tới hỏi thăm và hỗ trợ. Chắc hẳn, hình ảnh người đàn ông tuổi đã xế chiều bật khóc giữa trời mưa khi nhận 50 triệu đồng sẽ mãi chẳng thể nào quên.
“Em được biết đến ông rất nhanh và tình cờ nhưng lại hữu duyên vì sau khi đọc câu chuyện của ông lại động lòng quá. Gặp được ông cũng là lúc trời đổ mưa lớn vậy là em ở lại trò chuyện với ông một lúc lâu. Ông bảo ngày mai họ khóa chốt, không cho ra bán vé số nữa. Không biết phải sống làm sao đây con. Còn nhiêu đây vé, nếu bán không hết là phải chịu luôn con ạ, vì đại lý họ ko cho trả vừa nói ông vừa nhìn xa xăm thật buồn.
Trúc Phương giúp đỡ ông cụ hát rong bán vé số. (Ảnh: Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Lúc ông đang lọ mọ lấy micro để hát, em lấy 50 triệu đồng và tặng cho ông. Thế là ông bật khóc, nước mắt cứ rơi không ngừng, thương lắm mọi người ạ. Giữa trời mưa lớn, ông vừa hát, vừa rớt nước mắt nhưng hôm nay, không phải nước mắt u buồn nữa mà ông khóc vì vui ý, vì giữa cái bóng tối có rất nhiều người thiện lành – chìa tay thắp lên hy vọng cho ông. Và vì ông biết – mình không cô đơn giữa Sài Gòn hoa lệ này. Cứ khóc nha ông, khóc xong rồi ông cháu mình cùng cười.” - Phương cho biết.
Sài Gòn vẫn còn đó những điều tuyệt vời, và hơn bao giờ hết, chúng ta đoàn kết đùm bọc giữa lúc khó khăn là điều quan trọng hơn cả. Cùng mong Sài Gòn sớm khoẻ để người lao động đỡ cực nhé.
Cụ ông U80 ở Sài Gòn 30 năm gắn bó với nghề chụp ảnh dạo lấy liền
" Chú chỉ mong 3 ngày đông khách như thế này là đủ tiền trả nợ, không phải bán xe cũng không phải lo đói nữa " - người đàn ông 80 tuổi, làm nghề chụp ảnh dạo lấy liền ở khu vực Nhà thờ Đức Bà vui mừng chia sẻ.
Chú Nguyễn Văn Diên - Người đàn ông cô độc ở Sài Gòn, mưu sinh bằng nghề chụp ảnh dạo lấy liền.
Nửa đời gắn với Sài Gòn và nghề chụp ảnh
Người đàn ông đặc biệt đó là chú Nguyễn Văn Diên (79 tuổi, quê Bình Định). Chú được mọi người biết đến thông qua bài đăng trên mạng xã hội, kể về hoàn cảnh khó khăn của những người lao động tự do giữa mùa dịch.
Trong buổi chiều Sài Gòn nắng gắt sau khi "nổi tiếng", chú Diên không còn cô đơn một mình, thay vào đó là cảnh tất bật với những vị khách mới. Dáng dấp gầy gò của người đàn ông U80, trên tay cầm chiếc máy ảnh có tuổi đời gần 20 năm làm nhiều người ấn tượng. Máy ảnh tuy cũ nhưng với kinh nghiệm hơn 30 năm làm nghề, chú Diên vẫn chinh phục được những khách hàng khó tính nhất.
Người thợ ảnh có hơn 30 kinh nghiệm làm nghề.
Chiếc máy in của chú Diên đã cũ nhưng chất lượng ảnh xuất bản vẫn rất tốt.
Trò chuyện với chúng tôi, chú Diên cho biết bản thân đã sống ở Sài Gòn được hơn 20 năm, trong một căn nhà trọ nhỏ ở quận 8. Dù đã gần 80 tuổi nhưng mỗi ngày, chú vẫn chạy chiếc xe máy cũ, từ đường Phạm Thế Hiển (quận 1) đến Bưu điện Thành phố làm việc. Với mỗi bức ảnh chụp và rửa liền chỉ 20.000 đồng, chú Diên có thể túc tắc đủ tiền trả phòng trọ và lo ăn 3 bữa. Tuy nhiên, thời gian gần đây do ảnh hưởng dịch nên ít khách.
" Cả ngày hôm qua có 3 tấm được 6 chục nghìn à. Sáng nay nay thì được 1 tấm, chiều đỡ hơn, 5, 6 người gì đó. Mấy ngày trước, có hôm chú ngồi riết mà không ai hỏi, ế khách tới mức ngủ gục luôn ở gốc cây " - chú Diên chia sẻ.
Chú Diên bận rộn chụp hình cho khách, bất chấp những kiểu ảnh "khó nhằn".
Chia sẻ thêm, chú Diên tâm sự rằng vì tuổi cao sức yếu nên hiện tại phải uống rất nhiều loại thuốc. Nhìn bên ngoài có vẻ khỏe mạnh nhưng đang mắc bệnh liên quan đến gan, tim, một chân bên trái bị tê cứng và lãng tai. Do tình hình sức khỏe không tốt và vẫn còn vương vấn với nghề nhiếp ảnh nên chú quyết định chọn nó làm kế sinh nhai, tự nuôi sống bản thân trong những ngày cô đơn ở Sài Gòn.
Những tấm hình cũ trong suốt thời gian làm nhiếp ảnh, chú đều cất giữ rất kỹ.
" Chưa bao giờ chú tham của ai một cắc đó con, giúp đỡ cũng nhiều người. Bác sĩ nói, chú dễ bị đột quỵ nên phải giữ sức khỏe nhưng biết làm sao đây. Nhiều khi không làm gì, chú đi ra đi vào rồi nghĩ, rồi cuối đời mình sẽ như thế nào đây? Ai lo cho mình? Thấy người ta có con cái chăm sóc, lo lắng, chú cũng tủi thân. Nhiều khi, chú sợ lắm, có lúc chỉ mong được...ra đi bình yên " - chú Diên xúc động tâm sự. Được biết, chú Diên có 5 người con trai nhưng đã lâu không gặp.
Người đàn ông U80 cặm cụi lồng ảnh vào bao kiếng một cách cẩn thận.
Chú Diên hào hứng khoe thành phẩm vừa chụp.
May mắn, trong những ngày dịch vừa qua, chú Diên được chủ nhà trọ tạo điều kiện nên không phải trả tiền phí thuê phòng.
"Mấy ngày trước toàn ăn khoai, hôm nay mới dám mua một bát phở"
Trong chiều ngày 1/7, sau bài đăng được lan truyền trên mạng xã hội, có khá nhiều bạn trẻ tìm đến chú Diên để chụp hình. Đặc biệt, vài người còn mang tới những phần quà yêu thương, giúp đỡ về mặt vật chất.
Một mạnh thường quân nhờ chú chụp hình, sau đó biếu thêm quà.
Một số người khác xác nhận thông tin, giúp đỡ cho chú Diên.
Phấn khởi vì bỗng nhiên đông khách sau chuỗi ngày dài ế ẩm, chú Diên cho biết chỉ cần 3 ngày có nhiều người đến chụp hình như hiện tại, chắc sẽ không bán xe máy nữa. Được biết, trước đó khi khó khăn, người đàn ông U80 này dự tính sẽ bán xe máy với giá hơn 10 triệu để trả nợ và lo tiền ăn sống qua ngày.
Tâm sự thêm, chú cho biết vì ít tiền nên việc ăn uống cũng hạn chế nhưng vẫn cố gắng đủ 3 bữa để giữ sức khỏe. Chú Diên nói: " Có hôm chú mua 10 ngàn đồng xôi ăn sáng rồi trưa thêm hộp cơm 20 ngàn đồng. Mấy hôm trước nghèo quá còn phải ăn khoai, tối nay chắc mới dám ăn một bát phở ".
Đang dở câu chuyện, chú Diên bỗng nhiên gặp lại người "sếp cũ", từng giúp đỡ khi còn làm ở một tiệm ảnh chuyên chụp sự kiện. Chia sẻ với chúng tôi, chú Đặng Văn Tuấn (53 tuổi) hào hứng về người đồng nghiệp đồng hành gần 10 năm: " Chú với chú Diên quen nhau trước năm 2000, sau đó, mỗi người chuyển sang một hướng hoạt động khác nhau. Ổng quá tuyệt vời. Hiền lành không giành giật hay tranh chấp với bất cứ ai, thánh thiện và đạo đức. Đó, ổng là người như vậy đó ".
Chú Đặng Văn Tuấn tìm đến người bạn cũ nhờ bức hình trên mạng xã hội.
Khoảng 17 giờ 30 phút, do làm việc nhiều nên chú Diên đã thấm mệt và dọn đồ về phòng trọ nghỉ ngơi. Tay vừa gấp gọn chiếc máy in đã cũ, chú vẫn thân thiện trò chuyện. Chú nhấn mạnh trong lời nói: " Thứ nhất là thật thà, thứ 2 đạo đức, thứ 3 trung thành. Các con đi làm ở đâu, làm cái gì thì chỉ cần 3 điểm đó, lúc nào cũng tốt và thành công, từ gia đình cho tới xã hội ".
Chú Diên trò chuyện, tâm sự với mọi người.
Nhiều bạn trẻ tìm đến chú để nghe những câu chuyện hay về đời sống.
Tạm biệt chú khi trời Sài Gòn đã bắt đầu tối, chú Diên leo lên chiếc xe máy cũ, chậm rãi chạy về quận 8. Hình bóng gầy gò của chú thợ ảnh sắp chạm mốc 80 này dần khuất xa về hướng đường Lê Thánh Tôn làm chúng tôi bỗng nhớ tới câu chuyện cụ Ngộ - người viết thư tay cuối cùng ở Sài Gòn. Bưu điện Thành phố đã không còn hình ảnh cụ Ngộ ngồi cặm cụi viết thư tay hộ, nhưng lại được "bù đắp" bằng khoảnh khắc nhiệt huyết chụp hình của chú Diên.
Hi vọng, tấm biển "xe bán" sẽ được chú Diên cất đi.
Mảnh đất Sài Gòn vẫn luôn ẩn chứa những câu chuyện thật đẹp và giàu tính nhân văn khiến người ở hay đi đều luôn nhớ nhung, yêu mến. Còn bạn thì sao? Câu chuyện về người thợ ảnh 30 năm làm nghề, chật vật trong những ngày dịch tới để lại cho bạn những cảm nhận như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
"Hot girl từ thiện" bức xúc với Youtuber mắng bụi đời, đeo vàng không được nhận cơm: "Đừng sỉ nhục người nghèo" Vụ việc Youtuber có hành xử thiếu chuẩn mực với người nhận quà từ thiện đã khiến dư luận dậy sóng. TP. Hồ Chí Minh nổi tiếng là mảnh đất hào sảng, giàu lòng nhân ái. Gần 2 năm chống chọi cùng đại dịch Covid-19, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của những cây ATM gạo, cơm, tủ quần áo... miễn...