Thiếu tá phi công huấn luyện có gần 4.000 giờ bay, lái nhiều máy bay hiện đại
Tại lễ tang 3 phi công vào sáng 21.10, đại diện Binh đoàn 18 cho biết thiếu tá Dương Lê Minh được đào tạo ở nhiều nước, là phi công giỏi với gần 4.000 giờ bay và thực hiện hàng ngàn chuyến bay.
Di ảnh 3 phi công trong lễ truy điệu. Di ảnh thiếu tá Dương Lê Minh ngoài cùng bên phải
Thiếu tá Minh sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, ông ngoại là liệt sĩ chống Mỹ, bố là phi công, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mẹ là sĩ quan công an. Sau khi tốt nghiệp Trường sĩ quan Không quân, thiếu tá Minh làm việc ở Tổng công ty trực thăng VN (Binh đoàn 18).
Do có nhiều đóng góp, tháng 7.2016, thiếu tá Minh được bổ nhiệm làm Trưởng phòng đảm bảo chất lượng an toàn của Trung tâm huấn luyện (Binh đoàn 18).
Thiếu tá Minh được huấn luyện bay tại các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức và bay trên các máy bay C25, EC 102 và nhiều máy bay hiện đại với tổng số 3.982 giờ bay.
Thiếu tá Minh là giáo viên bay nhiều kinh nghiệm, đào tào, huấn luyện hàng chục học viên phi công. Đến nay thiếu tá Minh đã có hơn 14 năm gắn bó với Quân chủng Phòng không – Không quân.
Video đang HOT
Gia đình, người thân của ba phi công tai lễ tang Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đứa con bé bỏng của thiếu tá Minh trong vòng tay người thân Ảnh: Đ
Chị Lê Thị Vân, vợ liệt sĩ Lê Văn Nghĩa trong vụ rơi Su-22 tháng 4.2015 cũng đưa 2 con gái đến viếng tang Ảnh:
Thượng úy Đặng Đình Duy và thượng úy Nguyễn Văn Tùng là phi công – học viên Trung tấm huấn luyện Binh Đoàn 18. Trong quá, trình học tập, huấn luyện, 2 phi công này đều đạt được nhiều thành tích, thể hiện sự đam mê với lực lượng không quân.
Trong diễn văn truy điệu, đại diện Binh đoàn 18 cho biết sự hy sinh của 3 phi công là tổn thất lớn lao cho Binh đoàn 18, Quân chủng Phòng không – Không quân và Quân đội nhân dân VN.
Trước đó, vào ngày 20.10, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì cho thiếu tá Dương Lê Minh, truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho thượng úy Đặng Đình Duy và thượng úy Nguyễn Văn Tùng.
Ba phi công được truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và hạng Ba
Bộ Quốc phòng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, quyết định công nhận 3 phi công gặp nạn là liệt sĩ. Với quyết định này, gia đình thiếu tá Dương Lê Minh 3 đời đều là liệt sĩ gồm ông ngoại, bố và thiếu tá Minh.
Theo Vietnamnet
Thăng quân hàm 3 phi công hy sinh trên máy bay gặp nạn
Bộ Quốc phòng vừa có quyết định thăng quân hàm cho 3 phi công hy sinh trên trực thăng EC 130 gặp nạn ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
3 phi công hy sinh khi làm nhiệm vụ huấn luyện bay được thăng quân hàm. Trong ảnh, từ trái sang phải: Thiếu tá Dương Lê Minh, Thượng úy Đặng Đình Duy, Thượng úy Nguyễn Văn Tùng (ảnh: nguồn cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng).
Theo cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, ngày 19.10, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 18 đã ký Quyết định số 832/QĐT-IG truy thăng quân hàm từ Đại úy lên Thiếu tá cho phi công Dương Lê Minh; Quyết định Số 833/QĐT-IG ngày 19/10/2016, truy thăng quân hàm từ Trung úy lên Thượng úy cho 2 phi công Đặng Đình Duy và Nguyễn Văn Tùng.
Lễ truy điệu 3 phi công được tổ chức từ 7h ngày 21.10 tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Phạm Ngũ Lão (phường 4, quận Gò Vấp, TP.HCM).
Trước đó, lúc 7h40 ngày 18.10, máy bay trực thăng EC130 số hiệu VN 8632 của Trung tâm huấn luyện Tổng công ty trực thăng VN (Binh đoàn 18, Bộ Quốc Phòng), cất cánh từ sân bay Vũng Tàu để thực hiện bay huấn luyện.
Đến 8h03 máy bay này mất liên lạc, vị trí mất liên lạc thể hiện trên tiêu đồ ở khu vực núi Dinh (thuộc địa bàn huyện Tân Thành và TP Bà Rịa). Ngay sau đó, các đơn vị chức năng đã vào cuộc tìm kiếm và xác định vị trí máy bay gặp nạn tại khe núi Ba Quang (nằm trong dãy núi Dinh, thuộc địa phận xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành). Sau gần 2 ngày băng rừng, vượt địa hình hiểm trở, đến chiều 19.10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy xác may bay gặp nạn và thi thể 3 phi công. 15h30 chiều nay, thi thể 3 phi công được đưa xuống dưới chân núi Dinh sau đó xe đưa 3 chiến sĩ về TP.HCM.
Thiếu tá Dương Lê Minh (32 tuổi) là giáo viên bay. Thiếu tá Minh là con trai của liệt sĩ Dương Văn Thanh, nguyên Thượng tá, Phó trung đoàn trưởng Không quân 910, được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào ngày 9.1.2007. Thượng úy Đặng Đình Duy (25 tuổi, quê Hà Nam) và Thượng úy Nguyễn Văn Tùng (25 tuổi, quê Thanh Hóa) là học viên thực hiện phần bay thực hành bay 2 năm cuối tại Trung tâm huấn luyện của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Cha, con và chuyến bay định mệnh Ít ai biết đại úy Dương Lê Minh có cha là phi công, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, cách đây 11 năm đã chấp nhận hy sinh để tránh máy bay rơi vào khu du lịch Những ngày qua, cả "xóm nhà binh" ở tổ 1, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang như lặng đi trước tin máy bay của...