Thiếu tá Mỹ chỉ ra khoảnh khắc S-400 hạ được F-35
Bắn hạ tiêm kích F-35 gần như là điều không thể với S-400, nhưng Nga vẫn có cơ hội làm điều đó khi dựa vào khoảnh khắc rất ngắn ngủi.
Khoảnh khắc
Tạp chí Bussiness Insider vừa đăng bài bài phân tích của thiếu tá Không quân Mỹ ông Dan Flatley, nói về khả năng của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 trước nỗ lực đánh chặn của hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Theo ông Dan Flatley, dù là tiêm kích thế hệ thứ năm nhưng không có nghĩa là F-35 có thể tàng hình mọi lúc.
Cụ thể, khoảnh khắc F-35 mở khoang chứa vũ khí dưới bụng để tấn công, kết cấu tàng hình hấp thụ sóng radar của nó sẽ bị phá vỡ, đây chính là khoảnh khắc đối phương có thể phát hiện F-35 và tấn công.
Tuy nhiên, ngay sau khi tấn công xong, khoang vũ khí của F-35 được đóng lại, kết cấu tàng hình được phục hồi và trong khoảng thời gian ngắn ngủi chiếc F-35 lộ diện, để tấn công chiến đấu cơ này hoàn toàn không phải dễ dàng dù đó là những hệ thống vũ khí tối tân nhất.
Sở dĩ hệ thống phòng không Nga bao gồm cả S-400 gần như không thể động đến F-35, theo Dan Flatley, do radar tần số VHF hiện đại nhất của Nga ngày nay có thể phát hiện được các chiến đấu cơ tàng hình F-35 nhưng không phải trong tất cả mọi trường hợp.
Và ngay cả khi phát hiện được thì điều đó cũng không đồng nghĩa với việc có thể bắn hạ được F-35. Vị chuyên gia này cho rằng đấy là còn chưa kể đến các biện pháp phòng thủ chủ động F-35 có thể kích hoạt theo sự điều khiển của con người.
Video đang HOT
Với kinh nghiệm từng là phi công chiến đấu cơ, ông Dan Flatley cho biết, bắn hạ một chiến đấu cơ “là một quy trình gồm nhiều bước, việc phát hiện được phi cơ của đối phương trên màn hình radar chỉ là một yếu tố rất nhỏ và dường như là việc dễ dàng nhất”.
Trong khi công việc khó khăn là có thể khóa được mục tiêu, bắt được đường bay và khai hỏa tiêu diệt đối tượng. Ngay cả trong trường hợp phi công đối phương không triển khai các phương án phòng thủ chủ động thì khả năng tàng hình cực kỳ tiên tiến của F-35 cũng đủ để khiến các hệ thống phòng không hiện giờ của Nga vô dụng.
Ngay trước khi ông Dan Flatley có những phân tích khá bất ngờ, một tạp chí quốc phòng uy tín khác của Mỹ là The National Interest cũng có nhận định tương tự: Phòng không của Nga rất đáng gờm.
Moscow tiếp tục phát triển các hệ thống nhằm bảo vệ không phận Nga, thực tế chúng có khả năng phòng thủ gần ở không phận Nga và tạo ra giống như cái gọi là mái vòm sắt, theo tờ The National Interest.
Tuy nhiên, đến thời điểm này chúng vẫn chưa hoàn hảo. Những hệ thống phòng không nhiều tầng và liên kết lại có thể tạo ra hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát một vùng rộng lớn không phận. Đồng thời các hệ thống phòng không của Nga có thể nhanh chóng theo dõi và tiêu diệt các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, như F/A-18E/F hoặc F-16.
The National Interest cho rằng, các hệ thống tên lửa phòng không của Nga có một số nhược điểm ở bệ phóng. Các thiết bị của hệ thống phòng không Nga tiếp tục hướng tới khả năng phát hiện và tiêu diệt hiệu quả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor và F-35. Tuy nhiên, các hệ thống radar không bảo đảm được việc điều khiển hỏa lực.
Ông Mike Coffman, chuyên gia phân tích quân sự về các lực lượng vũ trang Nga của CIA cho biết, tất nhiên Nga vẫn có thể làm được và hiện nay, Moscow đã đầu tư đáng kể trong công việc nâng cấp, cải thiện các hệ thống phòng không. Moscow luôn coi lực lượng không quân của chúng ta là mối đe dọa nguy hiểm.
Chắc chắn Nga sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu của họ – phát hiện ra máy bay tàng hình và tiêu diệt chúng bằng hệ thống phòng không của mình. Tuy nhiên, cho tới nay có vẻ Nga vẫn chưa giải quyết được vấn đề này.
Trong khi đó, công nghệ tàng hình ngày càng trở nên phổ biến và sẽ được phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới, nó trở thành ưu điểm cực lớn cho máy bay tiêm kích Mỹ trước phòng thủ Nga dù đó là S-400 hay S-500.
F-35 tự đốt cháy mình trong thử nghiệm.
Thừa nhận hiếm
Trong khi đề cao khả năng của tiêm kích F-22 và F-35 trước hệ thống phòng thủ Nga thì cũng chính trên tạp chí The National Interest, Giám đốc Văn phòng tích hợp F-35 của Không quân Mỹ, Thiếu tướng Geoffrey Harrigian cho biết, F-35 đang tồn tại một số điểm yếu khiến dòng chiến đấu cơ này trả giá nếu đối đầu với phòng không Nga.
Theo Tướng Geoffrey Harrigian, chiếc F-35 sẽ có thể tàng hình tương đối với các hệ thống phòng không của Nga, nhưng điều đó còn đang ở mức độ hoài nghi bởi vì Nga đã đầu tư rất nhiều thiết bị, phương tiện cho sự phát triển vào hệ thống radar.
“Câu hỏi đặt ra trong tình thế này là máy bay nào và bao nhiêu cái của chúng ta có thể tàng hình đối với các hệ thống radar của Nga hoạt động trong dải băng tần UHF và VHF”, vị tướng này cho biết thêm.
Dòng chiến đấu cơ F-35 có một nhược điểm đáng kể đó là máy bay chiến đấu chỉ có một động cơ mà không cung cấp bất kỳ cơ cấu nào để làm giảm sự phát hiện nhiệt từ ống xả. Như vậy, vết tích nhiệt từ các máy bay chiến đấu F-35 làm cho nó dễ dàng bị tìm thấy và từ đó bị ra đòn tấn công.
Trong tháng Tư vừa qua, The National Interest dẫn lời tuyên bố của người đại diện Lầu Năm Góc cho biết các thử nghiệm chính thức cuối cùng của mô hình máy bay tàng hình tiêm kích tấn công ném bom thế hệ thứ năm mới F-35 sẽ phải hoãn lại cho đến năm 2018.
Và dường như Lầu Năm Góc vẫn không thể xác định chính xác khả năng thực sự của máy bay này và tính khả thi khi ứng dụng chúng – tiêm kích F-35, theo tạp chí The National Interest.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Trung Quốc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình cải tiến
Bắc Kinh công bố đã thử nghiệm phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 FC-31.
Chiến đấu cơ tàng hình FC-31 của Trung Quốc vừa được thử nghiệm. Ảnh: AFP
Phiên bản mới nhất của J-31, hiện được đặt lại tên là FC-31 Gyrfalcon, được bay thử nghiệm cuối tuần qua, China Daily hôm nay đưa tin.
Theo Tập đoàn hàng không Trung Quốc (AVIC), công ty mẹ của Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương, nhà sản xuất chiến đấu cơ mới, FC-31 "sẽ chấm dứt sự độc quyền của một số quốc gia với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5".
FC- 31 dự kiến được bán với giá 70 triệu USD, nhắm tới thị trường từng thuộc về các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 đắt tiền hơn như Eurofighter Typhoon.
Chuyên gia hàng không Wu Peixin đánh giá chiếc FC-31 này "có khả năng tàng hình tốt hơn, thiết bị điện tử được cải tiến và có tải trọng lớn hơn" so với phiên bản trước đưa ra hồi 2012. Chiến đấu cơ mới được thay đổi ở khung máy bay, cánh và đuôi, giúp nó trở nên gọn nhẹ hơn và linh hoạt hơn.
Chiếc máy bay hai động cơ FC-31 được coi là sự đáp trả của Trung Quốc với tiêm kích tàng hình tối tân F-35 của Mỹ.
Khánh Lynh
Theo VNE
Đức yêu cầu Mỹ cung cấp dữ liệu mật về siêu tiêm kích F-35 Không quân Đức yêu cầu Mỹ chia sẻ nhiều thông tin mật về dự án F-35 nhằm phục vụ quá trình biên chế từ năm 2025. Không quân Đức vừa gửi văn bản yêu cầu tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ cung cấp nhiều dữ liệu mật về tiêm kích tàng hình F-35 phục vụ quá trình thay thế các phi đội tiêm...