Thiếu tá Mỹ tiết lộ gây sốc về cuộc dẹp biểu tình ngoài Nhà Trắng
Trước khi giải tán người biểu tình bên ngoài Nhà Trắng đầu tháng 6, quan chức liên bang bắt đầu tích đạn, tìm kiếm thiết bị, theo một thiếu tá.
Ngày 1/6, các lực lượng liên bang đẩy người biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc sau cái chết của George Floy khỏi công viên đối diện Nhà Trắng, bao phủ đường phố với những làn khói hơi cay, bắn lựu đạn gây choáng, đặt bom khói và xô đẩy người biểu tình bằng khiên và dùi cui, gây ra chỉ trích rằng phản ứng này là cực đoan. Chính quyền Tổng thống Doanld Trump lập luận các sĩ quan đã phản ứng do những người biểu tình bạo lực đốt pháo hoa, đốt lửa và ném chai nước, đá vào cảnh sát.
Tuy nhiên, tại phiên điều trần trước Ủy ban Tài nguyên Thiên nhiên Hạ viện vào cuối tháng 7 và tháng 8 trong khuôn khổ cuộc điều tra lực lượng thực thi pháp luật và quân đội sử dụng bạo lực chống người biểu tình, thiếu tá Adam D. DeMarco thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia thủ đô Washington cung cấp những lời khai trái ngược.
Thiếu tá Adam D. DeMarco trong phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ hồi cuối tháng 7. Ảnh: AP.
Chính quyền nói rằng người biểu tình có hành vi bạo lực, cảnh sát chưa bao giờ sử dụng hơi cay và người biểu tình đã được cảnh báo để giải tán, một yêu cầu theo quy định của pháp luật trước khi cảnh sát giải tán đám đông. Song lời khai của DeMarco mâu thuẫn với những tuyên bố này. Biên bản lời khai Washington Post có được từ các nghị sĩ Hạ viện tuần này cũng cung cấp cái nhìn thoáng qua về thiết bị, vũ khí mà lực lượng liên bang có, cũng như những thứ khác họ tìm kiếm trong những ngày đầu của cuộc biểu tình đã tiếp diễn hơn 100 ngày tại thủ đô.
DeMarco cung cấp lời khai với tư cách là người tố giác. Anh là sĩ quan Vệ binh Quốc gia thủ đô Washington cấp cao nhất có mặt tại hiện trường ngày hôm đó và là người kết nối thông tin giữa Vệ binh Quốc gia và Cảnh sát Công viên Mỹ.
Sự hỗn loạn nổ ra hôm 1/6 diễn ra trước hàng triệu người xem truyền hình khi Trump đi bộ qua công viên trống về phía Nhà thờ St. John’s Episcopal, nơi ông phát biểu và chụp ảnh với một cuốn kinh thánh. Cảnh sát trưởng Công viên Mỹ Gregory Monahan làm chứng rằng người biểu tình đã được cảnh báo rõ ràng để giải tán thông qua Thiết bị Âm thanh Tầm xa. Tuy nhiên, DeMarco nói với các nghị sĩ rằng điều đó là không thể bởi không có thiết bị như vậy tại hiện trường vào thời điểm đó.
Trump giơ cuốn kinh thánh bên ngoài Nhà thờ St. John’s Episcopal ở thủ đô Washington hôm 1/6. Ảnh: Reuters.
Ngay trước trưa 1/6, sĩ quan quân cảnh hàng đầu của Bộ Quốc phòng ở Washington gửi email tới Lực lượng Vệ binh Quốc gia thủ đô Washington để yêu cầu Thiết bị Âm thanh Tầm xa, còn được gọi là LRAD, hoặc vũ khí bắn tia điện từ tương tự lò vi sóng được gọi là Hệ thống Ngăn chặn Chủ động (ADS), do quân đội thiết kế và có thể khiến con người cảm thấy như da bị bỏng khi ở trong phạm vi của nó.
Công nghệ, còn được gọi là “tia nhiệt”, được phát triển để giải tán đám đông lớn vào đầu những năm 2000 nhưng đã bị gác lại do lo ngại về tính hiệu quả, an toàn và đạo đức của việc sử dụng nó đối với con người. Quan chức Lầu Năm Góc cũng không muốn sử dụng thiết bị này ở Iraq.
Theo New York Times, vào cuối năm 2018, chính quyền Trump cân nhắc sử dụng thiết bị này đối với người di cư ở biên giới Mỹ – Mexico. Bộ trưởng An ninh Nội địa khi đó là Kirstjen Nielsen phản đối ý tưởng do lo ngại về nhân đạo.
Tuy nhiên, trong email mà DeMarco được sao chép, quân cảnh chỉ huy ở Vùng thủ đô quốc gia viết rằng thiết bị ADS “có thể cung cấp cho quân đội năng lực mà họ hiện không có, khả năng tiếp cận và giao tranh với đối thủ tiềm năng ở khoảng cách vượt ngoài phạm vi vũ khí nhỏ và theo cách an toàn, hiệu quả, không gây chết người”.
Video đang HOT
“ADS có thể ngay lập tức buộc một cá nhân ngừng hành vi đe dọa hoặc rời đi thông qua việc áp dụng một chùm năng lượng định hướng mang đến cảm giác nóng dữ dội trên bề mặt da. Hiệu quả rất lớn, khiến cá nhân bị nhắm mục tiêu phải lùi bước ngay lập tức”, email cho hay.
Cảnh sát liên bang cuối cùng không thể có được thiết bị tia nhiệt hoặc LRAD trong những ngày đầu của các cuộc biểu tình ở Washington, theo quan chức Bộ Quốc phòng.
DeMarco cho biết do không có LRAD, thiết bị có thể được sử dụng để đưa ra thông báo cực lớn cho các đám đông lớn, cảnh sát Công viên thay vào đó ban hành lệnh giải tán đám đông bằng cách sử dụng loa phóng thanh cầm tay màu trắng, đỏ.
Luật pháp và phán quyết của tòa án yêu cầu cảnh sát cảnh báo rõ ràng, lặp lại cho người biểu tình về ý định leo thang và cho phép mọi người có đủ thời gian, con đường để giải tán một cách hòa bình. DeMarco nói đám đông la hét ở cách xa cảnh sát cầm loa và dường như không nghe thấy cảnh báo.
Cảnh sát đối phó người biểu tình bằng hơi cay và khói ở Quảng trường Lafayette gần Nhà Trắng ngày 1/6. Ảnh: AFP.
Những người biểu tình, nhà báo và tình nguyện viên viện trợ nhân đạo có mặt ngày hôm đó nhiều lần nói rằng họ chưa bao giờ nghe thấy cảnh báo nào trước khi cảnh sát tiến vào đám đông. Cảnh sát đẩy lùi người biểu tình trong những đám khói và hóa chất lẫn vào không khí. Cảnh sát cũng bị cáo buộc bắn đạn cao su vào những người biểu tình đang rút lui.
Monahan cho biết bạo lực từ phía người biểu tình khiến cơ quan của ông dọn dẹp khu vực trước lệnh giới nghiêm 19h của thị trưởng thủ đô Washington, được đặt ra nhằm phản ứng với nạn cướp bóc, phá hoại và đốt phá trong các đêm biểu tình trước đó. Monahan cũng nói với các nghị sĩ hồi tháng 7 rằng Cảnh sát Công viên đã tuân theo quy trình trong việc đưa ra ba cảnh báo “sử dụng Thiết bị Âm thanh Tầm xa”.
DeMarco cũng làm chứng rằng một kho súng trường tấn công M4 carbine đã được chuyển từ Pháo đài Belvoir đến kho vũ khí DC Armory tại Washington ngày 1/6 và việc chuyển đạn từ các bang như Missouri, Tennessee sẽ đến trong những ngày tiếp theo. Đến giữa tháng 6, khoảng 7.000 viên đạn 5,56 mm và 7,62 mm đã được chuyển giao cho DC Armory.
DeMarco không nói rõ loại đạn này dùng để làm gì và Vệ binh Quốc gia Washington cũng không trả lời các câu hỏi về việc chuyển giao vũ khí.
Một quan chức Bộ Quốc phòng hạ thấp cáo buộc của DeMarco, nói rằng email hỏi về các loại vũ khí cụ thể chỉ nhằm kiểm tra hàng tồn kho định kỳ để xác định thiết bị nào có sẵn. Bộ Quốc phòng, Quân đội Mỹ và Vệ binh Quốc gia Washington không trả lời câu hỏi về các loại vũ khí và mục đích sử dụng của chúng.
Cảnh sát Công viên Mỹ cũng không bình luận về các cáo buộc của DeMarco.
Quốc hội Mỹ hồi cuối tháng 6 mở cuộc điều tra các chiến thuật mà nhân viên thực thi pháp luật liên bang sử dụng để giải tán người biểu tình gần Quảng trường Lafayette. Monahan và DeMarco làm chứng cùng ngày vào tháng 7. Monahan khi đó cho biết khu vực xung quanh Quảng trường Lafayette đã được dọn dẹp ngày 1/6 để dựng một hàng rào cao. Sau một đêm, tòa nhà Dịch vụ Công viên bị đốt cháy.
DeMarco nói với các nghị sĩ rằng anh không cảm thấy bị đe dọa bởi những người biểu tình gần Nhà Trắng “hoặc đánh giá họ bạo lực”. “Theo quan sát của tôi, những người biểu tình này, những công dân Mỹ của chúng ta, đã tham gia bày tỏ các quyền của họ trong Tu chính án thứ nhất một cách ôn hòa. Tuy nhiên, họ đã phải chịu sự leo thang vô cớ và sử dụng vũ lực quá mức”, DeMarco nói.
Bà Nà đẹp lộng lẫy về đêm, lãng mạn với khung cảnh hệt như cổ tích
Được dạo bước trải nghiệm không khí về đêm tại Bà Nà nhiều người vô cùng thích thú bởi không khí se lạnh, từ lãng mạn với khung cảnh Làng Pháp lung linh đèn đêm hệt như cổ tích, đến sôi động và cuồng nhiệt với đốt lửa trại, biểu diễn nghệ thuật ngoài trời...
Đỉnh Núi Bà Nà cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30km về phía tây, có độ cao 1487m và là một trong những ngọn núi cao nhất, đẹp nhất của khu vực miền Trung Việt Nam với khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ.
Bà Nà về đêm là một bản nhạc có đủ cung bậc cảm xúc, từ lãng mạn với khung cảnh Làng Pháp lung linh đèn đêm hệt như cổ tích
Dọc tuyến đường trên đỉnh Bà Nà về đêm luôn huyền ảo đầy đủ sắc màu.
Không khí ở đây về đêm se lạnh, khiến ai cũng thích thú khi một lần được trải nghiệm.
Bà Nà Hills lung linh với hệ thống chiếu sáng được đầu tư hàng trăm tỷ đồng lắp đặt tại Làng Pháp, mà còn được làm giàu thêm trải nghiệm đêm kỳ diệu trên đỉnh cao 1487m.
Đêm đến không khí tại đây cũng sôi động và cuồng nhiệt với những hoạt động lần đầu tiên được triển khai như đốt lửa trại, biểu diễn nghệ thuật ngoài trời giữa không gian đêm huyền ảo se lạnh với lãng đãng hơi sương...
Anh Phạm Hoàng Giang- một du khách đến từ Sài Gòn, may mắn được tham dự một sự kiện đêm Bà Nà đã phải thốt lên: "Tôi nghĩ, mọi người còn biết rất ít về Bà Nà. Trong đêm, Bà Nà mới đẹp nhất, vui nhất".
Các vũ công nhảy múa khiến không khí vô cùng náo nhiệt. Chị Nguyễn Lan Anh đến từ Cần Thơ đã không khỏi ngỡ ngàng: "Tôi đưa gia đình lên nghỉ đêm ở khách sạn trên đỉnh Bà Nà, thật sự, tôi đã nghĩ mình thật may mắn khi quyết định như thế. Bà Nà về đêm đẹp và vui không ngờ. Du khách như tôi được sống lại quãng thời gian thanh xuân, cùng bè đốt lửa trại, nhảy múa hát hò thâu đêm dưới trời sao...".
Ông Nguyễn Lâm An, giám đốc khu du lịch Sun World Ba Na Hills cho biết:"Có lẽ ít điểm du lịch nào có được khung cảnh đêm đẹp như Bà Nà. Đó là lý do chúng tôi thêm vào không gian đêm se lạnh đặc trưng của nơi này những hoạt động ngoài trời sôi động như đốt lửa trại, biểu diễn nghệ thuật..., để du khách thấy Bà Nà đêm là một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt, rất xứng đáng để khám phá, để vui hết mình".
Nhiều người ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ.
Trải nghiệm Bà Nà Hills về đêm với khung cảnh lung linh huyền ảo và không kém phần sôi động của lễ hội bia hoành tráng Bà Nà về đêm là một bản nhạc có đủ cung bậc cảm xúc, từ lãng mạn với khung cảnh Làng Pháp lung linh đèn đêm hệt như cổ tích, đến sôi động và cuồng nhiệt với những hoạt động lần đầu tiên được triển khai như đốt lửa trại, biểu diễn nghệ thuật ngoài trời giữa không gian đêm huyền ảo se...